Thực trạng thu hồi đất, bồi thƣờng, GPMB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến việc làm và thu nhập của người dân khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyệ (Trang 39)

1.6.1. Tình hình chung về công tác bồi thƣờng GPMB trên đi ̣a bàn tỉnh.

Vĩnh Phúc là tỉnh được tái thành lập từ năm 1997, qua thời gian hệ thống cơ chế chính sách về thu hút đầu tư của Tỉnh ngày càng hoàn thiện, mặc dù có những thời điểm thu hút các dự án đầu tư gặp nhiều khó khăn, nhưng đánh giá chung cả giai đoạn 1997-2012, công tác thu hút đầu tư của Tỉnh đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tính đến hết năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 618 dự án đầu tư còn hiệu lực, gồm 500 dự

án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 26.478,8 tỷ đồng và 118 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 2.333,59 triệu USD; tỷ lệ lấp đầy tính trên diện tích đất công nghiệp đã thu hồi và giao đất xây dựng hạ tầng các Khu Công nghiệp (KCN) là 66,4%. Đồng thời, Tỉnh đã thu hút được 173,5 triệu USD; 223,76 tỷ đồng nguồn vốn ODA và 6,98 triệu USD nguồn vốn NGO, chiếm khoảng 7% tổng vốn đầu tư phát triển của Vĩnh Phúc, góp phần quan trọng bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển của Tỉnh. Một trong những điều kiện quan trọng để thu hút các nhà đầu tư đó là phải có quỹ đất sạch. Để đáp ứng yêu cầu này, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn việc thu hồi, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Luật đất đai năm 1993 và Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Quyết định số 2308/1998/ QĐ-UB quy định cụ thể một số điểm về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng,

an ninh, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Luật Đất đai ra đời năm 2003 là căn cứ có tính quyết để Nhà nước và Chính Phủ

ban hành cơ chế chính sách về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Sau khi luật Đất đai ra đời hàng loạt các văn bản dưới luật đã được Chính phủ ban hành nhằm hướng dẫn cũng như cụ thể hóa các quy định của luật Đất đai như Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của chính phủ ―Về thi hành luật Đất đai‖, Nghị đinh 188/200 ngày 16/11/2004 của chính phủ ―về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất‖, Nghị định 197/2004/ NĐ – CP ngày 3/12/2004 của chính phủ ―Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất‖ vv...Căn cứ vào các văn bản quy định của Trung ương về cơ chế, chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư, UBND tỉnh cũng ban hành một số quy định để chi tiết hóa các nghị định của chính phủ như quyết định số 302/QĐ – UB ngày 27/1/2005 ―Về việc ban hành cơ chế bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất‖, quyết định số 15/2006/QĐ – UBND ngày 17/2/2006 ―về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định số 302/2005/QĐ – UB ngày 27/1/2005 của UBND tỉnh‖,

quyết định số: 19/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ―Về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất‖, quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ―Về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất‖ , quyết định số: 18/2009/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ―Về việc ban hành quy định thực hiện hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất‖

Ngày 13/8/2009 Chính phủ ban hành nghị định số 69/20009/NĐ-CP ―Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư‖, Nghị định số 69/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/8/2009 được coi là chính sách, giải pháp khá toàn diện đã tháo gỡ căn bản những vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đấp ứng mong mỏi của người dân. Việc ban hành Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ đã giải quyết được nhiều tồn tại, vướng mắc trong công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phù hợp với tình hình biến động của xã hội, lợi ích của người dân khi bị thu hồi đất, đặc biệt là người dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và bị thu hồi đất ở phải di chuyển đến chỗ ở mới. Để cụ thể hóa các nội dung của nghị định 69/2009/NĐ-CP UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số: 59/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ―Về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc‖, quyết định số: 18/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2011 ―Ban hành quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc‖, quyết định số:36/2012/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2012 ―Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ban hành kèm theo Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc‖. Quá trình tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh để GPMB sử dụng cho các mục đích: xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông, các dự án và các công trình đảm bảo đúng theo quy trình của Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Vĩnh Phúc đã xác định việc bồi thường, GPMB là một khâu quan trọng đối với nhà đầu tư. Điều này tạo môi trường đầu tư ổn định, giúp các nhà đầu tư yên tâm và nhanh chóng triển khai được dự án. Vĩnh Phúc đã từng ra nghị quyết về chủ đề hành động năm 2003 là ―Giải phóng mặt bắng thu hút đầu tư‖. Từ năm 2004 trở đi tỉnh vẫn thu hút đầu tư. Hội đồng bồi thường, GPMB được thành lập do một phó chủ tịch UBND tỉnh làm chủ tịch hội đồng, người đứng đầu các sở ngành liên quan đều là thành viên hội đồng. Các chuyên viên giởi của các ngành Tài nguyên và môi trường, Tài chính – kế hoạch, Công thương... giúp hội đồng bồi thường, GPMB xây dựng các phương án đền bù đúng chế độ chính sách của Nhà nước, giải quyết vấn đề ốn định đời sống và chuyển đổi nghề cho nhân dân sau khi Nhà nước thu hồi đất, tuyên truyền quần chúng, nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bồi thường, GPMB. Hệ thống này được thiết lập từ tỉnh đến cơ sở, nơi có dự án. Cấp Ủy, Đảng, các cấp lãnh đạo chỉ đạo thường xuyên, huy động tát cả các tổ chức quần chúng hội, đoàn vào cuộc. Ngoài ra còn có một ổ giúp việc cho hội đồng bồi thường, GPMB ăn, ở tại cơ sở để bám sát dự án, nắm vững tình hình, diễn biến tư tưởng trong dân, giải thích kịp thời các vướng mắc của dân.

Các đồng chí lãnh đạo cao nhất ở địa phương như Bí thư, Chủ tịch tỉnh, huyện thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người dân ở vùng dự án. Vừa đối thoại, vừa tuyên truyền vận động nhân dân, giải thích chế độ chính sách, các hay cái lợi của việc GPMB để tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Các đồng chí lãnh đạo vừa lắng nghe ý kiến người dân, rồi xử lý thông tin, chỉ đạo, giải quyết trực tiếp những vấn đề trong khả năng, trong thẩm quyền

1.6.2. Kết quả công tác bồi thƣờng GPMB của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoa ̣n 2007-2012

Tính từ năm 2007 đến hết năm 2012 UBND tỉnh đã quyết định thu hồi 8.010,19ha đất, trong đó 6.728,14ha đất nông nghiệp cho các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế.

Vì vậy, từ năm 2007 đến năm 2012, do những chính sách đúng đắn về bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã động viên được các hộ có đất bị thu hồi để GPMB xây dựng các công trình giao thông, khu công nghiệp, khu thương mại ...góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, chuyển dịch kinh tế, thu ngân sách tỉnh tăng cao, kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện tốt hơn.

Bảng 1.1. Kết quả BT GPMB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 - 2012

STT Hạng mục Đơn

vị Kết quả Tỷ lệ % 1 Tổng số dự án đầu tƣ, trong đó: dự án 758 100,00

+ Đã có QĐ phê duyệt phương án BT dự án 697 91,95

+ Chưa có phương án bồi thường dự án 15 1,98

+ Đã chi trả tiền đền bù xong dự án 672 88,65

2 Tổng diện tích đất đƣợc giao, cho thuê,

trong đó: ha 8.010,19 100,00

+ Đã có QĐ thu hồi đất ha 7.565,37 94,44

3 Tổng số hộ phải bồi thƣơng, trong đó hộ 45.652 100,00

+ Số hộ đã nhận tiền bồi thường hộ 37.154 81,38

+ Số hộ chưa nhận tiền bồi thường hộ 8.498 18,62

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo sở TN và MT tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2007 đến 2012)

Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy đến nay trên địa bàn tỉnh, công tác bồi thường, GPMB đạt tiến độ rất tốt, tính đến hết năm 2012 toàn tỉnh đã thực hiện bồi thường 758 dự án, trong đó 697 dự án đã có quyết định phê duyệt phương án đền bù, tương đương với 7.565,37 ha đất đã có quyết định thu hồi. Tuy nhiên hiện nay mới có

672 dự án được chi chi trả tiền đền bù xong, 7 dự án đã có quyết định phê duyệt phương án đền bù nhưng chưa tiến hành chi trả do chủ đầu tư đang gặp một số vương mắc nhất định về tài chính

Nhìn chung, công tác bồi thường GPMB tại địa phương có những thuận lợi và khó khăn nhất định như sau:

* Thuận lợi:

Các chính sách bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm đều bám sát quy định của Chính phủ và UBND tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Công tác kiểm kê lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện đúng quy định của UBND tỉnh, các bước tiến hành đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng đúng pháp luật của Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UBND tỉnh đã chú trọng giải quyết việc làm cho những người có đất bị thu hồi. Đối với những dự án đặc thù, diện tích đất thu hồi lớn, trên phạm vi rộng, chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện dự án dịch vụ để các hộ gia đình có đất bị thu hồi có điều kiện chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo việc làm ổn định cho người dân. Một số công ty có điều kiện tổ chức đào tạo nghề hoặc tiếp nhận các lao động của những hộ gia đình bị thu hồi đất vào làm việc tại công ty của mình. Về cơ bản các doanh nghiệp, chủ đầu tư và các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất đối với các hộ gia đình bị thu hồi đất có điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, có việc làm, có thu nhập, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

* Khó khăn:

Việc thực hiện các quy định về chính sách bồi thường GPMB của UBND tỉnh đã bảo đảm đúng với quy định của Luật đất đai và các quy định của Chính phủ. Tuy nhiên vẫn gặp phải một số khó khăn vướng mắc, cụ thể như sau:

- Do tỉnh Vĩnh Phúc giáp ranh với huyện Sóc Sơn và Mê Linh, Thành phố Hà Nội nên người dân thường có sự so sánh về giá bồi thường giữa hai địa phương, đặc biệt là giá bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghề khi thu hồi đất nông nghiệp;

cực việc thu hồi đất thực hiện dự án;

- Công tác quản lý đất đai những năm trước đây ở một số địa phương còn chưa chặt chẽ; công tác quản lý, theo dõi biến động đất đai trên hồ sơ địa chính còn nhiều bất cập nên khi thu hồi đất để thực hiện các dự án gặp nhiều khó khăn trong công tác thu hồi và xét duyệt nguồn gốc đất;

- Kinh nghiệm GPMB của một số tổ chức chưa nhiều, nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực bồi thường – GPMB ít kinh nghiệm, việc công khai phương án bồi thường, hỗ trợ đôi khi còn chưa được quan tâm đúng mức nên còn gây những bức xúc trong quần chúng nhân dân.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HỒI ĐẤT, BỒI THƢỜNG, GPMB TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GIAI ĐOẠN 2007-2012 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý: 2.1.1.1. Vị trí địa lý:

Bình Xuyên là một huyện có cả ba dạng địa hình là: đồng bằng, trung du và miền núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50km theo hướng Tây – Tây Bắc.

Bình Xuyên có diện tích tự nhiên là 14.847,31ha, được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 21012’57‖ đến 210 27’ 31‖ vĩ Bắc và 105036’06‖ đến 105043’26‖ kinh Đông.

Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.

Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thuộc Thủ đô Hà Nội). Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.

Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.

Với ba thị trấn trên địa bàn huyện, gồm: Hương Canh – huyện lỵ và hai thị trấn Thanh Lãng và Gia Khánh, lại nằm ở vị trí giữa hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Bình Xuyên có đặc điểm vị trí địa lý nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển dịch vụ. Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long - Nội Bài; khu công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế – chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển kinh tế và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của huyện.

trong phát triển kinh tế. Việc giao lưu đường bộ giữa vùng lân cận với khu vực phía Bắc huyện gặp khó khăn do bị dãy núi Tam Đảo chia cắt. Khu vực đồng bằng của huyện có địa hình thấp, độ chênh lệch giữa các cốt ruộng lớn lại chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo chảy qua nên khi mưa lớn xảy ra thường gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng.

2.1.1.2. Địa hình

Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: đồng bằng, trung du, miền núi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến việc làm và thu nhập của người dân khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyệ (Trang 39)