5. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Trên lĩnh vực ngoại giao
Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, đại diện cho Mỹ giải quyết các vấn đề liên quan đến ngoại giao. Tổng thống Mỹ được trao quyền tiếp đón đại sứ, tiến hành các chuyến thăm cấp cao tới các nước và tiếp xúc với các đoàn ngoại giao… Quá trình Mỹ tham chiến ở Việt Nam và cho đến khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị đóng băng hoàn toàn. Trước sự thay đổi chính sách đối ngoại của Việt Nam và xu hướng hợp tác của thế giới, chính quyền Mỹ muốn bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trong số các nước mà Mỹ hiện không có quan hệ ngoại giao như:
5
Là quy chế ưu đãi thương mại vô điều kiện mà hầu hết các nước có quan hệ thương mại với Mỹ đang được hưởng. Quy chế ưu đãi thương mại là cách gọi Quy chế tối huệ quốc MFN hay quy chế ưu đãi thuế quan chung ở Mỹ từ năm 1998.
Afghanistan, Cuba, Iran, Iraq, Libya, Bắc Triều Tiên, Việt Nam là ứng cử viên quan trọng nhất và đầy hứa hẹn để tích hợp vào hệ thống quốc tế [53]. Bill Clinton tâm sự “Chúng ta mở sang một trang sử mới với những quan hệ được bình thường hoá… bây giờ không phải là lúc khơi lại những vết thương cũ”[17, tr. 1315].
Song hành với tiến trình bình thường hoá quan hệ về kinh tế, chính quyền Clinton coi vấn đề POW/MIA là điều kiện tiên quyết. Trong Tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam của Bill Clinton, phần nói về POW/MIA chiếm 50% dung lượng đã chứng minh tầm quan trọng của vấn đề này. Một phái đoàn Hoa Kỳ đã thành lập các đội đặc biệt với nhiệm vụ xúc tiến việc tìm kiếm tài liệu ở tất cả các cơ quan chính phủ Việt Nam liên quan đến số phận của các lính Mỹ bị mất tích trong chiến tranh. Bộ Quốc phòng Việt Nam cho phép các đội tìm kiếm MIA của Mỹ thăm căn cứ quân sự bí mật của Mỹ trước đây ở Việt Nam. Giám đốc điều hànhLiên đoàn Quốc gia các gia đình tù nhân chiến tranh và quân nhân mất tích, Ann
Mills Griffiths cho biết tổ chức này không phản đối việc mở một Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Khi Lệnh cấm vận được dỡ bỏ, Mỹ và Việt Nam đã tiến hành các cuộc đàm phán để thiết lập văn phòng liên lạc tại thủ đô hai nước. Đầu năm 1995, quá trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ. Ngày 28/1/1995, Chính phủ hai nước đã ký kết Hiệp định về tài sản ngoại giao và khiếu nại tài sản tư nhân, đồng thời thoả thuận thành lập cơ quan liên lạc của mỗi bên ở thủ đô hai nước. Thỏa thuận này được Bill Clinton xem như là điều kiện kiên quyết trên con đường bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ngày 11/7/1995, trước lời đề nghị chính thức của Ngoại trưởng Mỹ, W. Christopher, Tổng thống Bill Clinton ra quyết định chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, thiết lập quan hệ ngoại giao với ta ở cấp đại sứ. Trong tuyên bố này, Tổng thống đã bày tỏ lòng biết ơn những người đã dũng cảm quên mình trong chiến tranh Việt Nam, những người đã giúp Tổng thống trong việc hoàn thành sứ mệnh thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đồng thời, Tổng thống cho rằng quan hệ hai nước sẽ khởi đầu bởi các cuộc đối thoại song phương về vấn đề POW/MIA và việc bình thường hoá ngoại giao sẽ “thúc đẩy sự nghiệp tự do” ở Việt Nam. Đây là một quyết định quan trọng đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Mỹ, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp ổn định khu vực Đông Nam Á.
Sau tuyên bố tháng 8/1995 của Tổng thống Clinton, Mỹ và Việt Nam tuyên bố nâng cấp Phòng liên lạc được thiết lập vào tháng 1/1995 của hai nước thành Đại sứ quán. Tổng
thống Bill Clinton đã quyết định lựa chọn Thượng nghị sĩ Douglas Brian Peterson6 làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam. Tháng 12/1995, Tổng thống Bill Clinton gọi điện thông báo cử ông làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam và tháng 3/1996, ông được Tổng thống chính thức đề cử nhưng lại gặp trở ngại từ phía Quốc hội. Lúc này, Peterson là Nghị sĩ đương nhiệm và theo luật Mỹ sẽ không được nhận một chức vụ trong chính quyền và hưởng mức lương cao hơn mức lương hiện có của dân biểu. Do đó, những thế lực chống đối đã dựa vào lý do này để trì hoãn việc cử ông Peterson làm đại sứ trước Quốc hội và đặc biệt sử dụng nó để gây trở ngại cho việc tái cử của Bill Clinton. Quốc hội và dư luận Mỹ đã gây sức ép buộc Tổng thống và Peterson ra điều trần tại Uỷ ban đối ngoại Thượng viện vào ngày 13/2/1997. Tại cuộc điều trần này, ông C.Tomat - Chủ tịch Tiểu ban các vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương ủng hộ Peterson làm Đại sứ ở Việt Nam. Peterson tâm sự “Tôi thật sự hiểu rằng, mối quan hệ Mỹ với Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt. Những vết thương tâm lý của đất nước do cuộc xung đột trước đây vẫn còn nhưng đang trong quá trình hàn gắn. Tôi hy vọng nếu được thông qua và được sang làm việc tại Việt Nam… tôi có thể đóng góp một vai trò quan trọng và xây dựng giúp đất nước chúng ta hàn gắn thêm nữa vết thương này” [9, tr. 141]. Sau nhiều cuộc tranh luận phức tạp trong nội bộ và được sự phê chuẩn của Thượng viện, ngày 10/4/1997, Peterson chính thức được bổ nhiệm làm Đại sứ ở Việt Nam. Ngày 14/7/1997, tại Phủ Chủ tịch, Douglas Peterson, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Mỹ trình ủy nhiệm thư lên Phó chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Bình.
Có thể nói việc lựa chọn Douglas Peterson làm đại sứ Mỹ taị Việt Nam là một quyết định khó khăn của Tổng thống Bill Clinton. Chấp nhận Peterson làm Đại sứ tại Việt Nam chứng tỏ chính quyền Mỹ không nhìn lại quá khứ và cùng Việt Nam hướng tới xây dựng tương lai trong xu thế hội nhập. Theo tờ Bưu điện của Thái Lan, Mỹ cử Đại sứ đến Việt Nam “không chỉ đơn thuần phục vụ quan hệ ngoại giao và bảo vệ lợi ích của Mỹ tại Việt Nam mà còn nhằm tới các mục tiêu lâu dài và sâu rộng hơn nữa trong khu vực”[9, tr. 143]. Mặt khác,
6
Peterson từng là phi công của Mỹ và trải qua hơn 6 năm trong nhà tù Hoả Lò (1966 - 1973). Sau chiến tranh Việt Nam, ông trở về Mỹ và cố quên đi hình ảnh chiến tranh. Năm 1990, ông quyết định tranh cử vào Hạ viện Mỹ và làm việc tại đó 3 nhiệm kì từ 1990 – 1996. Năm 1994, khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và biết tin chính phủ đang tìm ứng cử viên cho đại sứ Mỹ tại Việt Nam, nhiều đồng nghiệp đã đề nghị ông ghi tên vào danh sách này. Ông lo ngại rằng giới lãnh đạo và nhân dân Việt Nam sẽ xem ông là cựu binh nhiều hơn là một đại sứ và điều này có thể tạo ra nhiều sự hiểu lầm đáng tiếc và làm giảm hiệu quả công việc. Sau khi được Tổng thống và các Nghị sĩ thuyết phục, ông đã nhìn nhận theo hướng tích cực và chấp nhận vị trí này và cho rằng đây là “cơ hội lớn trong cuộc đời, tôi sẽ nỗ lực hết mình cho việc hàn gắn vết thương chiến tranh giữa hai nước.
theo Washington Post “sự có mặt của một Đại sứ Mỹ tại Việt Nam là một đảm bảo khác để thu hút đầu tư”[13, tr. 143].
Ngày 17/11/2000, Tổng thống Bill Clinton cùng với vợ và con gái, Hillary và Chesea Clinton chính thức sang thăm Việt Nam. Mục đích của chuyến thăm này nhằm tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam – Mỹ, tiếp tục đẩy mạnh các quan hệ hữu nghị hợp tác, nhất là các quan hệ kinh tế, thưong mại. Tổng thống đã gặp và trao đổi với các nhà lãnh đạo Việt Nam về Hiệp định thương mại song phương, đưa Việt Nam hội nhập và kinh tế quốc tế, những cơ hội và thách thức đối với kinh tế hai nước. Chuyến viếng thăm của Tổng thống khẳng định hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực ngoại giao. Mặt khác, chính quyền Clinton sẽ cung cấp tài liệu giúp xác định vị trí ước tính 300.000 binh sĩ Việt Nam vẫn còn mất tích trong chiến tranh Việt Nam [22, p. 7]. Bên cạnh đó, Tổng thống đã có buổi nói chuyện với sinh viên Việt Nam, tham gia những buổi nói chuyện về vấn đề phòng chống HIV/AIDS và dự buổi lễ tìm kiếm hài cốt người Mỹ mất tích tại Việt Nam.
Sự kiện tháng 11/2000 trở thành mốc quan trọng đánh dấu quan hệ chính trị Việt – Mỹ đã bình thường hóa. Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam kể từ khi chấm dứt cuộc chiến tranh 25 năm trước. Chuyến viếng thăm của Clinton là sự kiện quan trọng phù hợp với ý chí và lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam – Hoa Kì trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, không ngừng phát triển vì lợi ích của nhân dân mỗi nước.
2.4. Tiểu kết
Trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại với Việt Nam, Tổng thống Bill Clinton đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc ra quyết định dỡ bỏ Lệnh cấm vận, miễn trừ Tu chính án, thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với Việt Nam và ra thông cáo về vịêc ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ. Những quyết định trên của Tổng thống dựa trên sự cam kết giải quyết các vấn đề POW/MIA, sự cân nhắc kĩ lưỡng khi tiếp cận giữa các luồng thông tin và ý kiến trái chiều từ phía dư luận Mỹ, sự phản bác từ một số thành viên trong Quốc hội và luôn đảm bảo lợi ích quốc gia Mỹ. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp cao của Tổng thống Bill Clinton đã trở thành biểu tượng đẹp, đại diện cho sự thiện chí của Mỹ trong việc khép lại quá khứ và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Thực hiện chuyến thăm cấp cao đồng thời gửi bản dự thảo luật Thương mại Việt – Mỹ đến Quốc hội Việt Nam là điểm hoàn tất công việc mà Tổng tống Bill Clinton đã làm được
trong nhiệm kì của mình đối với Việt Nam và cũng là điểm mở đầu cho mối quan hệ mới giữa hai nước.
Mặt khác, những quyết định trên của Tổng thống cùng với những nỗ lực của Việt Nam đã khẳng định tính chất đúng đắn trong chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta; đẩy mạnh quan hệ ngoại giao và kinh tế hai nước Tổng thống Bill Clinton trong lời Tuyên bố về Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã nói rằng “với sự ủng hộ của các đại biểu Quốc hội … tôi đã bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam để đáp lại sự hợp tác của Việt Nam trong vấn đề POW/MIA. Sau đó một năm tôi đã bình thường hoá các quan hệ ngoại giao giữa hai nước để thúc đẩy mục tiêu này. Với tiến bộ tiếp tục đạt được năm 1996, tôi đã bổ nhiệm cựu Nghị sĩ Peterson - vốn cũng là một tù binh làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam….”[50, tr. 3-4].
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ VAI TRÒ CỦA TỔNG THỐNG BILL CLINTON TRONG VIỆC HOẠCH ĐỊNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐỐI VỚI VIỆT NAM
3.1 Mức độ thực thi quyền lực của Tổng thống Bill Clinton
Khi nhắc đến quyền hạn của Tổng thống, John F. Kennedy cho rằng “tôi tin rằng Tổng thống cần sử dụng bất cứ quyền hạn cần thiết nào để hoàn thành sứ mệnh của mình trừ
phi quyền hạn này bị Hiến pháp ngăn cấm rõ ràng”[32, tr. 41]. Trong hai nhiệm kì, Tổng thống Bill Clinton đã có vai trò lớn trong việc hoạch định chính sách đối với Việt Nam. Để triển khai các chính sách đó, Tổng thống gặp khá nhiều khó khăn trước sức ép của dư luận quốc tế, dư luận và Quốc hội Mĩ cũng như từ phía Việt Nam. Vậy, mức độ thực thi quyền lực của Tổng thống Bill Clinton đối với Việt Nam như thế nào?
Một là, những quyết định và hành động của Tổng thống Bill Clinton là hợp hiến. Theo
quy định của Hiến pháp Mỹ, Tổng thống là người được bổ nhiệm các đại sứ, có quyền ký kết các điều ước quốc tế. Với tư cách là người đứng đầu nhánh quyền Hành pháp, là Nguyên thủ quốc gia đại diện cho Hoa Kì, Tổng thống Bill Clinton đã thực hiện chuyến thăm cấp cao ở Việt Nam để thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa hai nước.
Mặt khác, trên cơ sở Điều 2 của đạo luật cơ bản, Tổng thống đã vận dụng triệt để quyền hạn của mình để thiết lập mối quan hệ ngoại giao và mở rộng quan hệ kinh tế song phương với Việt Nam. Năm 1994, khi thiết lập quan hệ bình thường về ngoại giao, Tổng thống đã bổ nhiệm Peterson làm Đại sứ Mỹ ở Việt Nam với sự phê chuẩn của 2/3 thành viên trong Thượng viện Mỹ. Đồng thời, Tổng thống Bill Clinton đệ trình lên Quốc hội quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận. Ngày 27/1/1994, quyết định bãi bỏ Lệnh cấm vận được thông qua bằng việc bỏ phiếu tại Thượng viện và được ký kết thông qua đạo luật PL103-236 vào ngày 30/4/1994 [58, p. 7]. Sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận, để tạo cơ hội cho Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan như với các nước khác, Tổng thống đã ra quyết định tạm miễn áp dụng Tu chính án Jackson – Vanick với Việt Nam. Quyết định này của Tổng thống dựa trên ý kiến của Quốc hội. Ngày 18/12/1997, Cố vấn an ninh quốc gia, Sandy Berger bày tỏ ý kiến của Quốc hội với Tổng thống Bill Clinton về việc sẽ gia hạn Tu chính án Jackson – Vanick cho phép OPIC và Eximbank vào Việt Nam để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Mỹ tại nước sở tại. Ngày 11/3/1998, Tổng thống Bill Clinton được tuyên bố gia hạn và cấp một thỏa thuận chính thức với OPIC vào tám ngày sau đó [58, p. 5]. Tuy nhiên, việc gia hạn Tu chính án Jackson – Vanick và chưa cho Việt Nam hưởng MFN ngay chứng tỏ chính quyền Clinton cũng đang đắn đo, chờ sự thay đổi từ phía Việt Nam, đặc biệt là tiến bộ về MIA và sự tiến triển về kinh tế. Bên cạnh đó, Tổng thống đã thông báo cho cả thế giới khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký tắt giữa đại diện của chính phủ hai nước.
Hai là, trong quá trình ban hành các quyết định, Tổng thống đã đưa ra các cơ sở để
vận, tiến hành các vòng đàm phán thương mại, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam đều dựa trên tiêu chí lộ trình giải quyết vấn đề POW/MIA. Ông Benjamin A. Gilman - Chủ tịch Uỷ ban các vấn đề quốc tế đã tìm mọi cách để ngăn chặn các mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam cho đến khi Tổng thống Bill Clinton có thể xác nhận trước Quốc hội rằng Hà Nội đã đưa được thông tin về 2.205 người Mỹ bị coi là mất tích [60]. Cựu binh Mỹ, Bob Kakuk khẳng định “sẽ không đồng ý bình thường hóa với Việt Nam, trừ khi mỗi một trong những tù binh chiến tranh của chúng tôi được đưa trở lại hoặc chúng tôi có thông tin về họ và đã nhận được trả lời mọi câu hỏi về họ” [61]. Những cựu binh Mỹ, những gia đình có người nhà bị mất tích trong chiến tranh Việt Nam đã lên tiếng phản đối, chỉ trích những quyết định của Tổng thống Bill Clinton.
Mặt khác, bản thân Clinton có một khó khăn cá nhân “rất tế nhị” là “trốn quân dịch”
trong chiến tranh Việt Nam. Các thế lực phản đối Bill Clinton đã lợi dụng nhân tố này và biến nó thành cái cớ để chỉ trích những quyết định của Tổng thống. Trong cuốn hồi ký “Đời tôi”, Tổng thống Bill Clinton đã bày tỏ “tôi thực sự bị giằng xé... Trong tháng 9/1969, tôi muốn được đưa lại vào danh sách quân dịch nhưng Tổng thống Nixon đã ra lệnh thay đổi