Một số nhân tố ảnh hưởng tới vai trò của Tổng thống trong lĩnh vực đối ngoại

Một phần của tài liệu Vai trò của Tổng thống Bill Clinton trong việc hoạch định chính sách đối ngoại với Việt Nam (Trang 34)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng tới vai trò của Tổng thống trong lĩnh vực đối ngoại

Khi bàn về việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ người ta thường nhớ đến Tổng thống như là một “kiến trúc sư trưởng”. Để trở thành một “kiến trúc sư trưởng” trong việc hoạch định được một đường lối đối ngoại phù hợp và triển khai được trên thực tế, Tổng thống cần phải có sự hỗ trợ của rất nhiều cơ quan, nhân viên và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố như: cá nhân Tổng thống, Quốc hội Mỹ và lợi ích quốc gia.

2.2.1. Cá nhân Tổng thống

Nhân tố cá nhân là nhân tố chủ quan quyết định trực tiếp tới vai trò của Tổng thống trong lĩnh vực đối ngoại. Trong những nhân tố cá nhân như cá tính, kinh nghiệm, năng lực, tầm nhìn …, yếu tố đóng vai trò chính, quan trọng nhất là ý chí hành động và khả năng tập hợp lực lượng. Tổng thống được Hiến pháp trao cho quyền lực về đối ngoại, quyền được cung cấp thông tin nhanh chóng bởi các cơ quan giúp việc nhưng để một chính sách đối ngoại hình thành và được thực hiện trên thực tế phụ thuộc vào ý chí của Tổng thống. Khi có nhãn quan chính trị, có tầm nhìn chiến lược, Tổng thống sẽ tạo ra được một đội ngũ trí thức

đầy tiềm năng làm chức năng cố vấn, giúp Tổng thống hoạch định chính sách đối ngoại sát với thực tiễn.

Bên cạnh đó, vấn đề đời tư của Tổng thống có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định chính sách đối ngoại. Những vấn đề đó sẽ là cơ sở để cho các thế lực chống đối dựa vào để phản đối chính sách đối ngoại hoặc gây khó khăn cho quá trình ra quyết định, đặc biệt là vấn đề đời tư của Tổng thống Bill Clinton.

Một phần của tài liệu Vai trò của Tổng thống Bill Clinton trong việc hoạch định chính sách đối ngoại với Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)