Giới thiệu chung về MicroStation

Một phần của tài liệu Microstation và ứng dụng trong công tác biên tập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5000 (Trang 29)

L ỜI NÓI ĐẦU

1 Khái niệm chung về bản đồ địa hình

2.2.1 Giới thiệu chung về MicroStation

MicroStation là một phần mềm phát triển từ CAD với mục đích trợ giúp việc thành lập các bản đồ hoặc bản vẽ kỹ thuật. Ưu điểm cơ bản của MicroStation so với CAD là cho phép lưu các bản đồ và bản vẽ thiết kế theo nhiều hệ thống tọa độ khác nhau. Ngoài ra MicroStation có giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ và nhiều chức năng khác rất tiện lợi cho người sử dụng.

1. Khi động và thoát khi MicroStation

Khởi động MicroStation: Kích hoạt biểu tượng của MicroStation trên màn hình Program Manager. Cửa sổ MicroStation Manager xuất hiện, chọn tên file cần mở (hoặc tên file mới), sau đó chọn Ok.

Thoát khỏi MicroStation: Chọn menu file, sau đó chọn exit. Hoặc cũng có thể gõ vào từ exit trên cửa sổ lệnh của MicroStation.

2. Giao din trong MicroStation

MicroStation cho phép giao diện với người dung thông qua cửa sổ lệnh Command Window, các cửa sổ quan sát, các menu, các hộp hội thoại và bảng công cụ.

Cửa sổ lệnh Command Window: hiển thị cho ta tên file mà ta đang mở, ngoài ra trên cửa sổ lệnh còn có sáu trường với nội dung sau:

- Status: Hiển thị các thông báo về yếu tố chọn.

- Message: Hiển thị các thuộc tính hiện thời của yếu tố. - Command: Hiển thị tên của lệnh đang được thực hiện. - Frompt: Hiển thị thao tác tiếp theo cần thực hiện.

- Input: Thường dùng để gỡ lệnh hoặc vào tham số cho lệnh từ bàn phím.

- Error: Hiển thị các thông báo lỗi. Input Field Command Field Status Field Error Field Fromp Message Field

Mỗi một công cụ nào đó trong MicroStation thường có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp: Từ biểu tượng của của công cụ, từ menu, từ cửa sổ lệnh…tùy thuộc sự lựa chọn của người sử dụng. Nhưng dù sử dụng phương pháp nào thì thông tin về lệnh vừa thực hiện cũng được thể hiện trên cửa sổ lệnh Command Window. Các lệnh trong MicroStation nói chung thường gồm hai bước: Bước thứ nhất nhằm xác định yếu tố cần thao tác, bước thứ hai để khẳng định (hoặc hủy bỏ) lệnh cần thực hiện. Nếu bước thứ hai ta hủy bỏ lệnh thì lệnh đó sẽ không gây ra tác vụ gì. Việc quan sát cửa sổ lệnh thường xuyên trong quá trình thực hiện các lệnh sẽ giúp ta thao tác nhanh chóng và không mắc phải sai sót.

* Menu chính của MicroStation được đặt trên cửa sổ lệnh. Từ menu chính có thể mở ra nhiều menu dọc trong đó chứa rất nhiều chức năng của MicroStation. Ngoài ra còn có nhiều menu được đặt ở các cửa sổ hội thoại xuất hiện khi ta thực hiện một chức năng nào đó của MicroStation.

* Cửa sổ quan sát View: Là nơi để ta quan sát và thực hiện các thao tác đồ họa cần thiết. Có thể mở cùng một lúc tối đa 8 cửa sổ View. Có thể di chuyển vị trí hoặc thay đổi kích thước của các cửa sổ View như đối với các cửa sổ Window thông thường.

* Bảng công cụ: Là tập hợp của các chức năng ta thường sử dụng trong quá trình thành lập bản đồ, bản vẽ. Bảng công cụ chính thường được tự động mở khi ta khởi động MicroStation. Trong trường hợp bảng công cụ chính không xuất hiện trên màn hình thì có thể nở lại nó.

* Các thao tác điều khiển màn hình: Công cụ dùng để phóng to, thu nhỏ hoặc dịch chuyển màn hình được bố trí ở góc dưới bên trái của mỗi cửa sổ (Window).

- Update: Vẽ lại nội dung của cửa sổ màn hình đó. - Zoom in: Phóng to nội dung.

- Zoom out: Thu nhỏ nội dung.

- Window ares: Phóng to nội dung trên một vùng. - Fit View: Thu toàn bộ bản vẽ vào trong màn hình. - Pan: Dịch chuyển nội dung theo một hướng nhất định. - View previous: Quay lại chế độ màn hình lúc trước.

- View next: Quay lại màn hình lúc trước khi sử dụng lệnh View previous.

* Bàn chuột chuẩn sử dụng trong MicroStation là bàn chuột 3 phím với các chức năng:

- Phím bên trái là phím Data dùng để xác nhận một lệnh hay một yếu tố nào đó.

- Phím bên phải là phím Reset dùng để hủy sự xác nhận một lệnh hay một yếu tố nào đó.

- Phím giữa là phím Tentative dùng để đặt chuột vào đúng vị trí nào đó.

Nếu bàn chuột đang sử dụng là bàn chuột hai phím thì phím Data và phím Reset giữ nguyên vị trí như trên còn phím Tentative được sử dụng bằng cách ấn đồng thời hai phím Data và Reset.

Với bộ công cụ làm việc đầy đủ và mạnh, giao diện lại rất thuận tiện cho người sử dụng, MicroStation có ứng dụng rất lớn trong trắc địa bản đồ. Song nếu chỉ có MicroStation đứng độc lập thì khả năng ứng dụng của nó bị hạn chế rất nhiều. Chính vì thế MicroStation luôn được sử dụng để làm nền cho các phần mềm khác như IrasC (sử dụng để nắn ảnh, làm sạch ảnh và một số ứng dụng khác), Geovec ( chuyên để vector hóa bán tự động), MSFC (sử dụng để quản lý các lớp thông tin trên bản đồ bằng cách thiết lập các Feature)…Tạo nên một bộ công cụ linh hoạt phục vụ tốt cho việc số hóa và biên tập bản đồ.

2.2.2 Các Menu

Trong MicroStation các menu chính được đặt trên các cửa sổ lệnh. Từ menu chính có thể mở thêm nhiều menu dọc trong đó có chứa rất nhiều chức năng của MicroStation. Mỗi một menu dọc có một chức năng riêng, phần này cung cấp một số khái niệm và chức năng của các menu chính và menu dọc.

1. File menu

File menu gồm những mục cho sự tạo, mở, đóng file thiết kế và những thư viện cell, làm việc với những file tham khảo (reference file), nhập và xuất file, in và kết thúc một chương trình MicroStation.

1. New: Mở hộp hội thoại tạo mới một file thiết kế(Create Design file), sử dụng để tạo và mở file như file thiết kế đang hoạt động.

2. Open: Mở hộp hội thoại mở file (Open Design File) sử dụng để mở một file thiết kế đã tồn tại hoặc một file khác trong danh sách như hoạt động file đó.

3. Close: Đóng file thiết kế đang hoạt động và mở hộp hội thoại quản lý file của MicroStation (MicroStation Manager).

4. Save As: Mở hộp hội thoại ghi file sang tên khác (Save design as). Sử dụng để ghi file được chép sang tên khác như trong thư mục khác hoặc sang kiểu dữ liệu khác, nếu tên khác được chọn thì file đó được thành file hoạt động.

5. Compress Design: Nén file thiết đang hoạt động bỏ toàn bộ các yếu tố đã được xóa.

6. Save settings: Ghi lại các giá trị được đặt trong file thiết kế đang hoạt động. Lựa chọn này chỉ cho phép nếu (save setting on exit) được ưu tiên là off, lựa chọn này cũng cho phép ta ghi giá trị đặt tại ý định, nó không tự động ghi lại khi rời khỏi file đang thiết kế. Ghi lại các giá trị được đặt bao gồm giá trị điều khiển hộp hội thoại và cấu hình của cửa xem (View..).

7. sReference: Mở hộp hội thoại Referenss Files settings sử dụng để hiệu chỉnh giữa các file liên quan và chọn công cụ của nó.

2. Edit menu

Edit menu gồm những mục cho sự hủy và làm lại những sự thay đổi tới file thiết kế hoặc một file text. Nó cũng có những mục cho sự cắt và dán text, định nghĩa và ngừng những nhóm, khóa và không khóa những đối tượng.

1. - Undo: Undo là hủy bỏ thao tác vẽ trước đó. Công cụ này được sử dụng để khôi phục lại một thao tác sai.

- Undo other > to mark: hủy bỏ thao tác vẽ được thực hiện trước khi đánh dấu là một tập hợp.

- Undo other > all: hủy bỏ tất cả các thao tác bản vẽ ghi bên trong hủy bộ đệm.

2. Redo: Hủy bỏ thao tác vừa undo.

3. Set mark: Đặt một sự đánh dấu bên trong hủy bộ đệm, sau kế tiếp vẽ thao tác có thể phủ nhận.

4. Cut: Chuyển hoặc cắt những đối tượng được lựa chọn và đặt chúng vào bộ nhớ từ đó gián kế tiếp.

5. Copy: Sao chép một đối tượng được lựa chọn tới bộ nhớ từ sự kế gián tiếp.

6. Paste: Sao chép nội dung từ bộ nhớ tới nơi thiết kế.

7. Paste Special: Áp dụng cho một khuôn dạng màn hình đặc biệt tới nội dung của clipboard.

8. Show clipboard/ Hide Clipboard: Trình diễn nội dung bộ nhớ hoặc đóng cửa sổ bộ nhớ hiện ra.

9. Group: Củng cố phần tử được chọn vào trong một nhóm cho sự thao tác như một thực thể đơn.

10. Ungroup: Không liên kết những nhóm đối tượng được chọn nữa. 11. Lock: Khóa những đối tượng được lựa chọn.

12. Unlock: Tháo những đối tượng được khóa.

13. Find/Replace Text (SE): Tìm chữ trong đối tượng chữ và thay thế nó bằng chữ khác .

14. Select

- Select all: Lựa chọn tất cả các đối tượng trong file thiết kế.

- Select none: Hủy bỏ việc lựa chọn tất cả các đối tượng trong file thiết kế.

- Select by Attribute: Lựa chọn hoặc định vị những đối tượng dựa vào thuộc tính của đối tượng (kiểu, lớp, ký hiệu).

15. Links: Liên kết và bảo trì những mối liên kết DDE.

16. - Edit > Insert Object: Mở một ứng dụng từ đó đặt những đối tượng vào trong file thiết kế hiện hành.

- Edit > Object Links: Cập nhật, bẻ gẫy hoặc thay đổi nguồn của một liên kết.

- Edit > Outline OLE Objects (SE): lin kết những điểm sáng và gắn vào đối tượng.

- Edit >Objeck > SE: Mở, soạn thảo, lựa chọn liên kết hoặc gắn vào đối tượng.

3. Element Menu

Menu Element gồm chững mục cho phép điều khiển những thuộc tính, những phần tử được đặt trong thiết kế:

1. Attribute: Mở hộp hội thoại Element Attibute sử dụng để điều khiển những thuộc tính của đối tượng đặt trong thiết kế (lớp, kiểu đường, màu, độ rộng…).

2. B-spline: Mở hộp thoại b-spline setting, được sử dụng để điều khiển thuộc tính B-spline đặc biệt của B-spline đặt trong thiết kế.

3. Cell: Mở hộp thư viện cell (cell library) sử dụng để tạo, duyệt và kích hoạt cell.

4. Dimensions: Mở hộp thoại Dimension Settings, từ đó có thể đặt các đặc tính sử dụng trong việc đo kích thước.

5. Multi-lines: Mở hộp thoại Multi-line để điều khiển hoặc định nghĩa các đối tượng multi-line được đặt trong thiết kế.

6. - Tags > Define: Mở hộp thoại Tag Sets sử dụng để tạo, soạn thảo, chuyển rời những Tag đã được định nghĩa.

- Tags > Generate Templates: Phát sinh bảng báo cáo mẫu file của Tag.

- Tags > Generate Reports: Phát sinh một bảng báo cáo gán Tag từ phần tử và những thuộc tính của phần tử đồ họa.

7. Text: Mở hộp thoại Text sử dụng để đặt font chữ, chiều cao, độ rộng của chữ và điều khiển thuộc tính Text-specific của chữ được đặt trong thiết kế.

8. Information: Sử dụng để xem hoặc thay đổi những thông tin thuộc tính của một đối tượng và dữ liệu tổng quan liên quan đến phần tử đó.

4. Setting menu

Setting menu gồm những mục cho sự xem lại và thay đổi những sự thiết đặt đặc biệt của non-element.

1. Manage: Xuất hiện bảng select Settings (styles.stg) sử dụng để lựa chọn nhóm đối tượng và liên hệ với các thanh công cụ nếu có hoặc có thể sử dụng để định nghĩa, sửa chữa, xóa nhóm đối tượng.

2. AccuDraw: Sắp xếp hợp lý hóa quá trình bản vẽ.

3. Color Table: Xuất hiện bảng màu (color Table), sử dụng để duyệt và sửa đổi một “sao chép” của bảng màu hiện thời. bảng màu mà hiện thời được gắn với file thiết kế hoặc nếu không là gắn liền với bảng màu mặc định (bên trong).

4. Database > Dialog: Quản lý cơ sở dữ liệu của những nhóm liên quan đến sự liên kết.Database > Connext: Mở hộp thoại Connext to Database sử dụng để nối tới kho dữ liệu từ bên trong MicroStation.

- Database > Disconext: Sử dụng để tách rời từ kho dữ liệu bên trong MicroStation.

- Database > Set up: Sử dụng để tạo, xem lại và sửa chữa MSCATALOG và cũng được sử dụng để tạo và thảo bảng trong kho dữ liệu được nối.

- Dessign File: Mở ra hộp thoại Dessign File Setting sử dụng để thay đổi, sửa chữa file thiết kế.

6. Level > Manage: Mở hộp thoại Level Manage sử dụng để điều khiển các đối tượng bằng lớp từ file dữ liệu hiện hành và gán file tham khảo. Trong hộp thoại này ta có thể:

- Đặt lớp hiện hành.

- Sửa đổi lớp ký hiệu từ file dữ liệu hiện hành hoặc gán file tham khảo.

- Làm hữu hiệu hoặc vô hiệu hóa sự trình diễn của lớp ký hiệu. - Gán tên cho lớp và định nghĩa một cấu truc lớp.

- Level > Display: Mở hộp thoại View Level gồm 63 lớp được sử dụng để điều khiển sự trình diễn của các đối tượng bằng lớp hoặc đặt lớp hiện hành.

- Level > Symbology: Sử dụng để thay đổi ký hiệu.

- Level > Names: Sử dụng để gán tên cho lớp và định nghĩa một cấu trúc lớp.

- Level > Usage: Xem lại cách dùng của lớp và kiểu đối tượng trong file thiết kế hiện hành.

7. - Locks > Full: Đặt khóa và lựa chọn kiểu Fence.

- Lock > Toggles: mở hộp thoại Locks T…, sử dụng để bật hoặc tắt locks.

8. - Camera > On: Bật Camera từ một cửa sổ view. - Camera > Off: Tắt Camera từ một cửa sổ view.

- Camera > Setup: Đặt đích và vị trí cho một camera từ cửa sổ view và bật camera cho cửa sổ view đó.

- Camera > Move Camera: Di chuyển đích của camera từ tụ tiêu của camera tại một đối tượng và di chuyển xung quanh từ cửa sổ view khác Đang tồn tại của đối tượng.

- Camera > Move Target: Di chuyển camera mà không di chuyển đích của camera- tương tự tới chỗ đứng trong một vị trí và đánh dấu camera tại những mục tiêu khác.

- Camera > Lens: Đặt góc và tiêu cự của thấu kính từ cửa sổ view. 9. - Rendering > General: Mở hộp thoại Rendering setting, được sử dụng để điều chỉnh trả lại những sự thiết đặt.

- Rendering > View attributes: Đặt thuộc tính cho ảnh tạo ra.

- Rendering > Source Lighting: điều khiển sự sắp xếp đặt và cấu hình của những cell nguồn.

- Rendering > assign Materials: Gán số liệu cho những phần tử trên một level với một màu nhất định.

- Rendering > Define Materials: Tạo hoặc thay đổi số liệu từ Tool box. 10. - Snaps > Button Bar: Xuất hiện thanh Snap Mode gồm những biểu tượng được sử dụng để bắt điểm (Snap to Element) nhằm làm tăng độ chính xác cho qúa trình số hóa trong trường hợp muốn bắt diểm Data vào đúng vị trí cần chọn.

- Snaps > Nearest: Con trỏ sẽ bắt vào điểm gần nhất trên element. - Snaps > Eypoint: Con trỏ sẽ bắt vào điểm nút gần nhất element. - Snaps > Midpoint: Con trỏ sẽ bắt vào điểm giữa của element. - Snaps > Center: Con trỏ sẽ bắt vào tâm điểm của đối tượng.

- Snaps > Origin: Con trỏ sẽ bắt vào điểm gốc của cell.

- Snaps > Intersection: Con trỏ sẽ bắt vào điểm cắt nhau giữa hai đường giao nhau.

- Snaps > Tangent: Ép một phần tử tiếp xúc với một phần tử khác - Snaps > Tangent From: Ép một phần tử tiếp xúc với một phần tử khác với điểm cố định tiếp giáp.

- Snaps > Perpendicular: ép một phần tử tiến thẳng tới một phần tử khác.

- Snaps > Perpendicular From: Ép một phần tử sao cho đường line mà bạn đang đặt thẳng góc tới phần tử ở tại điểm thử.

- Snaps > Parallel: Ép một phần tử song song tới một phần tử hiện hữu.

- Snaps > Through Point Ép một phần tử chuyển xuyên qua một điểm đặc biệt về mặt thẳng thiết kế.

- Snaps > Point On: Ép một đối tượng để bắt đầu hoặc kết thúc trên một phần tử trong file thiết kế.

Một phần của tài liệu Microstation và ứng dụng trong công tác biên tập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5000 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)