L ỜI NÓI ĐẦU
1 Khái niệm chung về bản đồ địa hình
3.4.1 Đặc điểm tình hình khu vực thực nghiệm
1. phạm vi địa lý
Mỏ than khánh hòa – Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn có tọa độ địa lý Từ 21o 35’ đến 21o 39’ vĩ độ Bắc
Từ 105o 45’ đến 105o 50’ kinh độ Đông Diện tích đo vẽ 22,75 km2 /2 mảnh.
2. Đặc điểm chung
- Khu vực thi công là vùng đồi thấp. Thực phủ chủ yếu là cây lúa, hoa màu và các loại cây ăn quả.
- Dân cư tập trung ven các đường quốc lộ. Chủ yếu cư dân sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp.
- Hệ thống giao thông đường bộ bao gồm các quốc lộ, các tuyến giao thông liên huyện, liên xã.
3. Tình hìnhtư liệu
a, Tư liệu trắc địa
Khu đo có mạng lưới khống chế mặt bằng và độ cao nhà nước hạng I, II, III trong hệ VN-2000 tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên rất nhiều điểm đã bị thất lạc hoặc bị phá hủy.
Điểm tọa độ nhà nước: TT Hê tọa độ VN2000 Tọa độ Ghi ghú Tên và ký hiệu điểm Kinh tuyến TW X Y Độ cao điểm tọa độ nhà nước 1 92491 105o 2391088.044 578179.501 2 92494 105o 2389761.382 589596.774 3 92503 105o 2386338.421 580165.878
Điểm độ cao nhà nước:
TT Hê tọa độ VN2000 Tọa độ Ghi
ghú Tên và ký hiệu điểm Kinh tuyến TW X Y Độ cao điểm độ cao nhà nước 1 II(NB-HN) -37 105o 2394402.724 577793.841 2 II(NB-HN) -38 105o 2391222.252 582767.632 3 II(NB-HN) -39A 105o 2389272.281 586676.674 4 II(NB-HN) -40 105o 2388690.984 586721.121 Điểm khống chế ảnh: Hê tọa độ VN2000 Tọa độ TT Tên và ký hiệu điểm
Kinh tuyến TW X Y Độ cao điểm khống chế ảnh Ghi ghú 1 N001 105o 2393480.080 576951.366 2 N002 105o 2389828.830 576866.851 3 N003 105o 2386642.761 577072.242 4 N004 105o 2393034.901 586970.316 5 N005 105o 2390510.949 587367875 6 N006 105o 2386729.785 587294.412 7 KN001 105o 2390324.745 582420.728
b, Tư liệu bản đồ
Trong khu đo có các loại bản đồ:
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 và 1/100.000 UTM; 1/100.000 Gauss do cục Bản đồ-BTTM xuất bản.
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 VN-2000 do Bộ tài nguyên và Môi trường xuất bản.
c, Tư liệu ảnh
Khu vực thực nghiệm gồm 2 tuyến bay chụp , chụp ảnh hàng không màu tỷ lệ 1/20.000
- Tuyến 1 có số hiệu ảnh từ 136 đến 143 - Tuyến 2 có số hiệu ảnh từ 145 đến 155
4. Lý lịch bản đồ
Tên mảnh và phiên hiệu: Chia mảnh tự do. Tỷ lệ bản đồ địa hình: 1:5000
Hệ chiếu hình: UTM Múi chiếu: 30
Kinh tuyến TW: 1050
Hệ tọa độ và độ cao quốc gia: VN 2000 Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản 5m Tọa độ khung của bản đồ:
Bản đồ tỷ lệ 1:5.000 khu vực mỏ than Khánh Hoà được thành lập theo công nghệ đo ảnh số trên trạm Intergraph.
3.4.2 Quy định về biên tập bản đồ số gốc Khánh Hòa 2
Biên tập thành 7 file như quy định của bộ Tài nguyên và Môi trường. 1. cs_khanhhoa2.dgn 2. th_khanhhoa2.dgn 3. dh_khanhhoa2.dgn X=2393150.000 Y=581350.000 B=21°39’00'' L=105°45’00'' X=2393150.000 Y=584950.000 B=21°39’00'' L=105°50’00' X=2389550.000 Y=581350.000 B=21°35’00'' L=105°45’00'' X=2389550.000 Y=584950.000 B=21°35’00'' L=105°50’00''
4. gt_khanhhoa2.dgn 5. dc_khanhhoa2.dgn 6. rg_khanhhoa2.dgn 7. tv_khanhhoa2.dgn
Với bản đồ tỷ lệ 1/5.000 cần thiết kế riêng bộ ký hiệu tuân theo ký hiệu bản đồ tỷ lệ 1/5.000 của nhà nước, cần chú ý những diểm sau đây:
1. Điểm khống chế trắc địa và độ cao
Biểu thị tất cả các điểm tam giác nhà nước, điểm thiên văn, điểm độ cao (nếu có). Điểm độ cao chọn những nơi đặc trưng của địa hình như đỉnh núi, đỉnh đồi, yên ngựa, thung lũng, những địa vật có ý nghĩa định hướng như chỗ giao nhau của đường xá, cầu cống… Trên bản đồ phân biệt điểm độ cao khống chế và độ cao thường bằng kích thước chữ sô.
2. Dân cư
Vẽ nhà và khu nhà mang tính chất đặc trưng, phục vụ cho lợi ích công cộng như nhà ủy ban, trường học, bệnh viện, các công trình phúc lợi công cộng xã hội khác kèm ghi chú thuyết minh. Biểu thị các nhà đột xuất, nhà độc lập, nhà rải rác. Nhà vẽ theo ký hiệu được tạo trước trong thư viện theo quy định. Khi vẽ nhà phải lưu ý vẽ đúng hướng theo thực địa và biểu thị bằng màu đỏ tô đặc.
3. Địa vật độc lập
Biểu thị tất cả các loại địa vật độc lập (lấy bỏ theo đúng quy phạm). Các địa vật độc lập vẽ theo tỷ lệ phải rõ phạm vi của chúng đúng với vị trí và hướng ở thực địa, đồng thời vẽ thêm ký hiệu độc lập ở bên trong. Ký hiệu độc lập thể hiện bằng , àu đỏ và biểu thị ở dạng điểm.
4. Địa giới và hang rào
Biểu thị các cấp hành chính dọc theo địa giới tỉnh huyện phải ghi chú tên tỉnh huyện nếu không ghi chú được thì ghi chú ngoài khung. địa giới đi theo sông hồ, đường hoặc các yếu tố kinh tuyến khác biểu thị theo đúng quy định của quy phạm. Đối với tường vây phải vẽ đúng vào chân tường rào ở thực địa và biểu thị tỷ cao từ 1m trở lên.
5. Thủy hệ
Biểu thị tất cả các hệ thống thủy hệ: Sông suối, hồ, ao… theo ảnh điều vẽ. Biểu thị mũi tên hướng nước chảy, tốc độ dòng chảy. Ghi chú tên gọi tính chất song, hồ…, dọc theo sông. Bố trí ở những nơi sông có độ rộng thay đổi đột ngột như bến đò, bến phà… Lưu ý khi biểu thị sông hồ phải thể hiện ghi chú độ cao mép nước. Các yếu tố như đập, thác, ghềnh, mạch nước, bãi đá, bãi cát dưới sông, cột tín hiệu ven sông, đê, điếm canh đê phải thể hiện đầy đủ.
6. Dáng đất
Các đường bình độ được nội suy tự động trên máy nên sau khi biên tập cần chú ý các vấn đề sau:
- Sửa lại các đường bình độ chưa vẽ đúng tại các đường phân thủy, tụ thủy.
- Biểu thị các ký hiệu dáng đất không vẽ được đường bình độ như: tảng đá, gò, hố đất, dốc gãy, bờ lở, vách taluy, ruộng bậc thang… Các yếu tố này phải biểu thị theo ký hiệu.
- Những khu vực khoảng cao đều cơ bản không đủ mô tả địa hình, cần vẽ đường bình độ ½ khoảng cao đều.
Kết quả biên tập là file địa hình 3D, không cắt bình độ tại vị trí ghi chú.
7. Đường xá giao thông
Biểu thị tất cả các đường theo ảnh điều vẽ (chú ý lấy bỏ tổng hợp theo quy phạm hiện hành) khi vẽ phải đúng tim đường ở thực địa. Ghi chú tên đường, tính chất đường, độ rộng nền đường, mặt đường, chất rải mặt.
Các yếu tố khác bao gồm:
1. Đèo: Ký hiệu đặt đúng giữa đỉnh đèo ghi chú tên và độ rộng đỉnh đèo.
2. Cầu: Biểu thị tất cả các cầu và ghi chú tính chất cầu, tải trọng. 3. Cống, đường ngầm, bến lội, bến đò, bến phà… đều phải biểu thị đầy đủ
Việc ghi chú đường xuất phát từ cấp đường trục, đường nhánh trở lên, ở những mảnh bản đồ không có cấp đường này thì ghi chú đường xuất phát từ cấp đường nhỏ hơn nhưng phải đảm bảo tính tiên tục tiếp biên giữa các mảnh bản đồ.
8. Thực vật
Các loại thực vật biểu thị bằng ký hiệu cây màu vẽ theo ký hiệu bản đồ địa hình 1/5.000 năm 1995. Phải ghi tính chất thực vật như: loại cây, đường kính, khoảng cách giữa các cây (ghi chú này được ghi màu đen). Lúa, hoa màu, rau, cỏ, cây cảnh, sen (màu lơ) phải biểu thị đầy đủ theo ký hiệu.
9. Quy định về trình bày bản đồ trong khu vực khai thác lộ thiên
Trong khu vực khai thác lộ thiên vẫn đo vẽ DTM bình thường ( phục vụ cho nắn ảnh và lưu số liệu DTM), trong khi biên tập chỉ thể hiện dáng đất bằng điểm độ cao và các bờ dốc (taluy), không vẽ đường bình độ.
Nét đứt
Nét liền
Đường
a. Nét phía trong (phía lòng phễu): vẽ nét liền. b. Nét phía ngoài (phía rìa phễu): vẽ nét đứt.
c. Trong lòng đường (chính giữa đường) rải các điểm độ cao với mật độ hợp lý, đủ để nhận ra sự thay đổi độ cao của đường.
d. Vẽ trực tiếp trên mô hình lập thể.
3.4.3 Kết quả thực nghiệm
Cơ sở bản đồ số địa hình tỷ lệ 1:5000 khu vực Khánh Hòa 2.
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu lý thuyết và tiến hành thực nghiệm về ứng dụng của modul MicroStation trong công tác biên tập Bản đồ, tôi có một số nhận xét sau:
Công nghệ thành lập bản đồ địa hình và các loại bản đồ chuyên đề khác trên cơ sở ứng dụng công nghệ tin học, ví dụ trên hệ phần của Intergraph mang hiệu quả lớn bởi nó tiết kiệm thời gian, độ chính xác và khả năng tự động hóa cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin địa lý (GIS), hệ thống thông tin đất (LIS).
MicroStation là một phần mềm đồ họa rất mạnh trong bộ phần mềm Intergraph, các khả năng ứng dụng của nó thể hiện qua các mặt sau:
e. Cho phép xây dựng và quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý cơ sở dữ liệu rất lớn với các lệnh tìm kiếm và hỏi đáp.
f. Tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý lớn. Do vậy nó khá thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ từ các nguồn dữ liệu và thiết bị khác nhau. Đặc biệt hệ thống có thể thực hiện một số bài toán chuyển đổi giữa các hệ lưới chiếu khác nhau. Khả năng lồng ghép và biên tập các lọai bản đồ địa hình, địa danh rất phong phú.
g. Các thao tác trên MicroStation rất đơn giản, giao diện với người sử dụng thuận tiện.
h. MicroStation còn làm nền cho các phần mềm khác như: IrasB, Geovec, MSFC, MRFclean, MRFfag chạy trên nó, tạo nên bộ công cụ đầy đủ và mạnh phục vụ tốt cho việc số hóa và biên tập bản đồ.
Nhìn chung, MicroStation là phần mềm có nhiều ứng dụng trong trắc địa bản đồ và đặc biệt là trong công tác biên tập bản đồ và đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất. Nó đã được Tổng cục địa chính chọn là một trong những phần mềm chuẩn sử dụng trong nghành.
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế nên nội dung của đồ án tốt nghiệp chắc chắn còn có nhiều sai sót. Rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo cũng như các bạn bè đồng nghiệp để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Đại Tá Kim Ngọc Hà, các cán bộ kỹ thuật của Công ty Trắc địa Bản đồ Cục bản đồ Quân sự và các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ thông tin trường đại học Mỏ-Địa chất đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Hà nội, 10 tháng 06 năm 2008 Sinh viên thực hiện