Đoạn thẳng, đoạn cong

Một phần của tài liệu Thể hiện bản vẽ thiết kế hình học tuyến đường trong civil 3d theo tiêu chuẩn việt nam (Trang 29)

Thể hiện đoạn thẳng đoạn cong là thể hiện các thực thể trên tim tuyến (Alignment), đồng thời thể hiện hướng rẽ của các đoạn trên tuyến.

- Đầu vào :

• Đoạn thẳng : đầu vào đơn giản chỉ là các tọa độ điểm đầu và điểm cuối đoạn thẳng.

• Đoạn cong : đầu vào sẽ là vị trí của điểm đầu điểm cuối và vị trí các điểm trên hai đoạn thẳng tiếp xúc với đoạn cong đó. - Giải thuật :

• Đoạn thẳng :

Để vẽ đoạn thẳng và ghi chiều dài đoạn thẳng trên trắc dọc, ta sẽ căn cứ vào thuộc tính Type của đối tượng Entity trên

Alignment để biết được kiểu của các đối tượng. Với mỗi đối tượng kiểu aeccTangent, ta có một đối tượng là đường thẳng. Ta vẽ được đoạn thẳng theo tọa độ điểm đầu và tọa độ điểm cuối. Các tọa độ này xác định nhờ các thuộc tính endingstation

startingstation. Việc ghi chiều dài đoạn thẳng chính là hiệu lý trình đầu và lý trình cuối đoạn thẳng.

• Đoạn cong :

Các thực thể trên Alignment , không có kiểu aeccTangent sẽ là các đoạn cong.Thể hiện đoạn cong trên trắc dọc là thể hiện hướng chuyển của tuyến, chiều dài của đoạn cong và các thông số khác liên quan.

Để biết được tại đoạn cong, tuyến chuyển hướng trái hay hướng phải ta căn cứ vào vị trí của điểm cuối đường cong với đoạn thẳng đứng ngay trước đoạn cong đó trên cùng Alignment . Đoạn thẳng sẽ có phương trình dạng f(x) = ax + by +c = 0. Khi thay tọa độ điểm cuối đoạn cong vào phương trình đường thẳng, kết quả f(x) lớn hơn không nghĩa là điểm đó nằm về phía bên phải đường thẳng, tương ứng với tuyến chuyển hướng phải.

Khi kết quả f(x) nhỏ hơn không, điểm nằm về bên trái đường thẳng, tương ứng với tuyến chuyển hướng trái.

Việc xác định các hệ số a, b, c và tọa độ các điểm hoàn toàn dựa vào các thuộc tính StartEastingEndEasting của các thực thể trên Alignment. Và từ đó cũng sẽ có đầy đủ các thông số ghi chú trên đoạn cong như bản vẽ thể hiện.

b. Ghi chú trên đoạn thẳng đoạn cong :

Ghi chú trên đoạn thẳng và đoạn cong nhằm thể hiện rõ kích thước và thông số của các đối tượng trên Alignment. Trên đoạn thẳng, chỉ cần thể hiện thông số chiều dài. Trên đoạn cong, ngoài chiều dài các đoạn, còn thể hiện các thông số khác như bán kính đường tròn, góc chuyển hướng, chiều dài tiếp tuyến,….Và các thông số này được lấy ra và tính toán từ chính những thuộc tính của các đối tượng trên

Alignment. - Đầu vào :

Item của mỗi đoạn thẳng, đoạn cong trên tim tuyến - Giải thuật

• Lấy ra và tính toán giá trị các thông số ghi trên đoạn thẳng :

Chiều dài đoạn thẳng được lấy dựa trên tọa độ điểm đầu và điểm cuối tính toán trong bước vẽ đoạn thẳng

• Lấy ra và tính toán giá trị các thông số trên đoạn cong : - Bán kính đường tròn : lấy theo thuộc tính Radius của đối tượng Arc

- Chiều dài đoạn chuyển tiếp : lấy theo thuộc tính Length của đối tượng SpiralIn (đường cong chuyển tiếp vào) và SpiralIn

( đường cong chuyển tiếp ra)

- Góc chuyển hướng : lấy bằng tổng các góc chuyển hướng của các đoạn chuyển tiếp và đoạn cong tròn. Góc chuyển hướng của từng đoạn được lấy theo thuộc tính Delta của các đối tượng

SpiralIn, SpiralOutArc.

- Các thông số còn lại đó là độ dịch chuyển P, tiếp tuyến T, chiều dài đoạn cong tròn K, đêu được tính toán dựa trên các thông số đã biết ở trên kết hợp với tính toán theo công thức tính của tiêu chuẩn Việt Nam. Ngoài ra chiều dài đoạn cong tròn còn có thể tính theo thuộc tính StartingStation

EndingStation của đối tượng Arc và lấy hiệu số hai thông số đó.

• Căn cứ và các giá trị đã tính toán được và tọa độ các điểm đầu và điểm cuối của mỗi đoạn cong hay đoạn thẳng, sử dụng phương thức AddText để ghi các thông số tại chính giữa đoạn thẳng và đoạn cong.

- Kết quả đạt được :

Đoạn cong trên bình đồ thể hiện trên trắc dọc trong Civil

Một phần của tài liệu Thể hiện bản vẽ thiết kế hình học tuyến đường trong civil 3d theo tiêu chuẩn việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w