Trong phần này sẽ bao gồm vẽ đoạn dốc và đoạn cong đứng. các đoạn dốc sẽ thể hiện bằng đường thẳng dốc, các đoạn cong đứng được thể hiện bằng đường
cong. Trên các đoạn dốc có ghi rõ dốc dọc và chiều dài đoạn dốc. Để vẽ đoạn dốc và đoạn cong đứng ta sẽ dựa vào các PVI trên trắc dọc đường đỏ.
- Đầu vào :
• Đoạn cong : thông số cần thiết để vẽ đoạn cong đứng là lý trình đầu và lý trình cuối của đoạn cong.
• Đoạn dốc dọc : đầu vào để vẽ đoạn dốc dọc là tọa độ điểm đầu và điểm cuối đoạn thẳng.
- Thuật toán:
• Vẽ đoạn cong : sử dụng phương thức AddSpline để vẽ đoạn cong với hai điểm giới hạn của đoạn Spline là điểm đầu và điểm cuối của đoạn cong.
• Vẽ đoạn thẳng dốc :
Điểm đầu : tọa độ điểm đầu được xác định bằng cách xét PVI trên trắc dọc đường đỏ. Nếu là PVItangent, điểm đầu đoạn dốc chính là PVItangent đó, sử dụng thuộc tính Station của PVI để xác định tọa độ. Nếu là PVIcurve, điểm đầu đoạn dốc là điểm cuối cùng của đoạn cong, sử dụng thuộc tính EndStation để xác định tọa độ.
Điểm cuối : xét PVI tiếp theo, nếu là PVItangent thì điểm cuối của đoạn dốc sẽ là PVItangent đó, sử dụng thuộc tính Station để xác định tọa độ. Nếu là PVIcurve, điểm cuối đoạn dốc là điểm đầu đoạn cong, sử dụng thuộc tính BeginStation để xác định tọa độ.
Sử dụng phương thức AddLine để vẽ đoạn dốc dựa trên tọa độ điểm đầu và điểm cuối tính ở trên.
•
Ghi dốc : căn cứ vào thuộc tính GradeOut của đối tượng PVI, ta sẽ xác định được độ dốc của từng đoạn dốc đi ra chính từ PVI đó.
Ghi chiều dài đoạn dốc : được tính bằng hiệu lý trình của điểm đầu đoạn dốc và điểm cuối đoạn dốc.
Sử dụng phương thức AddText để ghi dốc và chiều dài đoạn dốc căn cứ vào những thông số trên.
- Kết quả :
Đoạn dốc dọc được vẽ khi chạy VBA
Đoạn dốc dọc được vẽ trong Civil