Tăng cường công tác thu thập thông tin và xử lý thông tin:

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 64)

- Cơ sở vật chất của Chi nhánh được thuê mới và ổn định, tạo được vị thế của Chi nhánh trên địa bàn.Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mớ

3.3.3-Tăng cường công tác thu thập thông tin và xử lý thông tin:

Thu thập thông tin:

Mặc dù, nguồn thông tin mà ngân hàng có thể có là rất nhiều,song độ chính xác của những thông tin đó lại luôn cần phải xem xét. Có thể nói việc thu thập thông tin đúng đắn, chính xác là việc không đơn giản đối với ngân hàng hiện nay. Nếu chỉ dựa vào những thông tin từ KH cung cấp thì chưa đủ mà cần phải mở rộng thêm nhiều nguồn thông tin khác nữa. Cụ thể là:

 Cán bộ tín dụng cần phải thu thập thêm các thông tin thông qua việc gặp gỡ trực tiếp khách hàng bằng các hình thức như: phỏng vấn trực tiếp, tham quan nhà xưởng, văn phòng, nói chuyện với giám đốc và người lao động, xem xét vật thế chấp ,.. có thể giúp

cán bộ ngân hàng loại trừ được các báo cáo ma, cảm nhận được cái đang diễn ra.

 Cán bộ tín dụng có thể có được các thông tin về khách hàng của mình từ các ngân hàng khác đã có quan hệ với người vay, những doanh nghiệp có quan hệ với doanh nghiệp xin vay, đặc biệt là các doanh nghiệp bán nguyên liệu, và những doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của người vay. Qua việc tìm hiểu hoặc kiểm tra số liệu từ các doanh nghiệp này, có thể cho thấy được khá nhiều vấn đề từ thanh toán, chất lượng, số lượng sản phẩm cho tới độ tin cậy hay uy tín của doanh nghiệp xin vay.

 Cán bộ tín dụng cũng nên chú ý thường xuyên cập nhật thông tin từ báo chí, internet... Đây là nguồn thông tin bổ sung, hoàn thiện cho hệ thống thông tin tín dụng. Báo chí thực hiện chức năng cung cấp thông tin khách quan cho công chúng nên đã phản ánh đầy đủ những sự kiện, vấn đề đang diễn ra trong đời sống xã hội.  Thường xuyên quan tâm tới những thông tin từ trung tâm tín

dụng CIC,1 hệ thống do ngân hàng nhà nước quản lý. Tuy nó chưa thực sự phản ánh đầy đủ nhưng cũng nó cũng là 1 kênh thông tin đáng tin cậy để ngân hàng có thể tham khảo.

Phân tích, xử lý thông tin:

Sau khi đã có đầy đủ các thông tin, CBTD sẽ bắt đầu tiến hành phân tích các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính của dự án, phương án đó.

Ngân hàng tiến hành đánh giá lượng rủi ro thông qua việc đánh giá quy mô hoạt động của doanh nghiệp,khả năng thanh toán, các hệ số thanh khoản và vốn lưu động…Qua đó, tiếp tục đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hệ số sinh lời trên doanh thu, trên tổng tài sản…

Đánh giá mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp tới đâu thông qua hệ số đòn bẩy, vốn tự có…

Dựa vào những khoản nợ trong quá khứ giữa ngân hàng và khách hàng để phân tích và đánh giá nếu khách hàng đó đã có mối quan hệ lâu dài với KH. Điều này sẽ có lợi cho cả 2 bên, đặc biệt giúp cho ngân hàng giảm được chi phí khi thu thập thông tin từ KH.

Trên cơ sở tổng hợp các yếu tố đầu vào, đầu ra, đánh giá mức độ rủi ro của từng dự án/phương án để xây dựng mô hình mẫu cho từng lĩnh vực, ngành nghề SXKD sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng ngừa, xử lý rủi ro và góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.

3.3.4- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng: Kiểm tra giám sát khoản vay không chỉ nắm bắt thông tin, theo dõi và cập nhật kịp thời tình hình khoản vay, tình hình hoạt động của khách hàng, mà hơn hết nó còn có ý nghĩa hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Trên thực tế công việc này chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vụ án lừa đảo, chiếm đoạt liên quan đến hoạt động ngân hàng mà rủi ro tín dụng xuất phát từ chính nguyên nhân do chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát khoản vay. Vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần quan tâm đúng mức đến hoạt động này theo hướng:

 Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát khoản vay, nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động của khách hàng để biết chắc rằng vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đánh giá được hiệu quả thực hiện phương án kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng. Cần phân biệt rõ chức năng, trách nhiệm của từng bộ phận, của từng cán bộ tín dụng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ chuyên môn.

 Có kế hoạch kiểm tra, khảo sát khách hàng vay vốn để nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Theo đó đối với

khách hàng cá nhân, có thể từ 15—20 ngày cán bộ tín dụng đi thực tế để kiểm tra việc sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay (nhất là đối với khoản vay mà tài sản bảo đảm nợ vay là hàng hóa); đối với khách hàng doanh nghiệp, tùy theo phương thức, hình thức vay vốn mà ngân hàng có biện pháp kiểm tra cụ thể (căn cứ theo hợp đồng vay vốn, hợp đồng kinh tế của khách hàng, hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, hợp đồng bảo lãnh, cam kết thanh toán,…), nhằm phát hiện kịp thời hành vi gian lận, thiếu minh bạch của khách hàng vay để có biện pháp xử lý nợ hiệu quả, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn.

 Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát khách hàng, chi nhánh cũng cần phải chú ý đến công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để có thể phát hiện, ngăn chặn và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 64)