I. Phương hướng phát triển hệ thống kênh phân phối của PV 1.Mục tiêu phát triển chung của P
2. Mục tiêu phát triển hệ thống kênh phân phối.
1.2. Khả năng kiểm soát.
Khả năng kiểm soát đối với hệ thống kênh là rất quan trọng. Điều này ảnh hưởng tương đối cao đến doanh thu và hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, đặc biệt với một doanh nghiệp Bảo hiểm việc kiểm soát các hoạt động của thành viên kênh rất quan trọng vì nó liên quan đến tài chính và uy tín của doanh nghiệp. Tại PVI, có những chính sách phù hợp và sát sao để dễ dàng kiểm soát hoạt động của kênh, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại trong việc: thực hiện các quy định của PVI tại các đơn vị và hoạt động quản lý kinh doanh của PVI đối với các đơn vị.
Thứ nhất là việc thực hiện các quy định của PVI tại các đơn vị. Trong thời gian vừa qua, vẫn còn những tồn tại, sai sót trong việc thực hiện các quy chế tại các Công ty thành viên, văn phòng khu vực và đại lý bảo hiểm.
Các đơn vị chưa thực hiện đúng các quy định trong quy chế của PVI về quản lý, sử dụng hoá đơn ấn chỉ. Nhiều đơn vị có tình trạng cấp ấn chỉ cho bộ phận trực tiếp kinh doanh khi chưa có báo cáo sử dụng ấn chỉ của lần cấp trước dẫn đến tình trạng chỗ cấp thừa chỗ cấp thiếu, gây tình trạng lãng phí và khó thống kê được doanh thu hay số hợp đồng khai thác mà mỗi thành viên có được. Đối với quy chế phát triển mạng lưới đại lý, quy định sử dụng đại lý nhiều các Công ty thành viên cũng chưa chấp hành nghiêm ngặt. Một số Công ty thành viên không chấp hành đúng quy định về hồ sơ đại lý, không có đầy đủ danh sách đại lý, có đơn vị toàn bộ các hồ sơ đại lý không có chứng nhận đào tạo đại lý, có đơn vị ký hợp đồng đại lý bảo hiểm với pháp nhân không có chức năng kinh doanh làm đại lý Bảo hiểm trong ngành nghề đăng ký kinh doanh. Mẫu hợp đồng đại lý không thống nhất giữa các đơn vị và trong cùng đơn vị cũng không thống nhất mẫu hợp đồng với các đại lý. Hầu hết các đơn vị không đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý hàng tháng, hàng quý nên có trường hợp đại lý hoạt động khong hiệu quả và không thực hiện đúng các quy định của PVI và quy định trong hợp đồng đại lý nhưng các Công ty vẫn sử dụng. Nhiều đại lý không hoạt động nhưng đơn
vị vẫn không chấn dứt hợp đồng dẫn đến có đơn vị số lượng đại lý rất lớn nhưng số lượng đại lý thực sự hoạt động có hiệu quả rất ít. Thậm chí có đại lý hoạt động không hiệu quả ở đơn vị này lại chuyển sang đơn vị khác hoạt động.
Thứ hai là công tác quản lý và hỗ trợ của PVI đối với các thành viên kênh. Bên cạnh việc đưa ra những quy định kiểm tra hoạt động của thành viên kênh, tổ chức các lớp hoặc hội nghị đào tạo chuyên môn cho nhân viên Công ty và đại lý, hướng dẫn nghiệp vụ và ban hành quy chế, quy trình mà PVI vẫn đang thực hiện thường xuyên, tuy nhiên vẫn chưa thực sự sát sao, khiến các thành viên kênh có những tồn tại như đã nói ở trên. Công tác hỗ trợ kinh doanh cho các đơn vị đặc biệt là để phát triển hệ thống đại lý chưa được chú trọng, việc in giấy chứng nhận đào tạo đại lý, in ấn tờ rơi giới thiệu sản phẩm, tờ rơi giới thiệu Tổng công ty còn nhiều chậm trễ dẫn đến chưa tạo được hình ảnh chuyên nghiệp với khách hàng. Đầu mối chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ xuống các đơn vị còn chồng chéo, gây khó khăn cho đơn vị khi cần hỗ trợ về mặt nghiệp vụ trong kinh doanh.