LÔGIC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu mối quan hệ biện chứng giữa các nhiệm vụ dạy học ở nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay (Trang 27)

Lôgic của quá trình dạy học là trình tự vận động hợp quy luật của quá trình đó, nhằm đảm bảo cho học sinh đi từ trình độ tri thức KNKX và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ tương ứng với lúc bắt đầu nghiên cứu môn học (hay đề mục) nào đó đến trình độ tri thức KNKX và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ tương ứng với lúc kết thúc môn học (hay đề mục) đó.

- Lôgic QTDH được XD sao cho phù hợp với lôgic của môn học và đặc điểm nhận thức của một lớp, một nhóm HS cụ thể. Lôgic QTDH có tính động.

- Lôgic môn học được XD sao cho phù hợp với lôgic của khoa học và đặc điểm nhận thức của mỗi lứa tuổi nhất định

21

2. Các khâu của quá trình dạy học

2.1. GV đề xuất vấn đề, gây cho HS ý thức nhiệm vụ học tập 2.2. Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới

- Học sinh tri giác tài liệu cảm tính cần thiết (quan sát trực tiếp SVHT, hoặc đàm thoại) => biểu tượng về đối tượng nhận thức làm cơ sở để hình thành khái niệm

- HS tiến hành các thao tác tư duy để hình thành khái niệm (có thể tiến hành bằng 2 cách: Quy nạp hay diễn dịch)

- Vận dụng khái niệm để hình thành các phán đoán, suy luận rồi từ đó lại tạo ra các phán đoán, suy luận mới ở mức độ cao hơn.

- Các khái niệm, phán đoán, suy luận được diễn đạt bằng các định nghĩa, định lý, nguyên tắc…

- Tổ chức đúng đắn việc lĩnh hội tri thức mới sẽ giúp học sinh phát triển tư duy lôgic và KN độc lập lĩnh hội tri thức mới

22

2.3. Tổ chức điều khiển học sinh củng cố tri thức

Hướng dẫn HS biện pháp ôn tập tích cực, thường xuyên và vận dụng tri thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập nhằm củng cố kiến thức đã lĩnh hội được.

2.4. Tổ chức điều khiển học sinh rèn luyện KNKX

- Cần tổ chức luyện tập rèn KNKX cho HS một cách có hệ thống, theo các mức độ khác nhau:

+ Luyện tập giải quyết các bài tập với độ khó khăn và phức tạp tăng dần (từ thấp đến cao, từ tình huống quen thuộc đến tình huống mới)

+ Vận dụng tri thức để giải thích các hiện tượng, các vấn đề do thực tiễn đặt ra một cách vừa sức, từ đó phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh.

23

2.5. Kiểm tra, đánh giá và tổ chức cho học sinh tự kiểm tra đánh giá việc nắm vững tri thức, KNKX của mình.

? KTĐG có ý nghĩa như thế nào đối với giáo viên và học sinh ? GV cần tổ chức việc KTĐG như thế nào để đạt KQ tốt nhất

2.6. Phân tích kết quả từng giai đoạn, từng bước nhất định của quá trình dạy học Đây là hoạt động cần thiết giúp giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả từng khâu đã đạt được, qua đó phát hiện những thiếu sót cần khắc phục trong giai đoạn tiếp theo.

24

Lưu ý: Trong QTDH các khâu có thể được thực hiện xen kẽ hoặc thâm nhập vào nhau hoặc không thực hiện đầy đủ. Điều đó tùy thuộc vào từng loại bài học và các yêu cầu cụ thể

* Mối liên hệ giữa các khâu của QTDH

- Các khâu của QTDH đều có chức năng và tác dụng riêng của mình, nhưng chúng có quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau.

- Tất cả các khâu đều phải kích thích tính tích cực của học sinh nhằm đạt hiệu quả của QTDH.

25

Câu hỏi thảo luận

2. Có quan niệm cho rằng: QTDH là quá trình mà ở đó người giáo viên truyền thu tri thức, KNKX cho người học sinh. Anh (chị) có ý kiến gì về quan niệm trên?

3. Anh (chị) hiểu như thế nào về quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm? Hiểu như vậy có coi nhẹ vai trò của người thầy giáo hay không? Tại sao? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yêu cầu thực hiện: - Chuẩn bị bài theo một dàn ý lôgic và chặt chẽ (không phải viết thành một bài văn)

- Lên bảng trình bày bài chuẩn bị theo phong cách nói, giảng giải, phân tích… (tuyệt đối không được đọc bài đã chuẩn bị); Vừa nói vừa viết bảng.

- Có thể chuẩn bị bài trên máy tính để trình chiếu thay cho việc viết bảng. 26

Gợi ý câu 1:

Đây là quan niệm phiến diện về dạy học, nó đã tồn tại trong một thời gian khá dài ở VN 1. Quan niệm này đã coi dạy học là hoạt động đặc trưng của GV. QTDH được coi là quá trình người giáo viên truyền thụ tri thức, KNKX cho học sinh. Ở quan niệm này vai trò của GV rất được chú trọng. GV được coi là nhân vật trung tâm, QĐ chất lượng DH. => . PPDH: chủ yếu là truyền đạt, thuyết giảng kiến thức

. Vai trò của HS là thụ động, lệ thuộc vào giáo viên

. PP học chủ yếu là nghe, hiểu, ghi chép, ghi nhớ và tái hiện

. Việc đánh giá KQ học tập căn cứ vào khối lượng kiến thức được ghi nhớ

. KQ của nó là hạn chế sự phát triển của học sinh và hạn chế chất lượng dạy học 27

2. Quan niệm hiện đại về dạy học coi giáo viên và học sinh đều là chủ thể tích cực của QTDH:

+ GV giữ vai trò chủ đạo: Tổ chức, hướng dẫn, điều khiển…

+ HS giữ vai trò tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình dưới sự chỉ đạo của GV nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học + QTDH là sự thống nhất biện chứng giữa HĐ dạy và HĐ học.

=> . PPDH: Phối hợp các PPDH truyền thống và hiện đại nhằm tổ chức cho HS hoạt động khám phá lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ

. PP học chủ yếu là PPHĐ nhận thức, thực hành, tự học… . Đánh giá KQ học tập trên cả 3 mặt: KT, KN, TĐ

. KQ của DH theo quan điểm hiện đại là học sinh phát triển nhân cách toàn diện: Kiến thức, KNKX, trí tuệ và PCĐĐ

28

Gợi ý câu 2:

1. Bản chất của DH lấy người học làm trung tâm:

- DH phải căn cứ vào đặc điểm của HS để tổ chức cho họ các HĐ nhằm khơi dậy và phát triển mọi khả năng của họ

- Dưới sự dẫn dắt của GV, HS tự HĐ, tự khám phá, lĩnh hội tri thức, hình thành năng lực và các phẩm chất nhân cách theo MT

- Học sinh không lệ thuộc tuyệt đối vào giáo viên mà chủ yếu quan hệ trực tiếp với kiến thức, thầy cô, bạn bè cùng học thông qua HĐ của chính mình

=> Học sinh là chủ thể, tự tìm ra tri thức; Bạn bè cùng lớp là cộng đồng tạo môi trường XH cho HĐ; GV đóng vai trò chủ đạo: tổ chức, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài cho học sinh tìm kiếm, khám phá tri thức.

29

2. Vai trò của người giáo viên trong dạy học lấy người học làm trung tâm không hề bị hạ thấp. Vì:

- Sự gia công sức lực, trí tuệ và thời gian của giáo viên vào QTDH nhiều hơn so với kiểu dạy học thầy đọc trò chép

- Người giáo viên vẫn giữ vai trò chủ đạo trong QTDH 3. Đặc điểm của DH lấy người học làm trung tâm

- MT: Chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống XH, tôn trọng nhu cầu và tiềm năng của học sinh

- ND DH: Gồm các tri thức lý thuyết, KN thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn - PPDH: Hướng vào việc tổ chức cho học sinh HĐ, tận dụng hết hiểu biết, kinh nghiệm của mình vào việc chiếm lĩnh tri thức. Rèn PP tự học, tập dượt NCKH

- HTTC DH: Đa dạng như tự học, học theo nhóm, lên lớp, thảo luận, tham quan… Đánh giá: Học sinh được tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau theo chuẩn dưới vai trò trọng tài của giáo viên

- So sánh PPDH truyền thống lấy thầy làm trung tâm và PPDH tích cực lấy học sinh làm trung tâm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31 32

Câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà 1. Hiểu hệ thống là gì?

Kể tên các thành tố của quá trình dạy học và nêu rõ mối quan hệ giữa chúng. 2. Nêu những đặc điểm cơ bản về HĐ dạy và HĐ học

3. Tại sao nói HĐ D và HĐ H có quan hệ thống nhất biện chứng. Nêu những biểu hiện cụ thể về mối quan hệ thống nhất giữa HĐ dạy và HĐ học.

4. Bản chất của quá trình dạy học là gì? Tại sao?

5. QTDH cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ nào nào? Tìm hiểu, nắm vững nội dung của từng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các nhiệm vụ dạy học đó.

6. Hãy tìm hoặc tự xây dựng các tình huống cụ thể để minh họa cho các phẩm chất của hoạt động trí tuệ.

33

7. QTDH luôn có sự vận động phát triển là nhờ có động lực thúc đẩy. Vậy động lực của QTDH là gì?

8. Mâu thuẫn cơ bản của QTDH là gì? Nêu các dấu hiệu để xác định mâu thuẫn cơ bản của QTDH.

9. Mâu thuẫn xuất hiện nhưng nó phải được giải quyết thì mới trở thành động lực thúc đẩy QTDH phát triển. Vậy điều kiện để mâu thuẫn cơ bản trở thành động lực của QTDH là gì?

10. Lôgic của QTDH là gì; Phân biệt lôgic của QTDH với lôgic của môn học, cho ví dụ. 11. Quá trình dạy học thường được tiến hành theo mấy khâu? Nghiên cứu nắm vững nội dung của từng khâu.

12. Nghiên cứu một bài học nào đó ở trường phổ thông và xây dựng cách đặt vấn đề vào bài nhằm gây hứng thú và giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập của mình.

34

Câu hỏi chuẩn bị chương II

1. Yêu cầu 4 tổ nghiên cứu kỹ ND chương II trong giáo trình. - Chuẩn bị bài theo một dàn ý lôgic và chặt chẽ

- Lên bảng trình bày bài chuẩn bị theo phong cách nói, giảng giải, phân tích, lấy ví dụ minh họa… (tuyệt đối không được đọc bài đã chuẩn bị); Vừa nói vừa viết bảng.

- Có thể chuẩn bị bài trên máy tính để trình chiếu thay cho việc viết bảng. 2. Câu hỏi chuẩn bị của các tổ:

- Tổ 1: Chuẩn bị phần I: Tính QL của QTDH; Phần II: Nguyên tắc dạy học đến hết nguyên tắc thứ nhất

- Tổ 2: Chuẩn bị nguyên tắc 2,3,4 35

- Tổ 3: Chuẩn bị nguyên tắc 5,6,7

- Tổ 4: Chuẩn bị nguyên tắc 8,9 và mối liên hệ giữa các NT. - Tiêu chí đánh giá:

+ Tốt: Đủ ý, hiểu đúng thông tin, có giải thích, có thể tham khảo đưa thêm thông tin từ các nguồn khác, trình bày lôgic, rõ ràng súc tích

+ Khá: Đủ ý, hiểu đúng thông tin, giải thích chưa rõ, có thể tham khảo đưa thêm thông tin từ các nguồn khác, trình bày tương đối tốt

+ Trung bình: Thiếu một số ý, hiểu đúng thông tin, chưa giải thích hoặc giải thích chưa rõ, trình bày đôi khi còn lúng túng

+ Yếu: Thiếu, sai kiến thức cơ bản, cấu trúc lộn xộn, Tbày yếu. 36

CHƯƠNG II

TÍNH QUY LUẬT VÀ NGUYÊN TẮC DẠY HỌC I. TÍNH QUY LUẬT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Khái niệm tính quy luật

- Quy luật của QTDH là mối liên hệ chủ yếu bên trong của những hiện tượng dạy học, quy định sự thể hiện tất yếu và sự phát triển của chúng.

Tính quy luật được hiểu như là quy luật nhưng chưa được nhận thức đầy đủ, chính xác, chưa được diễn đạt một cách chặt chẽ về mặt định tính và định lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân biệt quy luật và tính quy luật

+ Tính quy luật là bước đầu của sự nhận thức quy luật

+ Đều biểu thị mối liên hệ khách quan giữa các SVHT. Những mối liên hệ này có tính bản chất, tất yếu, lặp lại, phổ biến, bền vững trong những ĐK xác định.

37

2. Những tính quy luật của quá trình dạy học

a. Tính quy luật về tính quy định của xã hội đối với QTDH b. Tính quy luật về mối liên hệ giữa dạy học và giáo dục c. Tính quy luật về mối quan hệ giữa DH và sự phát triển trí tuệ

- Sự phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi: Sự tích lũy vốn tri thức và sự thành thạo các thao tác trí tuệ (?)

- Mối quan hệ: DH là con đường cơ bản để phát triển trí tuệ: + Thông qua DH, HS lĩnh hội được hệ thống tri thức, KNKX

+ Thông qua dạy học các thao tác trí tuệ được rèn luyện và các phẩm chất trí tuệ được hình thành

+ Sự phát triển trí tuệ giúp HS lĩnh hội TT ở mức độ cao hơn.

d. Tính quy luật về sự thống nhất và quy định lẫn nhau giữa các thành tố của quá trình dạy học

38

Một phần của tài liệu mối quan hệ biện chứng giữa các nhiệm vụ dạy học ở nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay (Trang 27)