Chi ến lược huy động vốn Agribank Bình Thuận giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu Luận văn Quản trị kinh doanh (Trang 26)

Với sứ mệnh đặt ra, chiến lược huy động vốn AgriBank BT (Ph lc 01) hoạch định các mục tiêu sau:

4.3.2.1 Mục tiêu chiến lược

“Tập trung nguồn lực khai thác tối đa tiềm năng trên địa bàn nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động ổn định, tăng dần tỷ trọng nguồn vốn tự lực phục vụ yêu cầu kinh doanh và quảng bá thương hiệu. Ổn định và phát triển thị phần, khách hàng bền vững, chiếm ưu thế so với các TCTD trên khắp các địa bàn trong tỉnh”.

4.3.2.2 Mục tiêu tài chính tăng trưởng chủ yếu:

-Bình quân hàng năm tăng từ 21-22%

+Giai đoạn 2006-2007: Bình quân tăng 24-25%; +Giai đoạn 2008-2010: Bình quân tăng 19-20%.

-Tiền gửi dân cư tỷ chiếm tỷ trọng bình quân tối thiểu 70%. -Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm bình quân 30-35%.

14

4.4 Phân tích chiến lược

4.4.1 Phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động huy động vốn AgriBank Bình Thuận, bao gồm: vốn AgriBank Bình Thuận, bao gồm:

-Môi trường kinh tế

-Môi trường văn hóa xã hội -Chính sách tiền tệ của NHNN

-Yếu tố công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông -Yếu tố pháp lý

Các yếu tố về môi trường kinh tế, môi trường văn hóa xã hội, chính sách tiền tệ của NHNN, yếu tố công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông và yếu tố pháp lý đã tác động đáng kể đến huy động vốn của NHTM như ảnh hưởng đến thu nhập, tiêu dùng, tích luỹ của dân cư ; thay đổi tâm lý thói quen của người gửi tiền,vv…Chi tiết về sự tác động của chúng, xin được phân tích tại Phụ lục 07a - Một số yếu tố môi trường bên ngoài.

-Môi trường cạnh tranh, bao gồm: +Các đối thủ cạnh tranh cùng ngành

Tại địa bàn tỉnh Bình Thuận, hiện nay có 4 NHTMNN, 8 NHTMCP, 01 Ngân hàng Chính sách xã hội, 01 Ngân hàng Phát triển, 01 QTD Trung ương và 22 QTD cơ sở. Bảng 4.3, Đồ thị

4.3a và 4.3b cho thấy tình hình huy động vốn của các TCTD trên địa bàn từ năm 2007 đến tháng 09/2010.

15

Nhận xét:

Agribank có qui mô vốn hàng năm và bình quân lớn nhất (2,314.56 tỷ), đồng thời cũng chiếm thị phần lớn nhất (40%). Đối thủ cạnh tranh của Agribank có thể chia ra các nhóm sau:

Thứ nhất, nhóm các NHTMNN có thị phần huy động vốn như Vietcombank (5%; ) , Vietinbank (12%) và BIDV(13%) tập trung chủ yếu tại thành thị. Tốc độ phát triển vốn khá cao Vietcombank (57.98%; ) , Vietinbank (32.30%). Đây là các ngân hàng ra đời và phát triển cùng thời kỳ với Agribank, thậm chí có lịch sử dài hơn như BIDV; có quan hệ khách hàng truyền thống với nhiều nhóm khách hàng lớn đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty. Do vậy, nhóm các NHTMNN đây thực sự là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và nặng ký đối với Agribank tại khu vực thành thị.

Hơn nữa, với xu hướng mở rộng thị phần, các NHTMNN này mở rộng Chi nhánh và PGD về nông thôn tại các huyện thị có tiềm năng kinh tế .

Thứ hai, nhóm các NHTMCP. Hiện tại có 8 ngân hàng cổ phần chiếm 21% thị phần, ra đời sau nhóm NHTMNN. Có quy mô hoạt động, quy mô vốn nhỏ hơn và hiện tại chủ yếu tập trung tại khu vực đô thị. Tuy vậy, một số NHTMCP trong những năm gần đây có tốc độ phát triển rất nhanh, định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp và thực sự là những đối thủ cạnh tranh tiềm năng của AgriBank. Lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng này đó là: quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ do vậy dễ dàng thay đổi và thích ứng nhanh với nhu cầu đa dạng của khách hàng; linh hoạt

16

trong cơ chế hoạt động; dễ dàng thay đổi và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại; linh hoạt và có chếđộđãi ngộ nhân viên tốt do vậy thu hút được chất xám.

Hơn nữa, xu hướng số lượng các NHTM cổ tăng thêm tại Bình Thuận trong năm tới như TechcomBank, Đại Á Bank,…

Thứ ba, nhóm các QTD nhân dân chiếm 8% thị phần, tập trung chủ yếu tại nông thôn. Với qui mô nhỏ, các sản phẩm tiền gửi đơn giản nhưng huy động lãi suất cao. Vì thế, đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Agribank tại thị trường nông thôn.

+Đối thủ khác ngành và sản phẩm thay thế

Các đối thủ cạnh tranh khác ngành tạo ra các sản phẩm thay thế có thể phân loại như sau:

Thứ nhất, nhóm các công ty tài chính, bảo hiểm. Trong những năm gần đây nhóm các công ty này có sự phát triển nhanh chóng với việc ra đời của hàng loạt công ty bảo hiểm trong nước và sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm nước ngoài; các công ty tài chính, các quỹđầu tư, các công ty quản lý quỹ. Khi nhóm các công ty này phát triển cũng đồng nghĩa với việc thị phần huy động vốn của các ngân hàng bị thu hẹp. Thay vì gửi vào ngân hàng như trước đây, khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau chẳng hạn: đầu tư chứng khoán, mua bảo hiểm, uỷ thác đầu tư, …

Thứ hai, Các công ty tiết kiệm bưu điện đang là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các ngân hàng. Hệ thống tiết kiệm bưu điện dễ tiếp cận với dân cư khu vực nông thôn hơn là ngân hàng và cạnh tranh trực tiếp với dịch vụ tiền gửi của Agribank.

+Nhà cung ứng đối với ngân hàng hay khách hàng tiền gửi

Các nhóm khách hàng chính của Agribank bao gồm: Hộ gia đình và cá nhân; Tổ chức kinh tế xã hội; Các tổ chức tín dụng; Các tổ chức tài chính; Kho bạc nhà nước; Các tổ chức ủy thác cho vay và ủy thác thanh toán; Các cơ quan, đoàn thể, trường học.

Theo quy mô về số lượng tài khoản và số dư tại Agribank, chia ra nhóm khách hàng là khách hàng cá nhân dân cư, khách hàng tổ chức kinh tế.

Qua Bảng 4.4a, với lợi thế mạng lưới và chính sách khách hàng, Agribank thu hút khách hàng là dân cư chiếm 14.08%, doanh nghiệp chiếm 64%. Đây là lợi thế của Agribank, đồng thời tiềm năng khách hàng tại Bình Thuận vẫn còn rất lớn.

Hộ gia đình cá nhân vừa là khách hàng vay vốn, vừa là khách hàng mở tài khoản tại Agribank để thanh toán khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như tiền điện, tiền nước, điện thoại,vv..

17

Ngoài ra khách hàng như kho bạc nhà nước, ngân hàng chính sách xã hội các huyện thị là những khách hàng lớn, có nguồn vốn lớn tạm thời nhàn rỗi tại các Chi nhánh Agribank.

4.4.2 Phân tích các yếu tố của môi trường bên trong tác động đến hoạt động huy động vốn AgriBank Bình Thuận, bao gồm:

-Bộ máy màng lưới -Tổ chức

-Hạ tầng công nghệ

-Sản phẩm tiền gửi và dịch vụ ngân hàng

Với mục tiêu đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhằm thu hút càng nhiều vốn nhàn rỗi các tổ chức và dân cư trong xã hội, Agribank có nhiều hình thức sản phẩm huy động vốn với nhiều loại kỳ hạn và lãi suất linh hoạt; kết hợp với màng lưới rộng khắp để huy động vốn. Với sự phát triển của hạ tầng CNTT Agribank đã tích hợp các sản phẩm gia tăng trên sản phẩm tiền gửi như sản phẩm E-Banking, sản phẩm thẻ,vv.. đã góp phần gia tăng nguồn vốn cho ngân hàng và tiện ích cho khách hàng.TừBảng 4.4,Bảng 4.5, Đồ thị 4.5a và 4.5b; Bảng 4.6 và đồ thị 4.6, ta có biết sựđa dạng và phát triển sản phẩm dịch vụ của Agribank BT năm 2006-2010.

18

Các nhân tố môi trường bên trong thể hiện nội lực của Agribank về bộ máy màng lưới, tổ chức, hạ tầng công nghệ, các sản phẩm tiền gửi và dịch vụ ngân hàng tác động đến hoạt động huy động vốn xin được phân tích chi tiết tại Phụ lục 07b-Một số nhân tố môi trường bên trong.

-Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Thực hiện phương châm “Đi vay để cho vay” bằng việc tập trung huy động nguồn vốn từ dân cư và tổ chức. Trong trường hợp thiếu vốn để cho vay, Agribank chi nhánh phải vay nội bộ AgriBank VN trên nguyên tắc phải tăng trưởng dư nợ (sử dụng vốn) phải đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng nhất định của nguồn vốn.

19

Lãi suất vay AgriBank VN tương đương với lãi suất vay trên thị trường mở, vì vậy lãi suất vay luôn cao hơn lãi suất huy động vốn bình quân tại chi nhánh. Do vậy, cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn “nhằm tăng dần nguồn vốn tự lực” là một trong những mục tiêu chiến lược của AgriBank BT.

Từ Bảng 4.7 và Đồ thị 4.7, cho thấy AgriBank BT luôn là đơn vị thiếu vốn bình quân thiếu (-34.46%).

4.5 Phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu (SWOT)

Trên cơ sở phân tích môi trường bên ngoài và bên trong; thực trạng thực hiện chiến lược huy động vốn AgriBank BT; từđó rút ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu chính như sau:

4.5.1 Cơ hội (Opportunities)

Thứ nhất, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội cho các NHTM Việt Nam tham gia vào một sân chơi bình đẳng với doanh nghiệp các nước như mở rộng chi nhánh; tìm kiếm các nguồn vốn trên thị trường quốc tế; tranh thủ chuyển giao công nghệ, phương pháp quản trịđiều hành tiên tiến; và đào tạo nhân lực.

Thứ hai, kinh tế Việt Nam có nhiều biến động nhưng vẫn có mức tăng trưởng khá trong khu vực. Kinh tế Bình Thuận vẫn ở mức tăng trưởng khá trung bình 12,8% và có nhiều tiềm năng thu hút vốn. Kinh tế phát triển kéo theo đời sống người dân thay đổi, nhu cầu tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng gia tăng, nhất là tại các khu vực thành phố, thị xã.

Thứ ba, Việt Nam có dân số đông, song tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng còn khá thấp so với các nước trong khu vực; chưa có thói quen sử dụng thường xuyên, rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng, điển hình là tại các khu vực nông thôn. Từ Bảng 4.4a, nhận thấy, tại Bình Thuận chỉ 14.08% người dân trong độ tuổi có tài khoản giao dịch với ngân hàng.

20

Đây là cơ hội, là thị trường rộng lớn vẫn còn bỏ ngỏ cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Thứ tư, hệ thống CNTT, viễn thông và hệ thống tài chính ngân hàng cải tiến vượt bậc, lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng ngày càng được cải thiện, thói quen chi tiêu của dân cư cũng đang có nhiều biến đổi, nhất là khu vực thành thị, cán bộ viên chức, khu công nghiệp, trường học.

Thứ năm, với yếu tố pháp lý quan trọng nhưĐề án thanh toán không dùng tiền mặt và chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho thấy khách hàng tham gia giao dịch thanh toán qua ngân hàng tăng lên, vì vậy ngân hàng sẽ thu hút nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư tăng. Đây cũng là cơ hội gia tăng mở rộng thị phần tại khu vực thành thị, khu công nghiệp và đối tượng công chức.

4.5.2 Thách thức (Threats)

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn và thực hiện các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Đặc biệt, từ 01/01/2011, các Ngân hàng Nước ngoài sẽ được nhận tiền gửi bằng VNĐ các cá nhân Việt Nam mà không còn bị hạn, điều này đồng nghĩa với các thách thức sau:

Mọi biến động về kinh tế, chính trị và xã hội trên thế giới đều trực tiếp tác động đến Việt Nam và trước hết đến hệ thống tài chính ngân hàng về các khía cạnh tỷ giá, khả năng thanh khoản, thu hút các nguồn vốn nước ngoài, thanh toán, …

Thị phần trong nước của các NHTM sẽ bị chia sẻ, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, đặt các NHTM trước nguy cơ tụt hậu và thua ngay trên sân nhà.

Thứ hai, các đối thủ cạnh tranh là các NHTMCP ngày càng năng động, linh hoạt, nhạy bén và hàng ngày, hàng giờđang mở rộng và khẳng định thị phần tại các khu vực đô thị.

Các đối thủ cạnh tranh trực diện là các NHTMNN đang cạnh tranh quyết liệt tại khu vực đô thị, nay đã và đang định hướng mở rộng thị trường nông thôn thông qua mở Chi nhánh và Phòng giao dịch.

Các đối thủ cạnh tranh trực diện tại địa bàn nông thôn là hệ thống các QTD Nhân dân, có quy mô nhỏ nhưng dày đặc đến tận phường xã, huy động vốn với lãi suất cao.

Thứ ba, các sản phẩm thay thế dịch vụ ngân hàng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những “đối trọng nặng ký” đối với các NHTM, điển hình là Tiết kiệm Bưu điện của Tổng công ty Bưu chính viễn thông; các sản phẩm bảo hiểm; sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các công ty

21

chứng khoán, công ty quản lý quỹ, … Do vậy, một khối lượng lớn tiền nhàn rỗi thay vì được gửi vào ngân hàng như trước đây nay được đầu tư dưới nhiều hình thức, nhiều kênh khác nhau.

Thứ tư, các NHTMCP hoặc NHTM liên doanh với nước ngoài đã đặc biệt quan tâm và đầu tư rất lớn cho việc hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện tại cũng như nghiên cứu, giới thiệu và tung ra thị trường các sản phẩm ngày càng tiện ích hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

Thứ năm, với chính sách tiền tệ, cơ chế điều hành lãi suất, tỷ giá của NHNN đã tạo ra thách thức đối với các NHTMNN. Việc các NHTM cổ phần vượt rào, lách luật để thu hút khách hàng tiền gửi bằng cách tặng cho họ những quyền lợi vật chất - kể cả bằng tiền - xem như khuyến mãi nhưng thực chất là nâng lãi suất huy động vượt trần.

4.5.3 Điểm mạnh (Strengths)

Thứ nhất, AgriBank VN là NHTM lớn nhất về vốn tự có (gần 21.000 tỷ); tổng tài sản (trên 386.000 tỷ đồng); mạng lưới chi nhánh (hơn 2.200 chi nhánh và PGD khắp toàn quốc); AgriBank BT với mạng lưới 15 Chi nhánh, 23 điểm giao dịch trong phạm vi toàn tỉnh; cơ sở vật chất khang trang; với lực lượng đông đảo cán bộ nhân viên 409 người.

Đây là điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của AgriBank mà hiện tại không một đối thủ nào có được trên thị trường trong nước.

Thứ hai, khẳng định vị thế, uy tín và thương hiệu của một NHTM hàng đầu, Agribank có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước; đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn. Hiện tại, AgriBank VN chiếm thị phần trên 20% về tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng và AgriBank BT chiếm 40% về tổng nguồn vốn huy động tại Bình Thuận. Do vậy, hoạt động kinh doanh của AgriBank BT có tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế tỉnh nhà, đặc biệt huy động vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Cũng vì vai trò đặc biệt quan trọng của mình, Agribank luôn nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ và quan tâm trực tiếp của các cấp uỷĐảng, Chính quyền, Ngân hàng nhà nước từ trung ương đến cơ sở và các tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,vv…)

Thứ ba, có thế mạnh tuyệt đối về mạng lưới kênh phân phối. Với việc mở ra các chi nhánh tại các khu vực đô thị , AgriBank BT đã thu hút một khối lượng lớn tiền nhàn rỗi từ khu vực này chuyển vềđầu tư tại các khu vực nông thôn. Mạng lưới chi nhánh trải dài và rộng khắp, cho phép Agribank cung cấp các sản phẩm tới mọi đối tượng khách hàng, tại mọi vùng, miền kể cả vùng sâu, vùng xa.

22

Thứ tư, có một hạ tầng CNTT hiện đại. Với việc hoàn thành Dự án IPCAS năm 2008, Agribank đã xây dựng cho mình một ngân hàng lõi (CoreBanking) hiện đại; kết nối trực tuyến toàn bộ các chi nhánh cho phép Agribank đưa ra các sản phẩm tiền gửi khác biệt như: Tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng, USD đã đáp ứng trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong

Một phần của tài liệu Luận văn Quản trị kinh doanh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)