VI Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ: 1Thuế GTGT phải nộp cho hoạt động sản xuất
3 Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ (40 = 40a+40b )
3.1.1. Ưu điểm của công tác kế toán tại Công ty
Qua thời gian nghiên cứu thực tế công tác kế toán tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Quảng Ninh, em thấy công tác kế toán đã có góp phần không nhỏ vào việc giúp công ty ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Cụ thể như sau:
- Trong quá trình bán hàng, công ty luôn chủ động nắm bắt nhu cầu khách hàng tạo điều kiện cho việc mua và thanh toán tiền hàng được thực hiện một cách hợp lý và thuận tiện, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.
- Việc công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, tất cả đều làm trên phần mềm kế toán giúp cho việc xử lý, nhập hóa đơn chứng từ trở nên nhẹ nhàng, có hệ thống và dễ xử lý hơn, việc tổng hợp số liệu và cung cấp thông tin cho nhà quản trị cũng nhanh chóng, hiệu quả hơn. Nó cũng cho thấy được sự cải thiện tiên tiến theo con đường công nghệ thông tin của công ty.
- Công tác kế toán của công ty được tổ chức có kế hoạch, sắp xếp, bố trí cán bộ, nhân viên kế toán chặt chẽ, phù hợ giữa những thành viên với nhau, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán, ghi chép. Do đó mọi công việc đều được hoàn thành kịp thời dưới sự chỉ đạo của kế toan trưởng.
- Công ty in đặt hóa đơn căn cứ vào nhu cầu kinh doanh tự đặt hóa đơn và phát về các phòng kinh doanh để họ phát cho khách hàng. Công ty sử dụng và chấp hành nghiêm chỉnh hóa đơn chứng từ đúng theo mẫu và quy định của Bộ Tài Chính. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh trên hóa đơn, chứng từ phù hợp cả về số lượng, nguyên tắc ghi chép cũng như các yêu cầu của công tác quản lý chứng từ. Các chứng từ là cơ sơ ban đầu để thực hiện việc hạch toán, do vậy chứng từ được đánh giá theo trình tự thời gian và được kiểm tra thường xuyên về nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra các chứng từ gốc kèm theo. Việc kiểm tra này giúp phân loại, tổng hợp thông tin tài chính để ghi sổ chi tiết và tổng hợp.
Ngoài ra Công ty còn lập thêm các quỹ dự phòng nghiệp vụ. Các quỹ dự phòng nghiệp vụ bao gồm: Dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường và dự phòng dao động lớn. Việc trích lập dự phòng bảo hiểm được thực hiện theo các phương pháp quy định tại Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 hướng dẫ thực hiện Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 03 năm 2007 cuả Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp Bảo hiểm và doanh nghiệp Môi giới bảo hiểm.