Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ lao động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Vinland (Trang 30)

II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY cp ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG VINLAND.

1.4.Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

1. Những vấn đề chính trong quan hệ lao động tại CTCP đầu tư và xây dựng Vinland.

1.4.Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

1.4.1. Thực tiễn

- Cuối tháng 11 năm 2012, 13 công nhân tham gia thi công cho một công trình thủy lợi ở khu vực miền Trung do Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Vinland đảm nhận thực hiện đã lãn công. Đây là lần thứ 2 trong 3 tháng ( tính từ đầu

tháng 9 năm 2012) các công nhân này áp dụng biện pháp lãn công tại nơi làm việc để gây sức ép buộc công ty trả lương và phụ cấp cho họ. Lý do dẫn tới tình trạng này là việc công ty chưa chi trả cho công nhân 2 tháng lương trước đó, kèm theo việc họ không nhận được phụ cấp như lãnh đạo đã hứa.

- Sau lần lãn công đầu tiên, quyền lợi của các công nhân vẫn chưa đạt được do đại diện bên công ty chỉ trấn an và thỏa thuận để lùi lại thời hạn trả lương và phụ cấp thêm 10 ngày. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian đó, những công nhân này vẫn tiếp tục không nhận được lương và phụ cấp.

1.4.2. Hình thức

Lãn công: Công nhân đến công trường xây dựng nhưng không làm việc

1.4.3. Nguyên nhân

- Công ty không thanh toán lương và phụ cấp cho công nhân theo đúng thời hạn ghi trong hợp đồng lao động (Hợp đồng lao động mùa vụ) đã được ký kết trước đó giữa đại diện công ty là đội trưởng quản lý công trình với từng người lao động.

- Trong lần lãn công (xảy ra TCLĐ) đầu tiên, quyền lợi của từng người lao động không được giải quyết thỏa đáng.

Người sử dụng lao động (công ty) đã vi phạm các điều khoản và thỏa thuận về trả lương và phụ cấp cho người lao động được nêu rõ trong hợp đồng lao động đã ký kết giữa hai bên.

1.4.3. Giải quyết tranh chấp

- Đối với lần phát sinh TCLĐ đầu tiên: đại diện bên công ty tiến hành thương lượng, dàn xếp với các công nhân xây dựng (13 người).

- Đối với lần phát sinh TCLĐ thứ 2: công ty vẫn tiếp tục cho người đại diện đến thương lượng trực tiếp với các công nhân song không thành công. Kết quả, bên công ty đã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán lương và phụ cấp cho các công nhân xây dựng sau 3 ngày kể từ ngày thương lượng.

1.4.4. Đánh giá

phát ở mức cao.

- Phần lớn nguyên nhân làm phát sinh TCLĐ thường do tình trạng vi phạm pháp luật và chính sách về tiền lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm và điều kiện làm việc cho người lao động của các doanh nghiệp.

- Hình thức của các vụ TCLĐ: phần lớn diễn ra dưới dạng các cuộc đình công hoặc lãn công. Các vụ TCLĐ thường mang tính chất tự phát, ít có sự tổ chức bài bản.

- Các TCLĐ ít khi được giải quyết kịp thời, thường bị lẩn tránh hoặc kéo dài thời hạn giải quyết nhằm gây khó khăn cho NLĐ, từ đó dễ khiến họ từ bỏ quyền lợi.

- Quy trình, cách thức giải quyết TCLĐ khi có phát sinh thường được đơn giản hóa, do đó các yêu cầu, khiếu nại của NLĐ không được giải quyết triệt để, dễ phát sinh tiếp TCLĐ.

- NLĐ và người sử dụng lao động đều chịu tổn thất từ các vụ TCLĐ.

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ lao động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Vinland (Trang 30)