Sự tương hợp về mặt hình thức và nội dung của các cặp thoại hỏi –

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài[ (Trang 96)

6. Bố cục của luận văn

3.3.Sự tương hợp về mặt hình thức và nội dung của các cặp thoại hỏi –

hỏi – đáp

Đối với các cặp thoại hỏi – đáp thì ngoài sự tương hợp về hình thức thì sự tương hợp về mặt nội dung là vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Nhờ có điều này mà có thể tạo nên các cặp thoại có ý nghĩa. Hỏi gì đáp nấy là một điều không thể thiếu trong các cặp thoại hỏi đáp. Tuy nhiên không phải cứ hỏi thế nào thì phải trả lời thế ấy. Khi hỏi có thể PN hỏi thuộc loại câu hỏi chính danh hoặc không chính danh thì PN đáp cũng có thể là câu đáp trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong các cặp thoại chúng tôi khảo sát thì chúng tôi thấy có những điểm sau đây:

90

- Về mặt hình thức: Những PN hỏi và PN đáp chính danh rất dễ được nhận diện. Những loại PN hỏi TQ, PN hỏi có từ nghi vấn, PN hỏi lựa chọn hay PN hỏi có chứa TTTT là những PN hỏi chính danh có đặc điểm rõ ràng và cụ thể. Vì vậy, việc nhận diện các loại PN hỏi này cũng rất đơn giản. Và tỉ lệ của các cặp thoại chính danh là rất cao. Các cặp thoại chính danh xuất hiện nhiều trong cả giáo trình ở trình độ cơ sở lẫn trình độ nâng cao. Còn các cặp thoại không chính danh thì khó xác định về mặt hình thức mà phải dựa vào nội dung mới có thể xác định được.

Qua việc nhận diện các cặp thoại về mặt hình thức, chúng tôi thấy rằng: Các PN hỏi chính danh biểu hiện rất rõ và cụ thể với số lượng rất lớn.

- Về mặt nội dung: Trong các PN hỏi chính danh thì xuất hiện cả những PN đáp trực tiếp lẫn PN đáp gián tiếp. Nhưng trong những PN hỏi không chính danh thì không thấy có sự xuất hiện của PN đáp gián tiếp. Các PN hỏi và PN đáp có tỉ lệ tương hợp về mặt nội dung là khá cao. Mặc dù những PN đáp gián tiếp cần phải qua suy luận mới có thể hiểu được nhưng những PN đáp đó cũng có nội dung rất cụ thể và rõ ràng, không quá khó để có thể hiểu được. Và nội dung của PN đáp đó rất phù hợp với những thông tin mà PN hỏi cần.

Việc xem xét và phân loại các PN hỏi đáp chính danh và không chính danh được chúng tôi tiến hành về cả hai phương diện: đặc điểm hình thức và đặc điểm chức năng. Nói chung về mặt hình thức thì không quá khó để nhận ra nhưng về mặt nội dung thì cần phải xem xét rất kỹ. Và chúng tôi thấy rằng hỏi và đáp là hai hành vi có sự tương tác chặt chẽ về phương diện ngữ nghĩa - ngữ dụng.

3.4. Tiểu kết

Chương này khảo sát và phân loại các cặp thoại hỏi – đáp không chính danh. Qua kết quả mà chúng tôi khảo sát được thì tỉ lệ của cặp thoại hỏi – đáp không chính danh là rất ít so với các cặp thoại hỏi – đáp chính danh.

91

Thông qua phương pháp thống kê, phân loại và miêu tả, chúng tôi đã sắp xếp các loại cặp thoại không chính danh thành nhiều loại với những ý nghĩa khác nhau. Trong đó, loại PN hỏi bao gồm: PN hỏi có giá trị phỏng đoán, PN hỏi có giá trị khẳng định, PN hỏi có giá trị phủ định, PN hỏi có giá trị cầu khiến, PN hỏi có giá trị cảm thán và PN hỏi biểu thị sự ngạc nhiên. Trong số đó thì PN hỏi có giá trị phỏng đoán là loại PN chiếm tỉ lệ cao nhất và xuất hiện ở hầu hết các giáo trình, từ cơ sở đến nâng cao. Bên cạnh đó, PN hỏi có giá trị phỏng đoán sử dụng rất phong phú các loại cấu trúc hỏi khác nhau. Các PN hỏi còn lại xuất hiện không nhiều lắm và nằm rải rác ở tất cả các loại giáo trình.

Đối với các PN đáp không chính danh, sau khi phân loại, chúng tôi đã có các loại đáp không chính danh là: Đáp bằng cách hỏi lại, đáp bằng cách khẳng định, đáp bằng cách phủ định, đáp bằng cách cầu khiến, đáp bằng cách đưa ra lý do để giải thích. Các loại đáp này không xuất hiện cùng với các PN hỏi không chính danh. Tỉ lệ của loại đáp bằng cách hỏi lại là cao nhất. Đây là cách đáp không chính danh phổ biến nhất và xuất hiện rất nhiều trong cả giáo trình cơ sở lẫn giáo trình nâng cao. Các loại đáp còn lại thì xuất hiện ngang bằng nhau.

Việc khảo sát cặp thoại hỏi – đáp không chính danh phải dựa vào đặc điểm nội dung của cặp thoại, chứ không thể chỉ dựa vào đặc điểm về mặt hình thức. Chính vì vậy, việc khảo sát và phân loại được chúng tôi tiến hành rất kỹ và tỉ mỉ. Kết quả này đem lại cho chúng tôi lợi ích rất lớn trong việc biên soạn, sắp xếp các cặp thoại hỏi – đáp không chính danh thành một hệ thống. Để từ đó, chúng tôi có thể sử dụng cho việc biên soạn và giảng dạy các cặp thoại không chính danh một cách hợp lý và dễ hiểu nhất.

92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hội thoại là một phần không thể thiếu trong cấu trúc của mỗi giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài. Việc thiết kế những bài hội thoại phù hợp với trình độ của người học là một điều hết sức cần thiết. Các cuộc hội thoại có thể khác nhau nhưng chúng đều có đặc điểm chung về cấu trúc. Cặp thoại là một trong số những cấu trúc của hội thoại. Trong luận văn này, chúng tôi đã đi sâu vào khảo sát và phân tích cặp thoại hỏi – đáp trong các sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Từ những kết quả mà chúng tôi khảo sát được, chúng tôi hy vọng có thể giúp cho cả người học lẫn người dạy có một hệ thống cơ bản về cặp thoại hỏi – đáp để vận dụng một cách hiệu quả nhất trong việc biên soạn giáo trình cũng như giảng dạy.

Qua khảo sát 10 cuốn giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài ( 5 cuốn cơ sở và 5 cuốn nâng cao) thì chúng tôi có những nhận xét như sau:

- Đối với giáo trình cơ sở: Các cặp thoại hỏi – đáp chủ yếu xuất hiện ở dạng chính danh. Trong các giáo trình này có phần ngữ pháp giải thích rất rõ và cụ thể về cấu trúc, hình thức của các câu hỏi. Tuy nhiên, các phần giải thích ngữ pháp chỉ tập trung vào câu hỏi mà chưa có phần giải thích cho câu đáp.

Các bài luyện, bài tập và bài nghe được thiết kế để luyện cấu trúc hỏi – đáp cũng khá nhiều và rất rõ ràng. Ngoài những bài luyện về câu hỏi thì cũng có bài luyện về câu đáp. Điều này là rất phù hợp cho những người bắt đầu học tiếng Việt. Việc luyện hỏi – đáp nhằm tạo ra phản xạ tự nhiên và thói quen giao tiếp cho người mới học.

- Đối với giáo trình nâng cao: Các cặp thoại hỏi – đáp không chính danh xuất hiện nhiều hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì ở trình độ cao, người học cần phải được tiếp cận với những mục đích khác nhau của hỏi và đáp. Chính

93

vì thế các PN hỏi đáp hàm ẩn nhiều mục đích khác nhau, khiến người ta phải suy luận là cần thiết cho những người học ở trình độ cao.

Trong những giáo trình nâng cao có phần giải thích ngữ pháp về nhiều loại hỏi không chính danh như câu hỏi có giá trị nghi ngờ, phỏng đoán, ngạc nhiên hay những câu hỏi có giá trị khẳng định v.v...Ví dụ như ở quyển Thực hành Tiếng Việt B, Thực hành Tiếng Việt C của Đoàn Thiện Thuật hay quyển Tiếng Việt nâng cao của Nguyễn Thiện Nam....Mặc dù vậy, các phần giải thích ngữ pháp vẫn chỉ chú trọng vào phần hỏi mà chưa có sự quan tâm đến phần đáp. Hơn nữa, các phần giải thích này cũng chưa được sắp xếp thành một hệ thống để dễ phân biệt.

Ngoài ra, các cặp thoại hỏi – đáp không chính danh lại chủ yếu xuất hiện trong các bài hội thoại. Trong các phần luyện cũng có những bài luyện đặt câu hỏi hay trả lời câu hỏi, hoàn thành hội thoại v.v... nhưng số lượng chưa nhiều.

Tóm lại, Sự xuất hiện của các cặp thoại hỏi – đáp chính danh và không chính danh trong các giáo trình là hoàn toàn phù hợp với trình độ. Tuy nhiên, mỗi giáo trình lại có sự sắp xếp, giải thích khác nhau. Nhưng nói chung là các phần giải thích ngữ pháp đều rất rõ ràng và cụ thể. Chỉ có một điều là các phần giải thích đó chỉ tập trung vào phần hỏi mà chưa có sự quan tâm đến phần đáp.

2. Một số kiến nghị cho việc biên soạn giáo trình và giảng dạy các cấu trúc hỏi – đáp

- Dựa vào những nhận xét chung mà chúng tôi đã đưa ra ở trên thì việc biên soạn giáo trình sẽ vận dụng những ưu điểm của các giáo trình này. Qua đó, chúng tôi sẽ tiến hành sắp xếp những cấu trúc hỏi – đáp chính danh theo trình độ giáo trình.

94

- Phần giải thích ngữ pháp sẽ tập trung vào cả mặt cấu trúc lẫn nội dung của các cặp thoại. Cả phần hỏi lẫn phần đáp sẽ được chú trọng. Chúng tôi muốn sắp xếp các cấu trúc của PN hỏi – đáp chính danh và không chính danh thành những phần cụ thể dựa theo những nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này. Chẳng hạn như:

a. Đối với cặp hỏi – đáp chính danh sẽ bao gồm các loại: - PN hỏi TQ

- PN hỏi có từ nghi vấn - PN hỏi lựa chọn - PN hỏi có chứa TTTT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tương ứng với các PN hỏi chính danh này thì cũng có những PN đáp trực tiếp và gián tiếp.

b. Đối với cặp hỏi – đáp không chính danh sẽ bao gồm các loại:

- PN hỏi có giá trị phỏng đoán: bao gồm các cấu trúc như: Liệu, phải chăng, hay là, không biết v.v....

- PN hỏi có giá trị khẳng định: bao gồm các cấu trúc như: chứ đâu, chứ ai, chứ sao, chẳng phải ...sao?, không ...là gì? v.v...

- PN hỏi có giá trị phủ định: có thể sử dụng nhiều từ nghi vấn như: ai, gì, đâu, mấy, bao nhiêu...để chỉ sự phủ định hay cấu trúc “ làm sao mà...”

- PN hỏi có giá trị cầu khiến: Tùy vào ngữ cảnh để tạo dựng cặp thoại hỏi đáp.

- PN hỏi có giá trị cảm thán: Câu hỏi loại này thường sử dụng những từ nghi vấn như: biết bao, biết chừng nào, bao nhiêu, sao, đâu v.v...

- Đối với các PN đáp không chính danh cũng được sắp xếp để giải thích trong các phần ngữ pháp.

Tùy vào trình độ mà chúng tôi sẽ đưa những loại PN hỏi đáp trên vào các giáo trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong phần giải thích

95

ngữ pháp sẽ phải rất cụ thể và rõ ràng, cung cấp nhiều loại câu khác nhau. Sau đó, các bài luyện, bài tập cũng như các bài hội thoại sẽ được thiết kế để giúp người học tạo dựng kỹ năng hỏi và đáp.

Từ việc thiết kế các bài luyện cho cặp thoại, chúng tôi sẽ tiến tới thiết kế các đơn vị lớn hơn như đoạn thoại, hội thoại.

- Đối với việc giảng dạy: thông qua việc hiểu và nắm rõ những loại hỏi và đáp như vậy sẽ giúp cho người dạy có một hệ thống cụ thể về mặt cấu trúc cũng như chức năng của các loại PN hỏi – đáp. Từ đó, người dạy sẽ tìm ra cho mình những phương pháp tối ưu nhất để có thể truyền đạt cho người học hiểu và vận dụng trong giao tiếp. Khi có một hệ thống các PN hỏi và đáp cụ thể thì người dạy có thể tiến hành giải thích và cho người học luyện tập các cấu trúc đó.

Ngoài ra, nếu có sự phân loại các PN hỏi và đáp một cách có hệ thống thì người dạy sẽ dễ dàng tập trung, đi sâu vào từng loại, từ dễ đến khó để nắm được điểm mạnh cũng như điểm yếu của người học. Để từ đó có những bài luyện cho phù hợp, khắc phục những nhược điểm của người học.

Hỏi đáp là cách tốt để duy trì được cuộc thoại một cách lâu dài. Vì vậy, luyện tập hỏi đáp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp là một cách giúp cho người học hình thành được kỹ năng giao tiếp. Với mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào việc biên soạn giáo trình cũng như giảng dạy các cặp thoại hỏi – đáp, luận văn đã tiến hành khảo sát các cặp thoại hỏi – đáp trong một số giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài để từ đó có thể học hỏi được những kinh nghiệm biên soạn giáo trình cũng như có thêm kiến thức để vận dụng vào việc giảng dạy.

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt tập 2, Nxb Giáo dục, HN.

3. Gillian Brown – George Yule (2002), Phân tích diễn ngôn, Trần Thuần

(dịch), Nxb ĐHQG, Hà Nội.

4. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, NXB ĐHSP, HN.

5. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2006), Đại cương Ngôn ngữ học, tập 1,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2008), Ngữ dụng học, Nxb ĐH Sư

phạm.

7. Đỗ Hữu Châu (2010), Đại cương Ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục

Việt Nam.

8. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Dân (1999), Sơ lược về lý thuyết tam thoại, Tạp chí Ngôn

ngữ, số 3, tr. 1 – 8.

11. Hữu Đạt (1998), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐHQGHN.

12. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở Tiếng Việt,

Nxb Giáo dục Hà Nội.

13. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp Tiếng Việt,

NXBGD Việt Nam, Hà Nội

14. Lê Đông (1985), Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ,

97

15. Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu hỏi chính danh, Luận

án PTS Ngôn ngữ, ĐH QGHN.

16. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh

Thuyết (2002), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Thiện Giáp (2007), Dụng học Việt Ngữ, Đại học Quốc gia Hà

Nội

18. Phan Văn Giưỡng (1994), Tiếng Việt (Vietnamese) Intermediate 3,

National Library of Australia.

19. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb

Khoa học Xã hội.

20. Nguyễn Chí Hòa (1993), Thử tìm hiểu Phát ngôn hỏi và Phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Tạp

chí Ngôn ngữ, số 1, tr. 61 – 63.

21. Đỗ Thị Thúy Hoàn (2008). Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay, Luận văn thạc sĩ, ĐH QGHN.

22. V.B Kasevich (1998), Những yếu tố cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Khang (1997), Giáo trình Tiếng Việt với vấn đề giảng dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài nhìn từ góc độ giao tiếp ngôn ngữ,

NXBĐHQG, Hà Nội.

24. Nguyễn Lai (1997), Những bài giảng về Ngôn ngữ học đại cương, tập 1, NXB ĐHQG, Hà Nội.

25. Nguyễn Thiện Nam (2001), Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài và những vấn đề liên quan, Luận án tiến sĩ ngữ văn,

98 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung

tâm từ điển học.

27. Võ Đại Quang (2000), So sánh đối chiếu các kiểu câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa – ngữ dụng, ĐH KHXH

– NV, HN.

28. Saussure, F.de (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Tổ ngôn

ngữ học ĐHTH dịch, Nxb KHXH, Hà Nội.

29. Lý Toàn Thắng (1983), Vấn đề ngôn ngữ và tư duy, ngôn ngữ số 2, tr.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài[ (Trang 96)