Đáp bằng cách hỏi lại

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài[ (Trang 85)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.1.Đáp bằng cách hỏi lại

Đáp bằng câu hỏi là một loại đáp phổ biến nhất trong các loại câu đáp gián tiếp. Cách đáp này xuất hiện ở hầu hết các giáo trình, từ cơ sở đến nâng

79

cao. Trong các cặp thoại hỏi đáp mà chúng tôi khảo sát được thì PN đáp gián tiếp là câu hỏi chiếm tỉ lệ rất cao. Trong các PN đáp bằng cách hỏi lại có nhiều mục đích khác nhau. Đó có thể là xác nhận lại thông tin của PN hỏi khi người nghe chưa rõ câu hỏi hoặc chưa rõ nội dung mà PN hỏi cần. Chẳng hạn như:

1) H: Có xa lắm không ông?

Đ: Hả? Cái gì? Xa hả? Cô đi bộ được, không cần xe.

[Q3, tr. 186]

2) H: Bưu điện ở đâu ạ?

Đ: Bưu điện thành phố phải không?

[Q3, tr. 126] Hay ở quyển số 6, trang 44:

3) H: Lê ơi, cậu đã bao giờ xem đánh cờ người chưa?

Đ: Đánh cờ người à? Mình chỉ biết đánh cờ chứ chưa biết đánh cờ người là thế nào.

Ngoài ra, có những PN đáp mà người đáp sử dụng câu hỏi để thể hiện những thắc mắc của mình khi chưa thể đưa ra được câu trả lời ngay cho câu hỏi. Ví dụ như quyển số 1, trang 190:

4) H: Anh cần bao nhiêu tem?

Đ: Thư gửi đi nước ngoài phải dán bao nhiêu tem?

Hay

5) H: Anh thích màu gì?

Đ:Theo chị thì tôi nên dùng màu gì?

[Q1, tr. 175]

6) H: Anh định đi bằng máy bay hay xe lửa? Đ: Theo chị, đi bằng gì tiện hơn?

80

Cũng có khi câu đáp sử dụng câu hỏi để thể hiện sự ngạc nhiên. Ví dụ:

7) H: Này, cậu có thích đi du lịch không?

Đ: Sao cậu hỏi như vậy? Cậu biết là mình rất thích đi mà!

[Q6, tr. 106]

8) H: Anh Quang nào?

Đ: Chẳng lẽ anh không nhớ anh Quang, bạn anh à? Anh Quang vừa giành được huy chương vàng trong đại hội thể thao Châu Á ấy.

[Q7, tr.139] Cũng có khi PN đáp là câu hỏi khi người đáp muốn biết về một thông tin khác. Nên câu đáp đó chưa cung cấp được thông tin mà câu hỏi cần. Ví dụ ở quyển số 2, trang 148:

9) H: Mẹ ơi, Hôm nay thứ bảy mẹ cho con đi xem xiếc mẹ nhé? Đ: Con đi với ai?

Hoặc trang 80, quyển 2

10)H: Chiều mai ông có bận gì không? Đ: Mai là thứ mấy?

PN đáp cũng có thể là câu hỏi khi người đáp muốn biết mục đích của câu hỏi trước đó. Chẳng hạn ở quyển số 1, trang 182 và trang 238: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

H: Anh có rỗi không? Đ: Để làm gì anh?

Và H: Bây giờ chị có rỗi không? Đ: Làm gì anh?

Nói chung, đáp bằng câu hỏi là một cách đáp khá phổ biến và xuất hiện khá nhiều trong các cặp thoại hỏi đáp. PN đáp loại này được chúng tôi xếp vào loại đáp gián tiếp vì câu đáp như vậy chưa cung cấp được thông tin trực tiếp cho câu hỏi, đồng thời qua suy luận thì người ta lại thấy có nhiều mục đích ngầm ẩn trong các PN đáp đó. Nó có thể là xác nhận lại thông tin, thể

81

hiện sự ngạc nhiên hay cũng có thể là muốn biết thêm thông tin trước khi đưa ra câu trả lời, v.v...Đó là những mục đích trong các PN đáp bằng cách hỏi lại mà chúng tôi khảo sát được.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài[ (Trang 85)