Đáp bằng cách khẳng định

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài[ (Trang 88)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.2.Đáp bằng cách khẳng định

Đáp bằng cách khẳng định là cách đáp mà người đáp cung cấp thông tin cho PN hỏi bằng cách nhấn mạnh hoặc khẳng định lại thông tin. Thông qua các cấu trúc thể hiện ý nghĩa nhấn mạnh thì ta có thể hiểu được nội dung ngầm ẩn của câu đáp. Loại PN này cũng được chúng tôi đưa vào loại PN đáp gián tiếp. Ví dụ: quyển số 8, trang 86:

H: Bạn đã đi chùa Hương bao giờ chưa?

Đ: Ồ, ai đã một lần đến Việt Nam mà chẳng biết đến chùa Hương, một thắng cảnh kỳ thú ở nước này.

Câu đáp ở trên, qua suy đoán chúng ta có thể hiểu rằng, người đáp muốn khẳng định một điều là “ ai cũng biết chùa Hương nếu đã đến Việt Nam”. Như vậy, thay vì đáp trực tiếp cho câu hỏi là “tôi đã đến chùa Hương” hoặc “tôi đến chùa Hương nhiều lần rồi” thì người đáp đã sử dụng cách nói khẳng định “ai....mà chẳng biết đến chùa Hương” để trả lời một cách gián tiếp cho câu hỏi.

Cũng có thể trong câu đáp có sử dụng từ “mà” hoặc “mà lại” để biểu thị

ý nhấn mạnh, khẳng định một điều gì đó. Ví dụ: Ở trang 202, quyển 10 có các cặp thoại như sau:

1) H: Mua hàng bây giờ tiện nhỉ? Đ: Kinh tế thị trường mà lại. 2) H: Xe này đi thích nhỉ?

Đ: Xe xịn mà lại.

[Q10, tr.202]

82

Đ: Siêu thị mà lại. 4) H: Cô kia xinh thế nhỉ?

Đ: Hoa hậu báo tiền phong mà lại.

[Q10, tr. 208] Ở các cặp thoại trên, PN đáp đã trả lời bằng cách đưa ra thông tin để khẳng định và lại cung cấp thêm thông tin cho PN hỏi, thay vì cách trả lời đồng ý hay không đồng ý với PN hỏi. Cách đáp như vậy, ngoài mục đích khẳng định sự đồng ý với PN hỏi thì chúng ta cũng có thể suy luận ra rằng: người đáp đang muốn cung cấp thêm thông tin cho PN hỏi để khẳng định chắc chắn một lần nữa.

Qua khảo sát thì chúng tôi thấy rằng: loại PN đáp như vậy xuất hiện chủ yếu ở quyển số 10. Trong đó có nhiều bài luyện hỏi – đáp theo cách sử dụng của PN đáp có mục đích khẳng định này.

Ngoài ra, trong một số cặp thoại, chúng tôi cũng thấy PN đáp có sử dụng

cấu trúc “Sao lại không + tính từ / động từ” để trả lời cho PN hỏi. Đây là

cụm từ nghi vấn được dùng với ý nghĩa là để “khẳng định tuyệt đối” vì vậy trong một số cặp thoại thì chúng tôi thấy có sử dụng cấu trúc này để đáp. Ví dụ:

1) H: À, anh có nhớ con rùa ở đền Ngọc Sơn không? Con rùa to được trưng bày ở trong tủ kính ấy?

Đ: Sao lại không nhớ. Con rùa to đến mức làm cho chúng tôi kinh ngạc.

[Q7, tr. 45]

2) H: Làm tranh khắc gỗ có khó không ạ?

Đ: Sao lại không khó. Nhiều công đoạn lắm anh ạ. Trước hết là vẽ mẫu, sau đó khắc ván, in tranh, tô màu v.v...

83

Trong hai cặp thoại trên, các PN đáp thay vì đáp là “có” thì lại sử dụng cấu trúc “sao lại không...” – đây là một cấu trúc có ý nghĩa khẳng định sự tuyệt đối. Như vậy, có rất nhiều cách đáp để thể hiện sự khẳng định, thông qua sự khẳng định của câu đáp mà người ta có thể biết được nội dung mà người đáp muốn nói. Nhưng điều này cũng khiến cho người nghe phải suy luận để có thể hiểu được mục đích của PN đáp. Tuy cùng là mục đích nhưng các PN đáp có thể sử dụng nhiều cách đáp khác nhau. Chính vì vậy, trong các PN đáp trên, việc sử dụng cấu trúc nhằm mục đích khẳng định cũng là một trong các cách đáp. Và việc đáp bằng cách khẳng định như vậy cũng tạo nên sự phong phú và đa dạng trong các PN đáp.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài[ (Trang 88)