Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Thương mại và Phát triển khoa học kỹ thuật (Trang 27)

- Tổng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế công ty tăng không đồng đều giảm sút của năm 2011 nguyên nhân chủ yếu do sự biến động về tỷ giá ngoại tệ

2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty

2.2.1.1. Tình hình quản lý vốn lưu động của Công ty

Trong quản lý vốn lưu động cần nghiên cưu cơ cấu từng phần của vốn lưu động để có thể xây dựng một cơ cấu vốn lưu động hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền mặt tại quỹ 465,567,789 6.14 856,023,324 5.87 411,235,421 3.24 390,455,535 71.48 -444,787,903 48.322. Tiền gửi ngân hàng 378,294,562 3.69 537,691,002 3.62 108,368,844 0.75 159,396,440 66.56 -429,322,158 82.34 2. Tiền gửi ngân hàng 378,294,562 3.69 537,691,002 3.62 108,368,844 0.75 159,396,440 66.56 -429,322,158 82.34

3. Tiền đang chuyển - - - - - - - - - -

Tổng tiền 843,862,351 9.83 1,393,714,326 9.49 519,604,265 3.99 549,851,975 69.02 -874,110,061 65.33

Từ số liệu bảng trên, ta thấy vốn bằng tiền luôn chiếm tỷ lệ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn lưu động của công ty. Trong năm 2009 và năm 2010, vốn bằng tiền chỉ chiếm 9% trong tổng vốn lưu động. Đến năm 2011 thì vốn bằng tiền chỉ còn chiếm hơn 3% trong tổng vốn lưu động của công ty.

Quy mô vốn bằng tiền của công ty tăng trong năm 2010 nhưng trong năm 2011, quy mô vốn bằng tiền của công ty lại giảm mạnh với tỷ lệ giảm 65,33%. Tốc độ giảm mạnh này là do sự giảm mạnh của cả hai khoản mục: tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.

- Tiền mặt tại quỹ là khoản mục quan trọng không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Trong các năm 2009, 2010 và 2011, vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng vốn lưu động do đó lượng tiền mặt tại quỹ là khá khiêm tốn. Tiền mặt tại quỹ của công ty chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 6% trong tổng vốn lưu động và đến năm 2011 tỷ trọng này tiếp tục còn giảm, chỉ còn khoảng trên 3%. Đây chính là một điểm bất hợp lý trong kết cấu vốn bằng tiền của Công ty. Luợng tiền mặt không đủ sẽ gây khó khăn cho công ty trong quá trình hoạt động, bởi vì không đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán thường xuyên, từ đó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty.

- Tiền gửi ngân hàng cũng giống như tiền mặt tại quỹ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn lưu động của công ty và có xu hướng giảm qua các năm. Đặc biệt là năm 2011, khoản tiền gửi ngân hàng chỉ còn là 108.368.844VNĐ, chiếm tỷ trọng 0,75% trong tổng vốn lưu động của công ty, giảm 429.322.158 VNĐ tương ứn với tỷ lệ giảm 82.34% so với năm 2010. Mặc dù biết tiền gửi ngân hàng không chỉ được hưởng lãi mà còn có thể giúp công ty thanh toán qua ngân hàng thuận tiện, an toàn, nhanh gọn. Nhưng nếu duy trì lượng tiền gửi ngân hàng lớn sẽ gây tồn đọng vốn do không được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy tùy vào từng thời kỳ, từng giai đoạn sản xuất kinh doanh của công ty mà phải xem xét, nghiên cứu tỷ trọng, cơ cấu vốn bằng tiền một cách hợp lý và phù hợp.

Do vậy trong việc quản lý, sử dụng vốn lưu động muốn đem lại hiệu quả thì không thể không chú ý tới việc quản lý và sử dụng vốn bằng tiền. Quản trị vốn bằng tiền tốt sẽ giúp doanh nghiệp có đầy đủ luợng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, giảm tối đa rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái. Việc dự trữ tiền mặt phải luôn chủ động và linh hoạt.

*Quản lý các khoản phải thu

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán. Đó là các khoản phải thu. Tỷ lệ các khoản phải thu trong các doanh nghiệp là khác nhau phụ thuộc vào chính sách tín dụng, chính sách bán hàng của từng doanh nghiệp.

Chúng ta có thể xem xét tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty qua bảng dưới đây:

Bảng 2.4: Cơ cấu khoản phải thu của công ty

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Phải thu của khách hàng 4,763,285,111 48.32 5,815,324,899 36.45 8,664,297,190 58.32 1,052,039,788 41.56 2,848,972,291 85.11

2. Trả trước cho người bán - - - - - - - - - -

3. Các khoản phải thu khác 323,682,487 8.25 678,533,682 10.91 288,415,628 2.10 354,851,195 62.43 -390,118,054 51.44

Tổng tiền 5,086,967,598 56.57 6,493,858,581 47.36 8,952,712,818 60.42 1,406,890,983 54.78 2,458,854,237 54.19

Qua số liệu bảng dữ liệu trên ta thấy, các khoản phải thu của công ty đều tăng qua các năm với tốc độ tăng khoảng trên 50% mỗi năm.

Trong đó, khoản phải thu khách hàng là khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các khoản phải thu. Năm 2009 chiếm 80,67% trong tổng các khoản phải thu, năm 2010 chiếm 76,16% và năm 2011 chiếm 95,06%.

Khoản mục này có xu hướng tăng dần trong 3 năm gần đây, năm 2010 tăng 1.376.588.840 VNĐ tương ứng tốc độ tăng là 43,77% so với năm 2009, năm 2011 đã tăng 4.386.812.061 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 97,01%. Qua số liệu này cho thấy khoản vốn mà công ty bị khách hàng chiếm dụng cũng khá lớn, đặc biệt là trong năm 2011. Điều này có phần làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì được biết khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh qua các năm là do công ty ngày càng ký kết được nhiều đơn hàng xuất khấu với bạn hàng nước ngoài nhưng hình thức thanh toán lại là phương thức trả sau.

Ký kết được nhiều hợp đồng, mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng do uy tín của doanh nghiệp với các nhà cung cấp tương đối tốt, hơn nữa khi nhập khẩu nguyên vật liệu lại thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ trả tiền ngay (L/C at sight) nên công ty không phải ứng trước cho người bán. Công ty nên tiếp tục mở rộng và duy trì các mối quan hệ với các nhà cung cấp như hiện nay.

Dù biết đặc thù về chính sách bán hàng của công ty nhưng trong tương lai công ty nên có biện pháp tốt để có thể quản lý được công tác thu hồi nợ và điều chỉnh được chính sách bán hàng sao cho không ảnh hưởng đến doanh thu mà vẫn có thể giảm bớt được lượng vốn bị chiếm dụng, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

*Quản lý hàng tồn kho, dự trữ

Việc dự trữ hàng tồn kho, dự trữ là nhu cầu thông thường với các doanh nghiệp. Đối với công ty TNHH TM và Phát triển khoa học kỹ thuật, đây là một nhu cầu rất cần thiết vì công ty thường ký kết các hợp đồng xuất khẩu với điều

khoản về thời gian giao hàng rất chặt chẽ. Vì thế công ty luôn cần duy trì một lượng hàng tồn kho, dự trữ tương đối lớn để đảm bảo quá trình sản xuất của công ty được diễn ra thường xuyên, liên tục và đảm bảo thời gian giao hàng cho khách hàng.

Là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của công ty, cơ cấu hàng tồn kho được thể hiện thôngqua bảng dưới đây:

Bảng 2.5: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Nguyên liệu, vật liệu 1,509,527,340 20.38 2,538,534,947 24.56 2,794,706,257 23.18 1,029,007,607 68.17 256,171,310 9.17

2. Công cụ dụng cụ - - - - - - - - - -

3. Chi phí SXKD dở dang 1,183,605,420 15.61 1,988,554,000 18.24 2,384,652,100 17.10 804,948,580 68.01 396,098,100 19.92

4. Thành phẩm tồn kho - - - - - - - - - -

5. Hàng hóa tồn kho - - - - - - - - - -

6. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - - - - - - - -

Hàng tồn kho 2,693,132,760 35.99 4,527,088,947 42.80 5,179,358,357 40.28 1,833,956,187 68.09 652,269,410 14.54

Qua bảng số liệu trên, ta thấy rõ ràng rằng hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động của công ty, khoảng từ 36% đến gần 43%.

- Nguyên liệu, vật liệu các năm 2009,2010 và 2011 đều chiếm tỷ trọng trên 60% trong cơ cấu hàng tồn kho.

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu hàng tồn kho: 20,38%, 24,56% và 23,18% lần lượt trong các năm 2009, 2010 và 2011.

Qua 3 năm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang liên tục tăng lên. Nguyên nhân của sự tăng này là do càng ngày công ty càng nhận được nhiều hợp đồng sản xuất với số lượng tăng lên. Thêm nữa có nhiều đơn hàng lớn, phải sản xuất trong thời gian dài chưa hoàn thành trong năm được nên chi phí chưa kết chuyển được.

Trong cơ cấu hàng tồn kho của công ty, nguyên liệu, vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang luôn chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu. Là Doanh nghiệp sản xuất nên lượng nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn sẽ giúp doanh nghiệp luôn chủ động trong sản xuất và luôn đủ nguyên vật liệu cung ứng kịp thời cho sản xuất giúp quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn, giảm được các chi phí thiệt hại ngừng sản xuất và đảm bảo thời gian giao hàng cho khách hàng đúng tiến độ. Từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp và làm tăng doanh thu bán hàng. Tuy nhiên công ty phải xác định một lượng nguyên vật liệu dự trữ phù hợp với nhu cầu sản xuất của mình để giảm tới mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong dự trữ tồn kho.

Quản trị hàng tồn kho cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu xác định và duy trì được một mức tồn kho hợp lý sẽ tối thiểu hóa được chi phí dự trữ hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Nhưng nếu xác định không đúng làm mức tồn kho quá lớn sẽ làm tăng chi phí bảo quản, dự trữ. Vì vậy công ty cần duy trì tốt thành tich đạt được trong việc tiêu thụ, quản lý hàng hóa, sản phẩm

tồn kho đồng thời sử dụng các phương pháp xác định hàng tồn kho thích hợp để dự đoán đúng số nguyên vật liệu cần cung cấp, số lần cung cấp trong kỳ từ đó có quyết định dự trữ hàng tồn kho hợp lý. Bên cạnh đó duy trì một mức tồn kho hợp lý để vừ có đủ sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng không làm ứ đọng vốn góp phần sử dụng tiết kiệm vốn lưu động, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Thương mại và Phát triển khoa học kỹ thuật (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w