Đơn vị tính thuế

Một phần của tài liệu Thuế áp thu nhập cá nhân dụng đối với đối tượng không cư trú (Trang 32)

b) Đánh thuế trên cơ sở cư trú hay nguồn phát sinh thu nhập

1.4.3Đơn vị tính thuế

Vấn đề xác định đơn vị thuế – cơ sở để tính thu nhập chịu thuế của một đối tượng có một ý nghĩa quan trọng về tính công bằng xã hội có liên quan mật thiết với cơ cấu thuế suất. Mặc dù mỗi nước sử dụng đơn vị tính thuế khác nhau, song chủ yếu chỉ bao hàm: cá nhân hay gia đình.

Nếu áp dụng đơn vị thuế là hộ gia đình như ở Pháp thì đối tượng cư trú được kê khai nộp thuế theo hộ gia đình, bao gồm người nộp thuế và người nuôi dưỡng. Người nộp thuế là các cá nhân độc thân hoặc hộ gia đình chưa có con nhưng có thu nhập, người nuôi dưỡng là các con chưa đến tuổi thành niên, người tàn tật, … Khi tính thuế theo hộ gia đình có thể quy đổi từng thành viên trong hộ gia đình thành các suất thuế theo quy định:

• Một cặp vợ chồng chưa có con 2 suất

• Con thứ nhất (dưới 18 tuổi) 0,5 suất

• Con thứ 2 (dưới 18 tuổi) 0,5 suất

• Con thứ 3: tùy chính sách từng nước có khuyến khích sinh hay không….

Như vậy, thu thuế theo hộ gia đình là hợp lý hơn và công bằng hơn. Tuy nhiên, muốn thực hiện được chế độ đó phải có điều kiện là gia đình ổn định và phải đưa ra được định nghĩa cụ thể về gia đình, các qui định về người phụ thuộc, nuôi dưỡng…

Mỗi mô hình đánh thuế đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Mặc dù đơn vị tính thuế là cá nhân khó đạt được sự công bằng so với đơn vị tính thuế là gia đình, song nó lại đơn giản và dễ thực thi, ít tốn kém chi phí hành thu. Ở nước ta hiện nay nên áp dụng đơn vị thuế là cá nhân là phù hợp nhất, vì nếu áp dụng đơn vị thuế là gia đình thì chúng ta chưa có đầy đủ cơ sở và chi phí hành thu sẽ rất cao.

Một phần của tài liệu Thuế áp thu nhập cá nhân dụng đối với đối tượng không cư trú (Trang 32)