Kinh nghiệm điều hành chính sách thuế TNCN của một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Thuế áp thu nhập cá nhân dụng đối với đối tượng không cư trú (Trang 27)

b) Đánh thuế trên cơ sở cư trú hay nguồn phát sinh thu nhập

1.3 Kinh nghiệm điều hành chính sách thuế TNCN của một số nước trên thế giớ

hai phương pháp. Phương pháp thứ nhất thu vào thu nhập thực tế của từng cá nhân có ưu điểm đơn giản, dễ làm, thu kịp thời cho ngân sách, nhưng lại không đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập vì mỗi cá nhân có những hoàn cảnh và gánh nặng gia đình khác nhau. Trong một chừng mực nhất định, việc cho phép khấu trừ theo mức tiêu chuẩn hoặc suất miễn thu tiêu chuẩn có thể chưa thực sự sát với hoàn cảnh gia đình của những cá nhân cụ thể. Còn phương pháp thu vào thu nhập của cả hộ gia đình, tuy đảm bảo công bằng hơn về mặt xã hội song quá trình quản lý thu thuế phức tạp, chi phí hành thu cao nên ít được các nước áp dụng.

1.3 Kinh nghiệm điều hành chính sách thuế TNCN của một số nướctrên thế giới trên thế giới

Nội dung cơ bản của chính sách thuế TNCN ở một số nước trên thế

giới:

o Thuế TNCN ở Nhật: Phụ lục II (trang 88)

o Thuế TNCN ở Thái Lan: Phụ lục III (trang 91)

o Thuế TNCN ở Trung Quốc: Phụ lục IV (trang 96)

Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế từ sau Đại hội Đảng VI (1986), đến nay đã 20 năm, khoảng thời gian chưa đủ dài để chúng ta tiến hành giải quyết đồng bộ những vấn đề kinh tế vĩ mô, nhưng đó là một quá trình từng bước hoàn thiện công tác quản lý, điều hành kinh tế thị trường trong thời gian qua. Thống nhất quan điểm nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Thiết nghĩ những kinh nghiệm điều hành chính sách thuế TNCN của một số quốc gia có thể giúp Việt Nam trong việc xây dựng một chính sách thuế TNCN trong giai đoạn tới.

Nhìn chung, chính sách thuế TNCN của các nước có những điểm như sau:

- Hầu hết các quốc gia đều thực thi chính sách thuế thu nhập cá nhân chứ không phải thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao như Việt Nam chúng ta. Do vậy mỗi cá nhân trong nền kinh tế đều phải chịu sự điều tiết của sắc thuế này, không căn cứ vào thu nhập nhiều hay ít, họ chỉ được phép trừ khỏi thu nhập các khoản chiết trừ gia cảnh theo luật định trước khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. Cho nên, cá nhân chỉ không phải nộp thuế TNCN khi và chỉ khi nhu nhập của họ nhỏ hơn các khoản chiết trừ gia cảnh luật định gắn với điều kiện thực tế của họ.

- Không có sự phân biệt đối xử trong việc qui định thuế suất thuế TNCN giữa công dân trong nước và người nước ngoài, còn ở Việt Nam thì biểu thuế lũy tiến được tách bạch gồm hai phần: phần áp dụng cho công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư ở Việt Nam; phần áp dụng cho người nước ngoài và cá nhân Việt Nam đi lao động công tác ở nước ngoài, theo khuynh

hướng ưu tiên cho người nước ngoài hơn so với người Việt Nam từ những qui định về ngưỡng chịu thuế, về cùng một mức thuế suất nhưng thu nhập chịu thuế đối với người nước ngoài cao hơn công dân Việt Nam…

- Đa số các nước đánh thuế theo nguyên tắc “cư trú” đối với đối tượng cư trú tại nước mình và phải chịu thuế TNCN trên thu nhập toàn cầu, không phân biệt nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ở nước ngoài, đánh thuế theo nguyên tắc “nguồn phát sinh thu nhập” đối với đối tượng không cư trú, đối tượng này chỉ phải nộp thuế cho phần thu nhập có được phát sinh trong nước. Tuy nhiên mỗi nước qui định đối tượng cư trú và không cư trú là không giống nhau.

- Đơn vị tính thuế được đa số các nước áp dụng là cá nhân như ở Nhật, Thái Lan, Trung Quốc…, Pháp xác định đơn vị tính thuế là hộ gia đình, đây được xem là cách thu thuế hợp lý nhất và công bằng nhất, vì có xét đến điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình.

- Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế là thu nhập ròng (thu nhập sau khi trừ các khoản chiết trừ gia cảnh hoặc chi phí hợp lý tạo ra thu nhập). Tuy nhiên mỗi nước xác định thu nhập chịu thuế có những điểm khác nhau như:

+ Luật thuế thu nhập cá nhân của Pháp xác định 8 loại thu nhập chịu thuế.

Thu nhập ròng làm căn cứ tính thuế là tổng hợp thu nhập ròng của từng loại thu nhập mà mỗi đối tượng nộp thuế có được trong năm. Tổng thu nhập chịu thuế của hộ nộp thuế bằng tổng các khoản thu nhập ròng từ mọi nguồn thu nhập của đối tượng nộp thuế cộng với tổng thu nhập của vợ (hoặc chồng) và của các con sáp nhập vào hộ (nếu có) sau khi trừ các khoản lỗ của từng loại thu nhập. Ngoài ra, hộ nộp thuế còn được trừ khỏi tổng thu nhập chịu thuế một khoản chi phí như: trợ cấp đời sống bắt buộc theo phán quyết của tòa

đối với vợ (chồng) đã ly thân hay ly hôn, chi nuôi dưỡng người già trên 75 tuổi… và khoản lỗ chưa trừ hết trong 5 năm trước.

+ Nhật Bản xác định thu nhập chịu thuế theo từng nguồn hình thành thu

nhập, mỗi loại thu nhập chịu thuế được xác định bằng tổng thu nhập trừ đi các khoản khấu trừ hoặc các khoản chi phí hợp lý tùy thuộc vào nguồn hình thành thu nhập.

+ Đối với Thái Lan thu nhập chịu thuế được xác định tương tư như ở Pháp

là tổng thu nhập ròng chịu thuế tổng hợp từ các nguồn của cá nhân, nhưng khác so với Pháp là Thái Lan có đơn ví tính thuế là cá nhân nên thu nhập ròng chịu thuế được tính cho cá nhân chứ không cộng vào thu nhập của cả hộ như ở Pháp.

+ Trung Quốc xác định thu nhập chịu thuế theo từng nguồn hình thành thu

nhập, tùy từng loại thu nhập mà xác định thu nhập chịu thuế khác nhau như: đối với thu nhập từ lao động, thu nhập chịu thuế được xác định bằng tổng thu nhập trừ đi các khoản được khấu trừ, sau đó tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần; đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thu nhập chịu thuế là phần thu nhập còn lại sau khi trừ các chi phí liên quan và chịu thuế suất 20%…

- Về thuế suất: Thuế suất cao nhất trong biểu thuế có sự khác nhau, chẳng

hạn như ở Inđonêxia 35%, Thái Lan 37%, Trung Quốc 45%, Malaysia 34%,

Hàn Quốc 40%,…

Một phần của tài liệu Thuế áp thu nhập cá nhân dụng đối với đối tượng không cư trú (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w