0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý vật liệu chính theo kho

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM (Trang 49 -49 )

Để đảm bảo tính lôgic hợp lý, dễ dàng nhận biết quản lý một cách chi tiết, cụ thể, chính xác vật liệu chính bông và xơ về lượng và giá trị trong hệ thống sổ kế toán. Công ty nên mở thêm kho vật liệu xơ, tách thành hai kho riêng: Kho vật liệu bông và kho vật liệu xơ. Sự tách bạch này, giúp cho kế toán dễ quản lý, thuận tiện và cung cấp được số tồn về lượng cũng như về tiền của hai kho một cách nhanh chóng, chính xác, không phải tính toán, đối trừ mới ra số liệu tồn từng loại vật liệu.

3.2.2. Hoàn thiện về công tác dự trữ vật liệu

Công ty cần xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể, lập kế hoạch cho từng tháng, quí, cân đối giữa kế hoạch với nhu cầu, tránh tình trạng bị ứ đọng vốn, làm tăng chi phí bảo quản, bởi vật liệu bông lượng hao hụt lớn và công tác bảo quản đòi hỏi tính cẩn trọng cao. Từ sự chiếm dụng vốn này, đến các chi phí tăng do đó sẽ kéo theo giá thành sản phẩm tăng.

Vì vậy, công ty cần phải thực hiện tốt công tác tổ chức đánh giá, phân tích tình hình quản lý và sử dụng vật liệu. Để làm được việc này, công ty nên phân công cho mỗi cán bộ phụ trách chuyên mua một hoặc một số loại vật liệu nhất định, khai thác các nguồn cung cấp phong phú, đảm bảo việc thu mua hợp lý, ổn

chủng loại và qui cách phẩm chất. Căn cứ vào khả năng sản xuất và tình hình thị trường, phòng vật tư xây dựng định mức cho phù hợp với từng loại nguyên vật liệu nhằm dự trữ ở mức hợp lý, đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất. Nếu là nguyên vật liệu sẵn có và thị trường ổn định thì nhu cầu dự trữ ở mức thấp ( từ 6 đến 8 ngày). Ngược lại, nếu là nguyên vật liệu khan hiếm, ít có người cung cấp hoặc mất nhiều thời gian trong vận chuyển thì có lượng dự trữ cao hơn.

3.2.3. Hoàn thiện thủ tục nhập – xuất kho nguyên vật liệu

Công ty quy định rõ trách nhiệm của cán bộ thu mua vật liệu. Khi mua vật liệu về cần phải bàn giao chứng từ một cách kịp thời và đầy đủ cho kế toán để hạch toán kịp thời, chính xác số lượng giá trị nguyên vật liệu nhập kho và theo dõi, giám sát tình hình biến động của vật liệu đó.

Nguyên vật liệu mua về cần phải làm thủ tục nhập kho trước khi xuất kho cho các phân xưởng sản xuất, có như vậy kế toán mới thực hiện tốt chức năng giám sát của mình trong việc sử dụng nguyên vật liệu. Đồng thời kế toán hạch toán được chính xác chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.

Khi xuất kho, nhất thiết bộ phận vật tư phải làm thủ tục xuất kho, kế toán vật liệu in ngay phiếu xuất và các bộ phận liên quan ký nhận rồi bộ phận sử dụng cầm phiếu xuất xuống kho nhận, khi nhận đủ số lượng người nhận và thủ kho ký đồng thời, cuối ngày thủ kho vào thẻ kho và chuyển trả phiếu xuất cho kế toán vật liệu. Như vậy đỡ mất thời gian chuyển phiếu cho các bộ phận liên quan ký nhận. Trường hợp nhập trong ngày, lượng hàng trên thẻ kho của thủ kho hết nhưng thực tế hàng đã vừa nhập chưa kịp làm thủ tục viết phiếu nhập, có lệnh xuất phục vụ yêu cầu sản xuất thì thủ kho cần thông báo cho kế toán vật liệu điều chỉnh ngày lập phiếu theo đúng ngày nhập thực tế hoặc ngày xuất để tránh tình trạng số liệu trên sổ kế toán và thẻ kho có số tồn âm (-).

3.2.4. Hoàn thiện về cách tính giá trị thực tế phế liệu nhập kho

Để đảm bảo, dự phòng giảm giá phế liệu nhập kho, Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá phế liệu nhập kho theo công thức sau:

Trị giá phế liệu = Gía bán thực tế Thuế GTGT tính Tiền lãi (tính bằng nhập kho trên thị trường trên giá bán 5% giá bán)

KẾT LUẬN

“ Tổ chức kế toán nguyên vật liệu” là một đề tài quen thuộc, tưởng chừng

như giản đơn nhưng khi tìm hiểu và hệ thống hoá được thông tin giữa lý luận và thực tiễn mới thấy được sự đa dạng muôn hình và tầm quan trọng của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như vai trò kế toán vật liệu trong hệ thống kế toán nói chung tại doanh nghiệp. Việc hạch toán chính xác nguyên vật

quản lý tốt vật liệu, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu và tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển chiến lược cạnh tranh mặt hàng chiếm lĩnh thị phần trên thị trường cạnh tranh.

Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH dệt Hà Nam, qua tham khảo tài liệu, nghiên cứu số liệu, thâm nhập tình hình thực tế và dựa trên nền tảng kiến thức đã học. Em đã nhận thức được tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu trong công ty, sự cố gắng về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty. Tuy vậy, công ty cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng, phát huy những mặt tích cực đã đạt được, cố gắng khắc phục những tồn tại để nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, công ty cần chủ động tích cực trong việc cải tiến công tác cho phù hợp với điều kiện của mình, với chế độ kế toán hiện hành. Từ đó tạo điều kiện cho công cuộc đổi mới, hoà nhập và tạo uý tín lớn trên thị trường.

Xuất phát từ những ưu, nhược điểm của công ty, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiên đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty. Tuy nhiên, do thời gian thực tế tại công ty chưa dài, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên dù đã có cố gắng, báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu xót và còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, các anh chị trong phòng kế toán của công ty để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa, và qua đó giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong công tác hạch toán kế toán.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa kế toán của Đại học kinh tế quốc dân, Ban giám đốc công ty, các phòng tổ chức cán bộ, phòng vật tư, phòng kinh doanh, các phân xưởng sản xuất,.. đặc biệt là sự nhiệt thành hướng dẫn của các anh chị trong phòng kế toán công ty và hơn thế nữa đó là sự tận tâm của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ đã giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn./.

Sinh viên

Hoàng Thị Ánh Tuyết

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán năm 2011 liên quan tới nguyên vật liệu tại công ty TNHH dệt Hà Nam (do phòng kế toán cung cấp).

2. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM (Trang 49 -49 )

×