Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty TNHH dệt Hà Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH dệt Hà Nam (Trang 30)

2.2.1. Phương pháp kế toán tổng hợp áp dụng tại công ty TNHH dệt Hà Nam

Công ty có hai dây chuyền sản xuất quy mô xây dựng thành 2 nhà máy. Thực tế mô hình trực tiếp quản lý sản xuất mới chỉ có 01 ban giám đốc nhà máy chỉ đạo chung 2 dây chuyền trên 2 cơ sở khác nhau (Cơ sở sản xuất tại trung tâm nhà máy - Dây chuyền 1- Nhà máy I; Cơ sở sản xuất tại khu CN Châu Sơn - dây chuyền 2 - Nhà máy II). Tuy nhiên công tác hạch toán kế toán tập trung về phòng kế toán Công ty, các nhà máy không hạch toán riêng. Vì vậy công tác theo dõi nhập - xuất nguyên vật liệu diễn ra hàng ngày thường xuyên, liên tục. Để theo dõi hoạt động của từng nhà máy về tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu tại mọi thời điểm. Kế toán của Công ty đã sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán tổng hợp vật liệu.

Các tài khoản sử dụng:

Để phục vụ cho kế toán tổng hợp vật liệu. Công ty sử dụng các TK sau: TK 152: Nguyên liệu vật liệu

TK 152.1: Nguyên liệu Bông, Xơ TK 152.2: Vật liệu phụ

TK 152.3: Nhiên liệu

TK 152.4: Vật tư & phụ tùng thay thế sửa chữa TK 152.5: Phế liệu thu hồi

TK 152.6: Vật liệu xây dựng

TK 152.7: Phụ tùng thay thế khu công nghiệp TK 152.8: Nguyên liệu Bông, Xơ khu công nghiệp TK 152.9: Vật liệu phụ khu công nghiệp

+ Đối với các nghiệp vụ nhập vật liệu: Khi vật liệu được mua về, sau khi tiến hành kiểm tra thì được nhập kho. Kế toán sử dụng các TK như: TK 111, TK 112, TK 133, TK 331, TK 141, TK 311 ... để phản ánh, các tài khoản này được phản ánh vào bên Có đồng thời với việc phản ánh và bên Nợ TK 152.

+ Đối với các nghiệp vụ xuất vật liệu: Kế toán phản ánh vào bên Có TK152, đồng thời phản ánh vào bên Nợ các TK đối ứng như TK 621, TK 627,

TK 621.1; TK 627.1; TK 154.1; TK 142.1: Nhà máy I (Trụ sở chính) TK 621.2; TK 627.2; TK 154.2; TK 142.2: Nhà máy II (khu CNCS)

2.2.2. Kế toán tổng hợp nhập vật liệu tại công ty TNHH dệt Hà Nam

Khi nhập vật liệu, tuỳ theo từng nguồn nhập mà kế toán tiến hành định khoản và nhập dữ liệu vào máy tính.

- Đối với vật liệu mua ngoài nhập kho.

Các loại vật liệu mua ngoài, kế toán vật liệu tính giá nhập bằng giá mua ghi trên hoá đơn (chưa có VAT) cộng thêm các khoản chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan đến mua hàng.

+ Đối với hàng mua trong nước:

Khi hàng về nhập kho có đầy đủ các hoá đơn cùng về, kế toán tiến hành thực hiện định khoản như sau:

Nợ TK 152, 153

Có TK 331( chi tiết cho các đối tượng liên quan nếu có), TK 111, 112 , 311....

Công ty thực hiện nộp thuế CTGT theo phương pháp khấu trừ. Do đó, đối với các loại vật liệu mua nhập kho thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán sẽ định khoản như sau: Nợ TK 133

Có TK 331(chi tiết các đối tượng nếu có), 111,... Trường hợp mua nguyên vật liệu theo hợp đồng bán tại kho bên mua thì giá nhập kho là giá ghi trên hoá đơn.

Còn trường hợp cán bộ ứng tiền đi mua vật tư, đi xe ô tô của Công ty thì hoá đơn xăng xe đi chở hàng không hạch toán vào TK 152. Đơn vị hạch toán vào chi phí trực tiếp nguyên vật liệu. Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 621

Có TK 111

+ Đối với hàng mua nhập khẩu: Nguyên vật liệu chính của Công ty thường mua ở nước ngoài chẳng hạn các loại Bông, Xơ. Những mặt hàng này không phải chịu thuế nhập khẩu. Công ty phải trả tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu. Khi trả tiền hàng thông qua hình thức mở L/C và nhận nợ với Ngân hàng.

Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 152,153

Có TK 311, 331, ( chi tiết các đối tượng nếu có), 111, 112 ... Phần thuế GTGT được khấu trừ kế toán định khoản:

Nợ TK 133

Có TK 331(chi tiết các đối tượng nếu có), 111,...

- Trường hợp nhập vật liệu do tự gia công chế biến dựa vào phiếu nhập kho kế toán định khoản: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 152, 153

Có TK 621, 627

- Đối với phế liệu nhập kho, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 152, 153

Có TK 154 Ví dụ:

* Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0078156 và phiếu nhập kho số hiệu: NB01/01 của tháng 1 năm 2011 mua vật liệu chưa trả tiền Công ty Minh Vũ. Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 152.1: 13.195.000

(Chi tiết cho Vật liệu Bông Việt Nam) Có TK 331: 13.195.000

(Chi tiết cho Công ty TNHH Minh Vũ - Nam Định) Phần thuế giá trị gia tăng được khấu trừ sẽ được phản ánh như sau:

Nợ TK 133: 1.319.500 Có TK 331: 1.319.500

( Chi tiết cho Công ty TNHH Minh Vũ - Nam Định)

* Trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu Bông Brazil theo hoá đơn thương

mại (Invoice)NO: 79/2011 và phiếu nhập kho số NB03/01 ngày 8/1/2011và tờ khai hàng nhập khẩu. Công ty đã nhận được giấy báo nhận nợ của ngân hàng CT Hà Nam đã trả tiền hàng nhập khẩu lô bông này (không có chênh lệch tỷ giá,

hải quan bằng tiền mặt tại phiếu chi số 12 ngày 10/1/2011. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 152.1: 2.270.198.000 Có TK 111: 300.000 Có TK 311: 2.239.481.000 Có TK 331: 30.417.000

(Chi tiết Công ty vận tải & thuê tàu biển Việt Nam)

Và Nợ TK 133 2.954.500

Có TK 331: 2.954.500

(Chi tiết Công ty vận tải & thuê tàu biển Việt Nam) Tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu Công ty trả bằng tiền gửi Ngân hàng, kế toán định khoản:

Nợ TK 133: 223.948.000 Có TK 112: 223.948.000

Đồng thời tuỳ vào tình hình thanh toán, kế toán sẽ định khoản và đưa số liệu vào máy tính. Khi đã thanh toán cho người bán, Kế toán thanh toán sẽ định khoản nhập vào máy như sau:

Nợ TK 331 ( Chi tiết cho từng đối tượng) Có TK liên quan.

Ví dụ: Khi trả tiền cho Công ty TNHH Minh Vũ, số tiền 14.514.500 đồng bằng chuyển khoản, kế toán thanh toán sẽ định khoản và nhập số liệu vào máy như sau: Nợ TK 331: 14.514.500

( Chi tiết cho Công ty TNHH Minh Vũ - Nam Định) Có TK 112: 14.514.500

Trong khi nhập dữ liệu vào máy tính, kế toán phải nhập mã khách hàng (mã đơn vị các đối tượng quản lý) và số tiền thanh toán, máy tự động vào sổ chi tiết tài khoản phải trả cho người bán 01 đối tượng và sổ tổng hợp tài khoản phải trả cho người bán - tất cả các đối tượng. Tại sổ này mỗi nhà cung cấp được theo dõi trên một trang sổ và mỗi phiếu nhập kho lại được theo dõi trên một dòng của

trang. Số dư đầu tháng do máy tự động chuyển từ tháng trước sang. Cuối tháng kế toán in 2 loại sổ này (Sổ chi tiết và Sổ tổng hợp).

Ví dụ : Công ty TNHH Minh Vũ - Nam Định phải nhập mã đơn vị (CTMV. Khi đó máy tính sẽ tự động chuyển số liệu vào Sổ theo dõi các khoản phải trả người bán TK 331 và Sổ tổng hợp Tài khoản 331.

SỞ CÔNG NGHIỆP HÀ NAM SỔ THEO DÕI CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TK 331

CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM THÁNG 1 – 2011

TÊN ĐỐI TƯỢNG: CÔNG TY TNHH MINH VŨ - NAM ĐỊNH

STT Chứng từ

Diễn giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài khoản Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Nợ Có NX NT Số dư đầu kỳ 28.809.437

1 NB01/01 Nhập bông Việt Nam của công ty TNHH MInh Vũ Nam Định (HĐ 0078156) Nhập bông của Công ty TNNH Minh Vũ - Nam Định 152.1 1331 331 331 KG 700 13.195.000 1.319.500 Trả tiền mua bông

(HĐ0078156) 14.514.500 Tổng cộng phỏt sinh: Số dư cuối kỳ: 14.514.500 14.514.500 28.809.437

Hà Nam, ngày 31 tháng 01 năm 2011

SỞ CÔNG NGHIỆP HÀ NAM SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 331

CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM THÁNG 1 – 2011

TÊN ĐỐI TƯỢNG: TẤT CẢ CÁC ĐỐI TƯỢNG

STT Mã đối tượng

Tên đối tượng Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ

Nợ Có Nợ Có Nợ Có .. ... ... 5 CTMV Công ty TNHH Minh Vũ Nam Định 28.809.437 14.514.500 14.514.500 28.809.437 6 CTVTTBVN Công ty vận tải &

Thuê tàu biển Việt Nam

15.000.000

33.371.500 67.565.500

49.194.000 7 CTTBTA Công ty thiết bị

Tam Anh

17.590.000 37.590.000 20.000.000

... .... ... ... ... .... ....

... ... ... ... ... ....

28 CTSN Công ty Sơn Nam 19.679.000 22.500.000 15.654.800 12.833.800

Cộng 3.714.415.716 7.507.136.88

4

5.653.568.44 2

1. 8 60.847.274

Số dư đầu kỳ Có: 3.714.415.716 Hà Nam, ngày 31 tháng 1 năm 2011

Số dư cuối kỳ Có: 1.860.847.274

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH dệt Hà Nam (Trang 30)