CĂN CỨ VÀO MÀU CỦA NGỌN LỬA, CÓ THỂ ĐOÁN NHẬN TRONG CHẤT ĐANG CHÁY CÓ NGUYÊN TỐ GÌ KHÔNG ?

Một phần của tài liệu SKKN Đề tài “Giải thích định tính các hiện tượng Quang học”_VẬT LÝ LỚP 12 (Trang 35)

ĐANG CHÁY CÓ NGUYÊN TỐ GÌ KHÔNG ?

Chất hơi khi phát sáng thì cho quang phổ vạch, nghĩa là ánh sáng của nó chỉ gồm một số màu, ứng với những bước sóng xác định.

Bỏ vài hạt muối ăn vào ngọn lửa đèn cồn, ta thấy ngọn lửa có màu vàng đặc biệt. Quan sát ánh sáng vàng đó qua một kính quang phổ, ta thấy trên quang phổ có một vạch màu vàng, ở vị trí ứng với bước sóng 0,589μm.

Khí hyđrô chứa trong một ống kín, ở áp suất vài milimet thuỷ ngân cũng phát sáng một cách dễ dàng, nếu ta gắn sẵn ở hai đầu ống hai điện cực, và nối hai cực này với một nguồn điện vài nghìn vôn. Khi đó hyđrô phát ánh sáng màu lam nhạt gần như trắng. Quan sát ánh sáng ấy qua kính quang phổ, ta thấy có bốn vạch : Đỏ, lam, chàm, tím.

Các chất khí như ôxy, nitơ, hêli, khí cacbônic, hoặc hơi nước, hơi kim loại v.v... khi phát sáng đều cho một quang phổ gồm nhiều vạch riêng biệt. Điều rất đặt biệt là vạch quang phổ của các nguyên tố khác nhau là khác nhau, và vạch quang phổ của một nguyên tố xác định là hoàn toàn không đổi, dù nguyên tố ấy hoá hợp với bất kỳ nguyên tố nào khác. Chẳng hạn, sut, cacbônat natri, muối ăn, khi nóng sáng bao giờ cũng cho vạch quang phổ màu vàng đặc trưng cho nguyên tố natri. Vì vậy muốn biết trong một chất có những nguyên tố gì, ta có thể đốt cho chất đó nóng sáng, và quan sát ngọn lửa qua một kính quang phổ : nhìn các vạch phổ, có thể biết, nguyên tố nào đã phát ra vạch ấy. Đó là cơ sở của phép phân tích quang phổ, một trong các phương pháp quan trọng nhất.

Nếu chất phải phân tích chỉ chứa một, hai nguyên tố, thì nhiều khi chỉ cần nhìn màu sắc ngọn lửa, người có kinh nghiệm cũng đoán nhận được, đó là nguyên tố gì./.

Một phần của tài liệu SKKN Đề tài “Giải thích định tính các hiện tượng Quang học”_VẬT LÝ LỚP 12 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w