VÌ SAO BAN NGÀY NHÌN NGỌN ĐÈN ĐIỆN NGOÀI PHỐ (CÒN THẮP SÁNG) TA KHÔNG THẤY LÓA MẮT NHƯ VỀ BAN ĐÊM, MẶC DẦU CƯỜNG ĐỘ SÁNG CỦA

Một phần của tài liệu SKKN Đề tài “Giải thích định tính các hiện tượng Quang học”_VẬT LÝ LỚP 12 (Trang 26)

KHÔNG THẤY LÓA MẮT NHƯ VỀ BAN ĐÊM, MẶC DẦU CƯỜNG ĐỘ SÁNG CỦA ĐÈN KHÔNG THAY ĐỔI?

Hiện tượng lóa mắt thường gặp, khi điều kiện chiếu sáng thường thay đổi đột ngột, khiến mắt không kịp thích nghi. Chẳng hạn, trong rạp chiếu bóng, khi hết phim, nếu đèn điện nhất loạt bật sáng, thì mắt bị lóa; mùa hè đang đi ngoài đường nắng, vén mành mành bước vào nhà, ta cũng bị lóa mắt, và phải đứng định thần vài phútmới trông rõ mọi vật trong buồng.

Nguyên nhân sự lóa mắt, là do các tế bào nhạy sáng của mắt thay đổi độ nhạy chậm hơn điều kiện chiếu sáng. Mắt được cấu tạo để nhìn trong những điều kiện chiếu sáng rất khác nhau, từ những chỗ rất sáng, như đường phố lúc trưa hè, đến những chỗ tối như “đêm ba mươi”: võng mạc của mắt có hai loại tế bào; tế bào nón hoạt động khi đủ ánh sáng, (ban ngày) tế bào que chỉ hoạt động khi thiếu ánh sáng (chiều, tối).

Cả hai loại tế bào này lại có độ nhạy tăng dần, khi lượng ánh sáng rọi vào mắt giảm. Trước thuỷ tinh thể của mắt, lại còn có con ngươi, tự động mở rộng khi thiếu ánh sáng, và tự động thu hẹp khi ánh sáng bên ngoài quá mạnh. Nhờ phối hợp khéo léo ba quá trình trên, mắt có thể hoạt động ở chỗ tối cũng tốt gần như ở chỗ sáng.

Nhưng, nếu con ngươi của mắt mở rộng hay thu hẹp một cách tự động và nhanh chóng, thì các tế bào nhạy sáng của mắt chỉ thay đổi từ từ. Khi ta đi ngoài đường sáng, con ngươi khép nhỏ hết sức, và tế bào nón hoạt động với độ nhạy thấp, còn tế bào que không hoạt động. Nếu ta đột ngột bước vào căn nhà tối, thì con ngươi lập tức mở ra rộng, để lượng ánh sáng rọi vào mắt được nhiều hơn, nhưng tế

nhà. Phải một, hai phút sau, độ nhạy của các tế bào nón mới tăng đến mức đủ giúp cho mắt nhìn rõ mọi vật. Trong một, hai phút chờ đợi ấy, mắt ta bị loá. Ngược lại cũng vậy, từ trong hnà bước ra ngoài sân nắng, độ nhạy của các tế bào nhạy sáng chưa kịp giảm, ta cũng bị lóa.

Ban ngày mọi vật đều sáng, sáng gần ngang với bóng đèn điện đang thắp, mắt hoạt động với độ nhạy thấp, nên khi nhìn bóng đèn cũng như nhìn mọi vật khác, không cần thay đổi độ nhạy, mắt không bị lóa. Buổi tối, mọi vật đều tối, trừ các bóng đèn trên cao. Nhìn mọi vật mắt phải tăng độ nhạy lên nhiều lần. Nếu đang lúc ấy, mắt chợt nhìn vào bóng đèn, sáng như các vật ban ngày , mắt sẽ bị lóa, vì độ nhạy của mắt chưa giảm kịp.

Một phần của tài liệu SKKN Đề tài “Giải thích định tính các hiện tượng Quang học”_VẬT LÝ LỚP 12 (Trang 26)