THẾ NÀO VÀ NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ?
Ngoài những tia tử ngoại có bước sóng ngắn, còn có những tia không nhìn thấy có bước sóng ngắn hơn. Đó là những tia Rơnghen (tia X).
Người ta tạo ra tia Rơnghen bằng ống Rơnghen. Trong ống là chân không. Khi nối âm cực K và dương cực A với nguồn điện có hiệu điện thế cao, từ âm cực phát ra một chùm điện tử chuyển động nhanh. Đập vào đối âm cực AK làm bằng
kim loại có nguyên tử lượng lớn (bạch kim hoặc vonfram) chùm điện tử bị hãm lại đột ngột; và AK phát ra tia Rơnghen.
Tia Rơnghen có khả năng xuyên qua màn chắn sáng thông thường, làm huỳnh quang nhiều chất, có tác dụng làm đen phim ảnh v.v...
Đối với cơ thể sinh vật tia Rơnghen xuyên qua thịt dễ hơn xương, xuyên qua những chỗ thương tổn cũng khác chỗ lành lặn. Đặt phía sau bộ phận bị chiếu tia Rơnghen một nàm chắn có phủ chất hùynh quang như kẽm sunfua, ta sẽ phát hiện được những chỗ tổn thương của bộ phận này. Công việc như vậy gọi là “chiếu điện”. Nếu thay màn chắn huỳnh quang bằng một phim ảnh, ta sẽ chụp được vết thương trên cơ thể đó (chụp điện). Chiếu điện, chụp điện nhằm mục đích chuẩn đoán bệnh, xác định vị trí những vật lạ chui vào cơ thể (mảnh bom, đạn v.v...), hoặc vị trí tổn thương vì những nguyên nhân khác. Chiếu điện còn có thể phát hiện những chỗ rạn nứt trong các chi tiết máy.
Nhìn chung, tia Rơnghen sử dụng rất nhiều trong y học và công nghiệp.
19. “TẮM ĐIỆN” LÀ THẾ NÀO? TẮM ĐIỆN CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Tắm điện là phơi mình dưới ánh đèn giàu tia tử ngoại. Tia tử ngoại có tác dụng tổng hợp sinh tố D cần thiết cho cấu tạo xương và có tác dụng diệt một số nấm. Vì thế trẻ em còi xương hoặc người mắc bệnh nắm ngoài da thường được điều trị bằng phương pháp "tắm điện”.
Mặc dầu khí quyển hấp thụ rất nhiều tia tử ngoại, nhưng trong ánh nắng vẫn còn ít nhiều tia này. Do đó, “tắm nắng” cũng là một biện pháp chống còi xương.