Ảnh hưởng của quá trình phân tách sợi tới mức giảm tiêu hao năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao độ bền cho bột giấy phế liệu hòm hộp làn sóng bằng phương pháp cơ học và phương pháp hóa học (Trang 57)

GIẢM TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG NGHIỀN

Sau khi xơ sợi được phân tách thành hai loại sợi ngắn và sợi dài, lượng sợi dài được nghiền riêng rồi phối trộn với sợi ngắn theo tỷ lệ phân tách ban

  57

bột đạt 38 - 40 oSR. Năng lượng tiêu hao được tính trên 1 tấn sản phẩm có cùng độ nghiền được chỉ ra ở Phụ lục 2. Nếu năng lượng tiêu hao cho quá trình nghiền bột không qua phân tách được tính bằng 100% giá trị, thì năng lượng tiêu hao cho quá trình nghiền bột qua phân tách với các tỷ lệ sợi ngắn - sợi dài khác nhau được chỉ ra ở Hình 4.3 và Hình 4.4.

   

  Hình 4.3. Ảnh hưởng của phân tách sợi tới mức giảm tiêu hao

năng lượng nghiền (đối với bột OCC trong nước)

Hình 4.4. Ảnh hưởng của phân tách sợi tới mức giảm tiêu hao năng lượng nghiền (đối với bột OCC Mỹ)

Kết quả ở trên cho thấy rằng ở cùng một độ nghiền nếu lượng sợi ngắn tách ra tăng thì lượng sợi dài tách ra giảm có nghĩa là lượng sợi đem nghiền sẽ

giảm, tiêu hao năng lượng nghiền giảm. Đối với bột OCC trong nước lượng bột sợi dài tách ra là 30% khối lượng cho giá trị tiêu hao năng lượng nghiền thấp nhất, khi giảm lượng sợi dài xuống 20% thì mức tiêu hao năng lượng lại tăng lên và độ nghiền sau khi phối trộn khó đạt được giá trị yêu cầu, quá trình phân tách xơ sợi có thể giảm được tối đa 44% năng lượng nghiền tiêu hao. Đối với bột OCC Mỹ lượng sợi dài tách ra ở mức 40% so với tổng khối lượng bột vào thì mức tiêu hao năng lượng là thấp nhất, quá trình phân tách xơ sợi có thể

giảm được tối đa 36% năng lượng nghiền tiêu hao.

Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng ở một tỷ lệ nhất định quá trình phân tách sợi giảm được năng lượng nghiền và cải thiện các tính chất độ

bền của bột. Khi tỷ lệ lượng sợi dài tách ra đem nghiền giảm thì năng lượng tiêu hao giảm, nhưng đến một mức độ nào đó mức tiêu hao năng lượng lại tăng lên. Khi tỷ lệ lượng sợi dài tách ra đem nghiền quá thấp thì độ bền cơ lý của bột bị giảm so với bột không phân tách.

Với bột OCC trong nước, tỷ lệ tách sợi ngắn và sợi sợi dài là 70 - 30% thì tiêu hao năng lượng nghiền là thấp nhất, chiều dài trung bình xơ sợi là cao nhất và độ bền xé, độ bền nén vòng là cao nhất. Với bột OCC Mỹ, khi giảm tỷ

lệ tách sợi dài từ 70 đến 50% thì tiêu hao năng lượng nghiền giảm, sau đó nếu tiếp tục giảm tỷ lệ tách sợi dài thì tiêu hao năng lượng giảm không đáng kể

mặt khác khi tỷ lệ tách sợi dài thấp hơn 50% tức lượng bột qua nghiền thấp sẽ ảnh hưởng tới độ bền cơ lý của bột. Việc sử dụng sàng tách sợi có hiệu quả khi tiêu hao năng lượng nghiền giảm nhưng không ảnh hưởng tới độ bền của bột vì vậy đối với bột OCC trong nước tỷ lệ tách sợi ngắn - sợi dài là 70 - 30% và bột OCC Mỹ là 50 - 50 % khối lượng là phù hợp. Ở tỷ lệ tách này độ bền của bột được cải thiện và tiêu hao năng lượng nghiền giảm như kết quảở Bảng 4.7

Bảng 4.7 So sánh các giá trịđộ bền của bột và tiêu hao năng lượng nghiền của bột có phân tách và bột không phân tách sợi (Bột OCC trong nước tỷ lệ

phân tách sợi ngắn - sợi dài là 70 - 30 % khối lượng, bột OCC Mỹ tỷ lệ phân tách sợi ngắn - sợi dài là 50 - 50 % khối lượng) Các chỉ số Loại bột Độ bền kéo tăng (%) Độ bền xé tăng (%) Độ chịu bục tăng (%) Độ bền nén vòng tăng (%) Tiêu hao năng lượng nghiền giảm (%) Bột OCC trong nước 7 12 9 10 44 Bột OCC Mỹ 15 12 9 12 34

  59

4.3. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TINH BỘT CATION ĐỂ TĂNG ĐỘ BỀN CHO GIẤY SẢN XUẤT TỪ BỘT OCC CHO GIẤY SẢN XUẤT TỪ BỘT OCC

Bên cạnh việc giảm tiêu hao năng lượng nghiền trong quá trình sản xuất giấy từ nguyên liệu OCC, vấn đề nâng cao độ bền cho nguyên liệu đầu vào là hết sức quan trọng bởi do xơ sợi tái sinh nên phần lớn xơ sợi bị sừng hóa do quá trình sấy nên xơ sợi cứng ít mềm mại, khả năng tạo liên kết xơ sợi - xơ sợi giảm nên độ bền của bột không cao so với xơ sợi nguyên thủy. Việc bổ sung tinh bột vào huyền phù bột giấy trước khi bột lên lưới đã được áp dụng với một số loại giấy với mục đích tăng độ bền. Tuy nhiên mức độ sử dụng còn tùy thuộc vào từng loại giấy và nguyên liệu sử dụng. Vì vậy việc lựa chọn mức dùng phù hợp cho sản xuất giấy từ nguyên liệu OCC là vấn đề cần quan tâm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao độ bền cho bột giấy phế liệu hòm hộp làn sóng bằng phương pháp cơ học và phương pháp hóa học (Trang 57)