POLYACRYLAMIDE CATION ĐỂ TĂNG ĐỘ BỀN VÀ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG THOÁT NƯỚC BỘT OCC
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu sử dụng tinh bột cation và polyacrylamide cation nhằm tăng độ bền và cải thiện khả năng thoát nước cho bột OCC, nhóm nghiên cứu tiến hành tách sợi theo tỷ lệ đã lựa chọn ở mục 3.2.1, nghiền bột sợi dài rồi phối trộn với sợi ngắn theo tỷ lệ phân tách ban đầu sao cho bột có độ nghiền là 38 - 40 oSR. Tinh bột sau khi nấu được pha loãng tới nồng độ 1%, dung dịch polyacrylamide cation được pha loãng tới nồng độ 0,1%.
Các thí nghiệm được tiến hành có sự kết hợp 2 loại chất phụ gia là tinh bột cation và polyacrylamide cation. Tinh bột cation được bổ sung vào huyền phù bột có nồng độ 2,5% với mức dùng đã được lựa chọn ở mục 3.2.2. Sau khi bổ sung tinh bột cation bột được pha loãng tới nồng độ nhỏ hơn 1% và bổ sung polyacrylamide cation với các tỷ lệ khác nhau rồi xeo giấy. Các mẫu bột được xeo trên máy xeo thí nghiệm với định lượng 70 g/m2, thời gian thoát nước
được tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình thoát nước trên lưới xeo. Sau đó các mẫu giấy được ép ở áp lực 0,5 MPa, sấy khô bằng thiết bị sấy khô thùng quay và xác định độ bền cơ lý của bột.
Bảng 3.6. Nghiên cứu sử dụng tinh bột cation và polyacrylamide cation để
tăng độ bền cho giấy và cải thiện khả năng thoát nước cho bột OCC
Bột OCC Mỹ Bột OCC trong nước Mẫu Btinh bổ sung ột Mức dùng polyacrylamide (kg/tấn bột KTĐ) Mẫu Btinh bổ sung ột Mức dùng polyacrylamide (kg/tấn bột KTĐ) 17 * 0,1 38 * 0,1 18 * 0,2 39 * 0,2 19 * 0,3 40 * 0,3 20 * 0,4 41 * 0,4 21 * 0,5 42 * 0,5 (*) Mức dùng tinh bột đã lựa chọn ở mục 3.2.2.