Hạn chế và nguyên nhân trong việc thu hút FDI vào phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 69)

Y tế, chăm sóc sức khỏe

3.2Hạn chế và nguyên nhân trong việc thu hút FDI vào phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

cảnh nền CNHT ở đất nước ta còn trong giai đoạn sơ khai. Chính sự phát triển của ngành CNHT trên địa bàn tỉnh dựa trên cơ sở là các doanh nghiệp FDI đầu tư trong lĩnh vực CNHT mà đặc biệt là ở 2 ngành CNHT cơ khí chế tạo và CNHT điện điện tử.

Sự phát triển của các doanh nghiệp FDI CNHT đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trên toàn thế giới giảm đáng kể chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất nhờ nguồn cung cấp đầu vào sẵn có và nguồn nhân công giá rẻ. Qua đó thu hút các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn tỉnh để tận dụng lợi thế này. Năng cao khả năng huy động các nguồn vốn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kì công nghiệp hóa- hiện địa hóa đất nước mà trong đó nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng.

Thực tiễn đã chứng minh, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện các doanh nghiệp lắp ráp rất lớn như toyota việt nam, piaggio hay mới đây nhất là Compal và Foxcon

3.2 Hạn chế và nguyên nhân trong việc thu hút FDI vào phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Bên canh những thành công kể trên, những hạn chế vẫn còn tồn tại ngăn cản và làm sụt giảm môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. CÓ thẻ kể ra như:

Công nghiệp hỗ trợ còn manh mún, kém phát triển, nghèo nàn về chủng loại, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp

Mặc dù nguồn vốn FDI đầu tư phát triển lên tới 500 triuệ USD, chiếm gần 34% tổng khối lượng đầu tư Fdi cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp cho địa bàn tỉnh nhưng có thể dễ dàng nhận thấy. So với yêu cầu phát triển của cơ cấu nền công nghiệp hiện đại phát triển, ngành CNHT vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu. Chủ yếu giữ vai trò chủ đạo trong ngành vẫn là các doanh nghiệp FDI,các doanh nghiệp trong nước gần như không có đóng góp gì đáng kể cho sự phát triển của ngành.

Bên cạnh đó, các sản phẩm CNHT được sản xuất trên địa bàn tỉnh chủ yếu đáp ứng cho ngành công nghiệp mô-tô, xe máy, trong những lĩnh vực cơ khí chế tạo, ô- tô, điện tử - tin học mới chỉ dừng lại ở một vài sản phẩm linh kiện đơn giản như ăng-ten, ắc-quy, chắn bùn, tấm che nắng... Sự kém phong phú về chủng loại sản phẩm CNHT đã ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu tư sản xuất, lắp ráp các sản phẩm kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, cũng như ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm do phải nhập khẩu chi tiết, linh kiện, nguyên liệu với chi phí cao. Cụ thể, trong nhiều năm qua, nhập siêu ở Vĩnh Phúc luôn ở mức cao hơn một tỷ USD, riêng chín tháng năm 2012, nhập siêu là 1,130 tỷ USD. Nhập siêu tập trung ở khu vực các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm tỷ trọng hơn 95% tổng kim ngạch nhập khẩu, bao gồm máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu cho sản xuất. Nhiều ngành công nghiệp của DN FDI như ô-tô, xe máy, hàng điện tử... tuy có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng lại phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hàng nhập khẩu nên tạo ra giá trị gia tăng thấp.

Sự tăng trưởng của công nghiệp Vĩnh Phúc những năm qua có đóng góp rất lớn của hai DN FDI là Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam, đóng góp khoảng 80% vào GDP của tỉnh. Đây là các DN lớn và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng, vì vậy đó là cơ sở tốt để phát triển CNHT. Tuy nhiên, hiện nay hai DN này chủ yếu là hoạt động lắp ráp từ các thiết bị, phụ tùng nhập khẩu nên tỷ lệ nội địa hóa một số sản phẩm chính không cao do có ít nhà sản xuất sản phẩm hỗ trợ. Nhiều

DN với cam kết sau mười năm được cấp phép sẽ nâng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm từ 30-40%, nhưng cho đến nay hầu hết chỉ đạt 2-10%, riêng ngành công nghiệp ô-tô, mức nội địa hóa không quá 6%. Theo khảo sát của Ban Quản lý Khu công nghiệp Vĩnh Phúc, Công ty Honda Việt Nam hiện có khoảng 500 nhà cung cấp sản phẩm CNHT, trong đó có hơn 400 DN FDI. Trong khi đó, đến nay, Vĩnh Phúc mới chỉ có hơn 40 DN hỗ trợ

Có thể đi tới kết luận, sự cung ứng của các doanh nghiệp ngành CNHT chưa đáp ứng được nhu cầu to lớn và khắt khe của các doanh nghiệp công nghiệp hạ nguồn ngay cả trong chính địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do ngành CNHT ở Việt Nam nói chung chưa được quan tâm tạo điều kiện cho các DN trong nước tham gia đầu tư và những năm qua, Vĩnh Phúc cũng chưa có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, thu hút các DN sản xuất các sản phẩm CNHT.

Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đi đầu trong công tác cải cách hành chính,minh bạch hóa thông tin,khuyến khích cho doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh bằng cơ chế một cửa. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm cần ghi nhận, vẫn còn tồn tại những điểm bất cập đáng lưu ý:

Cải cách hành chính chưa thực sự triệt để, toàn diện.Sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong giải quyết các thủ tục đầu tư còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ. Lấy ví dụ như trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư ngoài việc chịu sự chi phối trực tiếp của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư còn chịu sự chi phối trực tiếp của một số luật khác như: Luật Xây dựng, Luật Ðất đai, Luật Bảo vệ môi trường, các luật chuyên ngành khác; trong khi đó các vãn bản hýớng dẫn luật chậm ban hành (nhất là quy định về quản lý nhà nýớc trong khu công nghiệp, khu chế xuất); thậm chí trong nội dung những luật còn có những tồn tại khác biệt, một vài điểm chưa tương đồng

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một vài nơi còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận người dân cố tình chống đối hoặc chây ỳ trong việc giao đất cho

nhà đầu tư thực hiện dự án, do đó đã làm ảnh hưởng đến việc triển khai dự án và môi trường đầu tư của tỉnh.

Nguyên nhân của vấn đề trên là do bộ máy hành chính cồng kềnh, chồng chéo và chưa có chế tài quy định rõ ràng quyền hạn, trách nghiệm của từng bộ phận.

Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

Cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế, đặc biệt hệ thống giao thông, nhất là tuyến quốc lộ 2A triển khai thi công chậm làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư đặc biệt là thu hút đầu tư vào các địa bàn phía bắc của tỉnh. Chất lượng các loại đường bộ đều trong tình trạng xuống cấp. Các tuyến đường quốc lộ qua địa bàn tỉnh, tỉnh lộ nhìn chung đều có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, quy mô mặt cắt nhỏ, hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu về lưu lượng và tải trọng phương tiện. Các tuyến đường liên tỉnh, tỉnh lộ và huyện lộ thường xuyên ở tình trạng quá tải. Chưa có hệ thống giao thông chính nối thông trực tiếp Vĩnh Phúc với Thái Nguyên. Giao thông qua phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) còn hạn chế do chưa đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh. Tất cả các nút giao thông giữa đường bộ với đường bộ, đường bộ với đường sắt đều là nút giao đồng mức (chỉ có 3 cầu vượt đường sắt Vĩnh Yên nhưng hiệu quả giao thông kém);Các nhà ga xe lửa đã xây dựng từ khá lâu nên đang xuống cấp cần được cải tạo, nâng cấp;Các cảng sông đều là cảng tạm, phương tiện bốc xếp thủ công, công suất bốc xếp thấp;Mối liên kết giữa các tuyến đường bộ nối với các nhà ga đường sắt, các cảng sông chưa tốt vì chất lượng các đường kết nối còn kém. Hiện tại Vĩnh Phúc chưa có cảng nội địa (ICD), hiện mới đang được quy hoạch, chuẩn bị xây dựng.

Công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) chưa mang tính đồng bộ. Thời gian vừa qua các KCN chủ yếu được hình thành phát triển từ cụm công nghiệp, do đó đã nảy sinh những tồn tại hạn chế, như: hạ tầng khu công nghiệp chưa thực hiện đồng bộ; việc đầu tư xây dựng và đấu nối các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào KCN của các ngành: điện, nước, giao thông, bưu chính viễn thông...

chưa tạo sự đồng bộ, thống nhất; các lĩnh vực hỗ trợ phát triển KCN như nhà ở cho công nhân, dịch vụ, kho vận... chýa được đáp ứng. Trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng chưa xuất hiện một khu công nghiệp chuyên trách riêng về CNHT nào.

Thực trạng trên có ảnh hướng không tốt đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đặc biệt là phát triển công nghiệp phụ trợ nói riêng. Nguyên nhân của tình trạng thiếu đồng bộ này là do thiếu vốn đầu tư và công tác quy hoạch không thực sự đúng đắn.

Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho CNHT còn hạn chế

Lực lượng lao động dồi dào về số lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa trong tương lai. Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá hơn so với nhiều địa phương trong cả nước nhưng chưa đáp ứng được sự phát triển của các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp. Qua khảo sát năm 2007, cán bộ có trình độ trên Đại học có khoảng 500 người (gấp 3,56 lần so với năm 1997); cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng khoảng 20.740 người (gấp 1,41 lần so với năm 1997); công nhân lành nghề từ bậc 3 trở lên cũng tăng 3,5 lần so với năm 1997, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 36,4% lực lượng lao động. Tuy chất lượng lao động đã có sự cải thiện đáng kể qua từng năm nhưng để đáp ứng nhân lực cho một ngành CNHT chủ yếu dựa vào trình độ lao động và công nghệ tiên tiến, tỉnh vẫn cần có những biện pháp xây dựng chương trình cải tiến cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Các chương trình này cần gắn liền với định hướng ngành và lảnh thổ thu hút đầu tư. Trong đó các chương trình đào tạo có thể bao gồm các nội dung chính như: chương trình đào tạo nguồn nân lực với các kĩ năng mềm mà đặc biệt là ngoại ngữ,chương trình đào tạo các kĩ sư vận hành máy móc, chương trình đào tạo các cán bộ quản lý, chương trình đào tạo các các bộ quản lý nhà nước làm việc trong các vụ, viện để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Nguyên nhân của sự thiếu thốn nhân lực trình độ cao nhưng lại thừa các nhân lực cơ bản là do đặc thù ngành CNHT có hàm lượng vốn cao thay vì các ngành có hàm lượng lao động cao. Thêm vào đó, một phần lớn nguyên nhân cũng do đất

nước ta xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa trú trọng và có biện pháp triện để để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quá thu hút nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 69)