Y tế, chăm sóc sức khỏe
4.2.4 Giải pháp về cải cách hành chính
Ðứng trước thời cơ đi kèm với những khó khăn, thách thức của thời kỳ mới, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc nhận định cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư mà trọng tâm là tiếp tục làm tốt công tác cải cách hành chính, tập trung vào các vấn đề chính sau đây:
- Thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư; thiết lập mối quan hệ với các văn phòng đại diện ngoại giao, thương mại của nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài và các cơ quan Trung ương để hội thảo đầu tư tại
nước ngoài. Phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư phía bắc để tổ chức hội thảo về điều kiện và môi trường đầu tư của tỉnh; tham gia các buổi hội thảo và hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Tranh thủ các buổi tiếp xúc và làm việc với các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các đoàn doanh nghiệp khi đến thăm, làm việc với tỉnh để kêu gọi đầu tý. Thân thiện và kịp thời tháo gỡ khó khãn cho các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ cho công tác chuẩn bị và thực hiện xúc tiến đầu tư nước ngoài.
-Kiên quyết bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây khó khãn, cản trở doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, SXKD, góp phần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tăng sức cạnh tranh để thu hút các nguồn lực đầu tư vào tỉnh.
-Tiếp tục duy trì thực hiện có hiệu quả cõ chế "một cửa" và "một cửa liên thông" trong đó đặc biệt chú trọng việc phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết các thủ tục hành chính. Nghiên cứu áp dụng thực hiện mô hình dịch vụ hành chính công để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong thực hiện triển khai các thủ tục hành chính.
-Giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đặc biệt là công tác bồi thường, GPMB. Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Tạo niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư đang làm ăn tại Vĩnh Phúc để thu hút các nhà đầu tư khác đến Vĩnh Phúc.
- Thực hiện phân cấp về thực hiện các thủ tục XDCB, nhất là vấn đề đầu tư hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp; thực hiện nhanh việc đầu tư hạ tầng đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
- Tăng cường kỷ luật hành chính, thực hiện tốt chế độ thanh tra và trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
-Quan tâm, đối thoại với doanh nghiệp dể kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập trong thực hiện thủ tục hành chính, từ đó sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
- Chuyển đổi cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp từ cơ chế kiểm soát quá trình ra quyết định của doanh nghiệp sang kiểm tra giám sát hướng vào việc đánh giá thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ lệ lợi tức trên doanh số, lợi tức trên tổng vốn đầu tư, lợi tức trên đất đai, số lượng lao động sử dụng, thu nhập và phúc lợi của người lao động.... Sở Công Thương thực hiện chức năng quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn, làm tốt công tác tham mưu theo chức năng với tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong việc quản lý về công nghiệp tại địa phương, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư và phát triển thị trường nhằm phát huy hơn nữa năng lực quản lý Nhà nước.
- Công khai thông tin về chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh. Tổ chức tốt các thông tin hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin thị trường, thông tin về khoa học công nghệ, các chính sách khuyến khích đầu tư, các yếu tố đầu vào tại các khu cụm công nghiệp trong từng thời kỳ...;
- Kết hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh về thủ tục đầu tư cấp phép cho các dự án đầu tư trên địa bàn, để định hướng phát triển công nghiệp tập trung theo khu cụm công nghiệp đã được lập quy hoạch, nâng cao hiệu quả sử dụng đất công nghiệp và đảm bảo được yếu tố môi trường phát triển của tỉnh, kịp thời giải đáp các kiến nghị, thắc mắc của các nhà đầu tư;