– Hầu hết các khu công nghiệp được bố trí ở những khu vực thuận tiện về hạ tầng đối ngoại:
2.3.1 Nhóm nhân tố về kinh tế
Thị trường tiêu thụ cho ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là rất to lớn. Ta có thể thấy rõ điều này qua việc đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh ngày càng được cái thiện và sự phát triển của các ngành công nghiệp trong chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh.
Thu nhập và đời sống của người dân tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây đã dần được cải thiện. Trong giai đoạn 2001 – 2005, thu nhập bình quân đầu người tăng trung bình 13,8%/năm so với mức 6,05% của cả nước trong cùng thời kỳ. Thu nhập bình quân một người một tháng của người dân trong tỉnh năm 2006 vào khoảng 450 nghìn đồng/người, trong đó nhóm có thu nhập thấp nhất là 215,4 nghìn đồng//người/tháng, nhóm có thu nhập cao nhất là 1.079,3 nghìn đồng/người/tháng. Chênh lệch giữa nhóm người có thu nhập cao nhất và thấp nhất đang có xu hướng doãng ra, năm 2008 chỉ tiêu này là khoảng 7 lần, cao hơn nhiều so với mức 5,02 lần của năm 2006. Có thể nói đây là một thị trường rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Biểu đồ 2. GDP/người tỉnh Vĩnh Phúc so với cả nước và vùng ĐBSH
Nguồn: Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ - Bộ KH & ĐT, 2009
Vĩnh Phúc là một tỉnh có ngành công nghiệp hạ nguồn đặc biệt phát triển và đóng góp lớn vào sự phát triển của tỉnh. Theo niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 14.673 cơ sở, trong đó có 14.356 cơ sở SX trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm gần 98% số cơ sở trên địa bàn; Nhiều nhất là nhóm ngành CNCB NLS thực phẩm 10.642 cơ sở, tiếp đến nhóm ngành cơ khí, chế tạo, sắt thép có 1.367 cơ sở, nhóm ngành dệt may, da giầy và nhóm ngành SXVLXD có trên 1150 cơ sở, nhóm ngành SX điện, điện tử ít nhất có 3 cơ sở). Ngành công nghiệp khai thác có 315 cơ sở và ngành CN SX phân phối điện nước có 2 cơ sở.