Hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về xuất khẩu gạo của Việt Nam.docx (Trang 31 - 36)

Bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng có những hạn chế như sau:

2.5.2.1.Thị trường xuất khẩu:

Trong thời gian qua, thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn là thị trường có sức mua thấp thiếu tính bền vững, tính rủi ro cao. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu vẫn là thị trường các nước trong khu vực và thị trường Châu Á chiếm đến 6% đến 65% kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu tuy nhiều nhưng không vững chắc, gạo trong nhiều thời điểm còn phải xuất qua trung gian, nên bị ép cấp và bị thua thiệt về giá. Hơn nữa thị trường sức mua thấp hoặc tái chế, tái xuất không

phù hợp với định hướng chiến lược xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Việt Nam trong giai đoạn tới. Triển vọng về mở rộng thị trường các nước và khu vực (Châu Âu, Châu Mỹ, EU, Nhật Bản, Mỹ…) vẫn gặp nhiều khó khăn trước yêu cầu đổi mới và cải tiến liên tục về tiêu chuẩn vệ sinh thành phẩm, chất lượng, mẫu mã và kể cả các quy định và thông lệ thương mại quốc tế.

2.5.2.2.Về chất lượng gạo xuất khẩu:

Chất lượng gạo của Việt Nam còn kém là do hai nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất: Là do giống lúa kém. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu

và triển khai chương trình cải tạo giống lúa nhưng diện tích gieo trồng các loại giống có chất lượng cao chưa nhiều. Người nông dân mới chỉ chú trọng đến việc nâng cao năng suất mà chưa quan tâm đến việc nâng cao giống lúa và các biện pháp kỹ thuật để cải thiện chất lượng gạo phù hợp với thị trường trong và ngoài nước. Có đến 90% diện tích hiện đang sử dụng các giống lúa ngắn ngày cho năng suất cao nhưng chất lượng thấp. Các giống lúa đặc sản truyền thống của Việt Nam chiếm một diện tích không đáng kể, trong khi có qúa nhiều giống lúa khác nhau được gieo trồng trên cùng một khu vực, trong cùng một mùa vụ là một thực trạng đáng lo ngại cả cho việc sản xuất lúa đến chế biến gạo hiện nay. Theo số liệu từ Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hàng năm chưa kể nhập khẩu, chúng ta công nhận và đưa vào sản xuất 60 đến 80 giống lúa mới chưa kể sử dụng thóc thịt làm giống khá phổ biến.

Thứ hai: Công nghệ chế biến lạc hậu cũng đang là những trở ngại lớn. Cơ sở vật

chất kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản xuất khẩu còn yếu kém lại phân bố không đều. Hệ thống nhà máy xay xát, đánh bóng gạo xuất khẩu những năm gần đây tuy có được trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại hơn nhưng số lượng còn ít, chủ yếu được bố trí ở các thành phố HCM, Cần Thơ, Mỹ Tho trong khi đó những vùng xa và địa phương có nhiều lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu như An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng…..lại không có các nhà máy chế biến và đánh bóng gạo xuất khẩu hiện đại. Ở khu vực vựa lúa ĐBSCL, đến nay năng lực sấy chỉ bảo đảm được từ 10% - 15% sản lượng thóc hè thu cộng thêm vấn đề kho tàng và công nghệ bảo quản lương thực còn

lạc hậu, chủ yếu vẫn là thông thoáng tự nhiên, đảo trộn và bốc dỡ thủ công nên tổn thất trong quá trình bảo quản còn cao (1,5% - 2%). Hiện nay hệ thống kho tàng chuyên dụng hầu như không có, đa phần là loại kho cuốn và kho khung thép, xây dựng đã lâu, hết thời hạn sử dụng, hư hỏng và cần phải sửa chữa nhiều. Nhìn chung công nghệ và thiết bị xay sát gạo phần lớn là lạc hậu, ít cải tiến chi phí sản xuất cao, chất lượng thành phẩm thấp. Đây là nguyên nhân chính làm cho gạo xuất khẩu của Việt Nam thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường, hiệu quả kinh tế chưa cao.

2.5.2.3.Về giá gạo xuất khẩu:

Khi bước vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới, giá gạo của Việt Nam luôn thấp hơn trên dưới 20USD/ tấn so với giá gạo của một số nước xuất khẩu gạo như Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ…Tuy nhiên sau nhiều nỗ lực, khoảnh cách này từng bước được thu hẹp và đến năm 2000, chênh lệch giá gạo của ta so với giá gạo các nước nói trên chỉ còn dưới 10 USD/1 tấn. Nhiều người nghĩ rằng, chẳng mấy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ theo kịp giá gạo của thế giới. Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy, phải đến năm 2001 sự chênh lệch đã bị đẩy lên hơn 10USD/1tấn. Đây là vấn đề bức xúc cần được giải quyết, nhưng trước hết ta phải xem xét những nhân tố tác động đến giá gạo xuất khẩu:

Thứ nhất: Là chất lượng gạo xuất khẩu còn kém, phẩm cấp thấp, mẫu mã chưa

đáp ứng được các thị trường khó tính đã làm giá gạo của ta thấp hơn giá gạo quốc tế.

Thứ hai: Là khả năng dự báo dự phòng các loại rủi ro trong sản xuất chưa cao,

chưa đủ sức dự báo chính xác, nhất là phòng chống thiên tai.

Thứ ba: Việc quản lý gạo trong xuất khẩu còn bị buông lỏng, gạo có chất lượng

kém vẫn được tham gia vào thị trường xuất khẩu đã ảnh hưởng đến uy tín gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Mặt khác các chi phí từ sản xuất lúa đến vận chuyển và bảo quản còn khá cao so với các nước trong khu vực cũng trực tiếp ảnh hưởng đến xuất khẩu của ta trong thời gian qua.

Thứ tư: Dự báo thị trường nông sản của các nước trong khu vực và trên thế giới

chưa nhanh nhạy, thiếu chính xác. Chưa phân tích đầy đủ các yếu tố tác động tới giá cả gạo trong nhiều năm. Hơn nữa phải kể đến khả năng hạn chế của Doanh nghiệp xuất khẩu về maketing trong việc tiếp cận thông tin nắm bắt thị trường cũng như trong khâu giao dịch và ký kết hợp đồng.

Thứ năm: Mức chênh lệch giá gạo quốc tế và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam

còn do những nguyên nhân khác nữa như Việt Nam chưa có được hệ thống bạn hàng tin cậy từ nhiều năm như Thái Lan, do đó doanh thu xuất khẩu cũng giảm do phải chi khoản hoa hồng môi giới.

 Trong thực tế, còn một hạn chế nữa đang làm đau đầu các nhà quản lý kinh tế và hoạch định chính sách là hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam xảy ra hiện tượng càng xuất khẩu thì càng lỗ. Trong nhiều năm hoạt động xuất khẩu gạo vẫn rơi vào cái vòng luẩn quẩn: lúa trúng mùa rớt giá, Nhà nước bỏ tiền bù giá mua tạm trữ; gạo xuất khẩu lỗ, Nhà nước lại dốc tiền bù lỗ cho Doanh nghiệp. Điều này xảy ra do những nguyên nhân sau:

- Đó là công tác nhận định đánh giá tình hình sản xuất lúa gạo, đặc biệt trong bối cảnh thiên tai liên tục diễn ra, chưa được quan tâm đúng mức và chưa chuẩn xác.

- Do các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo không chủ động được nguồn hàng. Các Doanh nghiệp đã ký hợp đồng khi kho rỗng, không có chân hàng. Còn lượng hàng hoá lại nằm trong tay các trung gian như lại vựa, chủ xay xát. Doanh nghiệp còn nhận định sai, dẫn đến việc ký hợp đồng với giá thấp, đến khi giao hàng phải mua với giá cao nên phát sinh lỗ.

- Mặt khác việc thực hiện các quyết định của Chính Phủ về tạm trữ gạo đều nhằm điều chỉnh giá lúa không xuống dưới giá sàn và khi đạt sẽ ngừng mua tạm trữ, về cơ bản các Doanh Nghiệp đã thực hiện khá nghiêm túc. Nhưng như thực tế xảy ra, nhiều Doanh nghiệp không mua lúa gạo để tạm trữ mà là để mua bán lòng vòng. Ví dụ trong năm 2001, kể từ tháng 5, khi giá thóc trong nước đã vượt 1300 đồng/kg,

nhiều Doanh nghiệp được giao nhận vụ này đã không còn giữ lượng gạo tạm trữ trong kho theo đúng chỉ tiêu nữa. Theo con số được công bố đến ngày 31 tháng 7 lượng gạo trong kho của các Doanh nghiệp chỉ đạt 661.000 tấn, do đó đã không đủ lượng gạo để trả nợ cho các hợp đồng đã ký kết. Các Doanh nghiệp phải tìm mọi cách mua gom, giá gạo trên thị trường lên tới 2600 đồng/kg. Sự tăng giá ảo khiến nhiều Doanh nghiệp kinh doanh thóc gạo chịu lỗ cả chục USD/tấn. Bước vào những tháng cuối năm, giá gạo vẫn lên cao, có lúc gạo xuất khẩu lên đến mức cao nhất (5% tấm: 198 - 200 USD/tấn, gạo 25% tấm: 178 - 180 USD/tấn) tất cả các đầu mối đều không có gạo tạm trữ cũng như không thể mua gạo nguyên liệu đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vì giá quá cao. Vấn đề không phải chúng ta thiếu gạo theo ước tính mà lượng gạo tạm trữ ở trong dân còn nhiều nhưng do yếu tố tâm lý nên các hộ sản xuất giữ lại không bán ra, tạo ra sự thiếu ảo trong quan hệ cung cầu trên thị trường. Chính từ việc gạo ta đánh gạo ta trên thị trường thế giới nên các thương nhân nước ngoài đã tận dụng triệt để để ép giá gạo Việt Nam, đặc biệt trong thời điểm giá xuống, việc tìm đầu ra cho xuất khẩu gặp khó khăn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về xuất khẩu gạo của Việt Nam.docx (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w