CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng Văn 7 năm học 2014 2015 (Chuẩn thành phố) (Trang 61)

II/ Thaõn baứi:

QUAN HỆ TỪ

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

của câu,chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động,dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

1-Chơi chữ

a-Khái niệm: Là biện pháp tu từ dựa trên sự vận dụng linh hoạt ngữ âm, ngữ nghĩa để tạo nên những cách hiểu bất ngờ, lí thú.

-HS lấy ví dụ

b-Các kiểu chơi chữ

*Sử dụng hiện tượng đồng âm, gần âm Ví dụ

-Chữ tài liền với chữ tai một vần.

-Tứ Mỡ ơi, chèo thì chèo cho vững nhé..

*Dùng điệp phụ âm đầu *Dùng từ cùng nghĩa Ví dụ:

-Đi tu phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được thịt cày thì không. -Trăng bao nhiêu tuổi thì già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.

*Dùng từ đa nghĩa Ví dụ

-Còn trời còn nước, còn non Còn cô bán rượu, anh còn say sưa. -Mày có mần trâu thì mằn.

*Dùng các từ cùng trường từ vựng Ví dụ

-Chàng Cóc ơi...

-Bà đòn giang đi chợ cầu tre, qua khóm trúc thở dài hí hóp. -Vì cam cho quýt đèo bòng

Vì em nhan sắc cho lòng anh say.

*Sử dụng cách nói lái Ví dụ

-Con cá đối nằm trên cối đá Con mèo cái nằm trên mái kèo. Trách cha mẹ anh nghèo Anh nỡ phụ duyên em.

2-Điệp từ

a-Khái niệm: là 1 từ, 1 ngữ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhằm mục đích nhấn mạnh ý , mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe.

Điệp ngữ là lặp có nghệ thuật. b-Các loại điệp ngữ

Có 3 loại

*Điệp nối tiếp: là những từ được lặp lại trực tiếp đứng bên nhau nhằm tạo nên ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiến.

Ví dụ

Mai sau Mai sau Mai sau...

Đất xanh tre vẫn xanh màu tre xanh

*Điệp cách quãng: Những từ được lặp lại đứng cách xa nhau nhằm gây ấn tượng nổi bật và có tác dụng âm nhạc rất cao.

Ví dụ

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương..

*Điệp vòng tròn

Là dạng điệp ngữ chữ cuối câu trước được láy lại thành chữ đầu câu sau và cứ thế làm cho câu văn, câu thơ liền nhau như những đợt sóng.

Thả mìn Mĩ đã thua to

Thua to mĩ lại không cho vớt mìn Vớt mìn lại bảo không quen

Không quen nên Mĩ càng thêm cù nhầy Cù nhầy định giở bài bây

Bài bây không sợ mặt mày Uy da Uy da quen giết người ta

Người ta quen đến giải hoà thật tâm Thật tâm đi chớ lần khân

Lần khân lại bị xa gần chửi thêm.

Bài tập

1-Phân tích nghệ thuật chơi chữ trong các ví dụ sau + Bao giờ rau diếp làm đình

Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta Bao giờ trạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. + Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia .

2-Chỉ ra và phân tích nghệ thuật điệp ngữ trong các ví dụ sau

Ngày ngày em đứng em trông Trông non non ngất trông sông sông dài

Trông mây, mây kéo ngang trời

Trông trăng, trăng khuyết, trông người người xa + Mai về miền Nam thương trào nước mắt Mai về miền Nam nhớ Bác không nguôi Muốn làm...

3-Tập làm 1 đoạn thơ lục bát có sử dụng một trong 2 phép nghệ thuật trên. CÂU VÀ THÀNH PHẦN TRẠNG NGỮ CỦA CÂU

1-Các loại câu

GV cho HS nắm lại các kiểu câu *Câu đặc biệt

*Câu rút gọn *Câu mở rộng

=>Nắm lại đặc điểm và cách sử dụng của từng kiểu câu.

2-Thành phần trạng ngữ của câu

-Nắm khái niệm -Vị trí

-Cấu tạo

-Tác dụng

Bài tập

1-Xác định kiểu câu trong các trường hợp sau :

Lan vừa trông thấy mẹ đã nũng nịu : a-Mẹ ơi !

b-Ôi con ! ( mẹ về đây con. )

c-Đói bụng lắm mẹ ạ. Làm thế nào bây giờ hả mẹ ? d-Mẹ sẽ nấu cơm ngay.

2-Lấy mỗi loại câu trên 3 ví dụ.

3-Xác định trạng ngữ trong các ví dụ sau. Gọi tên các trạng ngữ đã tìm đư- ợc

a-Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại mơn man nghĩ đến ngày tựu trư- ờng.

b-Con chó nhà tôi chết bới ngộ độc thức ăn..

c-Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ đựơc. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ như uống 1 li sữa, ăn 1 cái kẹo...Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên gi- ường mà không sao nằm yên được.

4-Nhận xét gì về vị trí của trạng ngữ trong 2 trường hợp sau : a-Ngạc nhiên, tôi nhìn bạn.

b-Tôi nhìn bạn, ngạc nhiên.

CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

-Câu chủ động là câu có chủ ngữ là chủ thể của hoạt động nêu ở vị ngữ.Ví dụ :

Nam đá quả bóng bay lên trời

Chủ thể HĐ HĐ Đối tượng HĐ Kết quả HĐ

CN VN

- Câu bị động : Câu có chủ ngữ là đối tượng của HĐ nêu ở vị ngữ.Ví dụ :

- Quả bóng được Nam đá bay lên trời

ĐT hoạt động Từ chỏ trạng Chủ thể HĐ HĐ Kết quả HĐ

thái bị động

- Việc chuyển đổi câu câu chủ độngt hành câu bị động ( và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất.

- -Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

+ Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng của HĐ lên đầu câu và thêm các từ bị

hoặc được vào sau cụm từ ấy. Ví dụ :

Con cá mập hung dữ đã cắn đứt cánh tay của người thuỷ thủ

Chủ thể HĐ Đối tượng HĐ

-> Một cánh tay của người thuỷ thủ đã bị con cá mập hung dữ cắn đứt

Đối tưọng HĐ Từ chỉ trạng thái HĐ Chủ thể HĐ

+ Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng của HĐ lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ) chỉ chủ thể HĐ thành bộ phận không bắt buộc.Ví dụ :

Con cá mập hung dữ đã cắn đứt

Chủ thể HĐ Đối tượng HĐ

->Một cánh tay của người thuỷ thủ đã bị

cắn đứt

ĐT HĐ Từ chỉ trạng thái HĐ

->Một cánh tay của người thuỷ thủ đã bị cắn đứt bởi con cá mập hung dữ

Đối tưọng HĐ Từ chỉ trạng thái HĐ Bộ phận không bắt buộc trong câu

- Không phải câu nào có từ bị hoặc được cũng là câu bị động.

Luyện tập

Câu 1: Xác định chủ thể HĐ và đối tượng HĐ của các câu sau:

a. Gần đến đất liền, thuỷ thủ kéo căng lên những cánh buồm. b. Những HS trốn học đã bị cô giáo phê bình.

c. Tổ quốc luôn ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ. d. Đàn voi hung dữ đã bị những người gác rừng xua đuổi

Câu 2: Các câu sau đây là câu bị động? Đúng hay sai?

a.Ngày mùa ,nông dân gặt lúa trên đồng đông như ngày hội.

A. Đúng B. Sai

b.HS nào đạt kết quả tốt kì thi này sẽ được tuyển vào đội tuyển HS giỏi thành phố.

A. Đúng B. Sai

c. Bộ phim đó bị Bộ văn hoá ,thể thao và du lịch cấm lưu hành. A. Đúng B. Sai

Câu 3.Chuyển đổi câu chủe độngt hành câu bị động tương ứng.

a. Mọi người khâm phục cậu bé dũng cảm b. .Nhiều HS đã giải xong bài tập.

c. Giám thị đã lập biên bản xử lí kỉ luật hai HS vi phạm quy chế thi. d. Cơn sóng thần đã cuốn trôi hàng trăm căn nhà của người dân vùng

ven biển.

Câu 4.Chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động tương ứng. a. Tấm rèm cửa bị gió thổi bay phần phật.

b. Bức tranh này được Hoàng vẽ trong dịp về thăm quê. c. Măng chua thường được người Việt nam nấu với cá tươi.

d. Các thành viên của chính pphủ đang bị một số đại biểu chất vấn. DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU.

- Khi nói hoặc viết ,có thể dùng cụm chủ vị làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.

+Câu bình thường ( Các thành phần trong câu chỉ do từ hoặc cụm từ đảm nhiệm.

Ví dụ : Quyển sách bài tập này rất hay. CN VN

+Câu mở rộng bằng cụm chủ vị.

Ví dụ : Quyển sách bài tập mà tôi mới mua này rất hay CN VN

CN VN - Thường gặp 5 trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. +Mở rộng chủ ngữ bằng cụm C-V .Ví dụ :

Băng tan sớm làm cho dòng chảy của suối càng dữ dội

CN VN

CN VN

+Mở rộng vị ngữ bằng cụm C-V .Ví dụ : Người mẹ ấy tay không lúc nào ngơi

CN VN

CN VN

+Mở rộng phụ ngữ của cụm danh từ bằng cụm chủ vị.Ví dụ : Lan đã nghe xong đĩa nhạc Hoàng gửi tặng Cn vn

CN VN

+Mở rộng phụ ngữ của cụm động từ bằng cụm chủ vị.Ví dụ : Hằng biết thầy Thi đã chuyển đi trường khác CN VN

+Mở rộng phụ ngữ của cụm tính từ bằng cụm chủ vị.Ví dụ :

Màu lá của bụi cây cảnh lấm tấm như ai vừa vẩy phẩm màu lên CN VN CN VN Ngày soạn 12/7/2010 Ngày dạy 16/7/2010 Buổi 5 . Phần 3. TẬP LÀM VĂN

Văn bản và tạo lâp văn bản.

A.Ôn tập.

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng Văn 7 năm học 2014 2015 (Chuẩn thành phố) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w