II/ Thaõn baứi:
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN GIẢI THÍCH( TIẾP) A-Mục tiêu cần đạt:
A-Mục tiêu cần đạt:
Rèn cho HS kỹ năng lập luận giải thích, xây dựng bố cục cho bài văn giải thích
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
1-Thầy: Ra hệ thống bài tập, lập dàn ý một số đề bài giải thích. 2-Trò: ôn tập lý thuyết về văn nghị luận giải thích
C-Tiền trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1-Kiểm tra bài cũ: 2-Ôn tập:
Đề bài:Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Gần mực thì đen, gần đèn thì
rạng. có bạn lại hco rằng: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một baì văn chứng minh để thuyết phục mọi người theo ý kiến của mình
Dàn bài:
Mở bài:Vấn đề chứng minh: Môi trường sống có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới nhân cách ccủa con người
Thân bài
a.Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ, rút ra ý nghĩa nhân cách b.Chứng minh
Luận điểm1: Thực tế cuộc sống cho ta thấy câu tục ngữ trên là đúng
DC:+ Trong gia đình +Ngoài xã hội
Luận điểm 2: Môi trường sống là yếu tố quan trọng những bản lĩnh con
người mới là yếu tố quyết định. Nếu làm chủ được bản thân, có ý chí lập trường, quan điểm vững vàng thì khó có thể bị tha hóa bởi cái xâu
DC: Tấm gương nhà báo Vũ Ngọc Nhạ Bá Hồ trong nhà tù Tưởng
Gương sáng các bạn nhà nghèo học giỏi
Luận điểm 3: Ys kiến của bạn đưa ra bổ ssung cho câu tục ngữ thêm
hoàn thiện hơn
Kết bài: Câu tục ngữ là một lời khuyên bổ ích
Rút ra bài học cho bản thân
Tiết 2
B-Tự luận
Đề bài: Nhân dân ta thường khuyên nhau:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Em hãy giải thích câu ca dao trên? Dàn bài:
1- Mở bài:
Yêu thương đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta Trích đề
2- Thân bài:
a- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu ca dao: Nhiễu điều là tấm vải đỏ
Giá gương: là giá đỡ tấm gương
Nghĩa đen: Tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương.
Nghĩa bóng: Sự yêu thương, đùm bọc che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng phải biết yêu thương đùm bọc che chở cho nhau.
b- Lý giải tư tưởng đúng đắn của câu ca dao?
- Mọi người trong một cộng đồng, cùng làng, cùng nước... có quan hệ đời sống vật chất tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau, nhất là lúc ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. - Thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau là trách nhiệm và cũng là lẽ sống của mỗi người.
- Là truyền thống đạo lý tốt đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam..
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà
Viết bài hoàn chỉnh
Hoàn thành vở đề cương ôn tập
Bài ôn số 1: VĂN BẢN NHẬT DỤNG A. Ôn tập.
a.Văn bản nhật dụng có hai đặc điểm nổi bật:
- Nội dung gần gũi với đời sốn,thường đề cập đến những vấn đề cấp thiết,liên quan đến cuộc sống con người trong xã hội hiện đại.
-Cách viết khá tự do ,có thể sử dụng hiều kiểu văn bản,nhiều thể loại khác nhau miến là nêu đượcnhững vấn đề cấp thiết khiến mọi người chú ý quan tâm.
B,Trẻ em ,gia đình và nhà trường là những chủ đề quan trọng của chương trình ngữ văn phổ thông.Nhân vật chính trong các tác phẩm thuộc chủ đề này bao giờ cũng là trẻ em;các vấn đề đặt ra trong tác phẩm cũng là những vấn đề cơ bản nhất trong cuộc sống hàng ngày của trẻ xung quanh các mối quan hệ với gia đình ,nhà trường ,xã hội.Các tác phẩm thường được viết giản dị ,dẽ hiểu và nhất là phù hợp với tâm lí trẻ thơ,ví dụ những lá tư ,những lời tâm sự ,những câu chuyện xúc động về tình người ...
II.Các bài cụ thể
1.Cổng trường mở ra( Lí Lan).
-Qua dòng tâm tư với những bồn chồn thao thức,những hồi ức bâng khuâng,những nhắn nhủ trìu mến...trong đêm trước ngày khai trường lớp 1 của con trai ,người mẹ đã thể hiện không chỉ tình yêu,niềm tự hào với con mà còn bộc lộư cảm kích với cuộc đời.Đó là nhà trường ,xã hội nơi có những con người cùng cha mẹ yêu thương,dạy dỗ ,dìu dắt con từ bước đi đầu tiên,dành cho con những điều tốt đẹp nhất,giúp con trở thành người côn dân hữu ích cho tương lai.
-Cảm nhận được sức mạnh thể laọi-tuỳ bút với phương thức biểu cảm –giúp người mẹ trực tiếp bày tỏ được tâm tư ,tình cảm của maình một cách chân thức và xúc động.
2.Mẹ tôi ( Trích Những tấm lòng cao cả-Ét môn đô đơ A mi xi) -Từ những bức thư với loìư nhắc nhở thiết tha mà nghiêm khắc của người cha,từ sự tiếp nhận trhấm thía ân hận của con,văn bản mẹ tôi đã ca ngợi những tình cảm lớn lao ,sâu nặng của người mẹ dành cho con khẳng định : ...”Tình yêu thương,lòng kíng trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.Thật đáng xấu hổ và nhục nhãcho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.”
-Lồng trong câu chuyện kể của người con ,nội dung chính của văn bản mẹ tôi là bức thư của người chagửi cho con trai khi chững kiến sự thiếu lễ độ của con với mẹ.Cũng như văn bản cổng trường mở ra,phương thức biểu cảm của bức thư khiến người cha có thể bày tỏ tình cảm ,say nghĩ ,có thể khuyên nhủ ,tâm tình với con trai một cách thấu tình đạt lí khiến con xúc động sâu xa,ân hận ,chân thành ,thấm thía.
-Cuộc chia tay của những con búp bê thực chất là cuộc chia tay đau đớn của hai anh em Thành Thuỷ khi gia đình tan vỡ.Từ bi kịch gia đình và sự chia lìa của hai anh em,truyện ngắn đã gửi đến người đọc một thông điệp:Hãy biết trân trọng tổ ấm gia đình,đừng bao giừo để con cái phải đau khổ vì những lỗi lầm hoặc sự ích kỉ của cha mẹ!
-Nghệ thuật kể chuyện giản dị ,chân thật,là cách tạo lập tình huống truyện với những mâu thuẫn hông thể giải quyết.Để một đứa trẻ phải đối mặt với tình huống” Chia rẽ con vệ sĩvới con em nhỏ”phải day dứt ,giằng xé và chon một cách giải quyết miễn cưỡng,truyện ngẵn đem đến cho người đọc cảm giác nhức nhối ,đau đớn trước sự bi bế tắc của những tấn kịch gia đình.
B.Luyện tập.
1.Dựa vào văn bản “ Cổng trường mở ra”,hãy kể lại những ấn tuợng sâu sắc nhất trong ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 của em.
2.Kể lại một kỉ niệm trong gia đình khiến em xúc động nhất.
3.Hãy thuật lại câu chuyên cuộc chia tay của những con búp bê theo ngôi kể và tâm trạng của bé Thuỷ.
Bài ôn số 2. Thơ ca trung đại việt nam A. Ôn tập.
I.Kiến thức chung.
-Khác với thơ ca dân gian ,thơ trung đại là những sáng tác của cá nhân .Phần lớn các nhà thơ trung đại là những trí thức phong kiến có học.
-Thơ trung đai mạng tính quy phạm cao.Về nội dung:Thơ trung đại đề cao mục đích giáo huấn ,nói chí ,tỏ lòng.Về nghệ thuật: Thơ trung đại tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về niêm ,luậ;ngôn ngữ thơ giàu tính ước lệ ,hay dùng điển tích ,điển coó.
- Phân loại thơ ca trung đại căn cứ vào những tiêu chí sau:
_ Căn cứ vào ngôn ngữ sáng tác có:Thơ chữ hán và thơ chữ Nôm. + Căn cứ vào thể laọi có: Thơ thất ngôn tứ tuyệt ,thơ thất ngôn bát cú,ngũ ngôn tứ tuyệt,lục bát ,song thất lục bát.
+ Căn cứ vào cảm hứng sáng tác có : Thơ yêu nước ,thơ tự tình,thơ vịnh cảnh...
I. Các bài cụ thể
II. 1.Sông núi nước Nam
III. – Bằng thể thất ngôn tứ tuyệt hàm súc ,giọng điệu dõng dạc,đanh thép ,bài thơ khẳng định một chân lí hùng hồn về chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của đât nước ,nêu cao
Ngày soạn 5/7/2010 Ngày dạy 9/7/2010
Buổi 3 Phần 2 . ÔN TIẾNG VIỆT
Từ ghép và từ láy
1. Kiến thức chung: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học trong
chương trình lớp 7 về từ ghép ,từ láy,đại từ ,quan hệ từ ,thành ngữ .
2.Ôn tập.
A. TỪ GHÉP.
-Từ ghép là từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ:
-Nhà cửa,quần áo,bàn ghế,bát đĩa ,ăn uống ,tốt đẹp ,yếu đuối...
-Nhà ga,bến tàu,chim sẻ,cá mập,nhủ gật ,ngồi xổm,vàng rực,tím ngắt...
- Có hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. + Từ ghép chính phụ là loại từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.Tiếng chính thường đứng trước ,tiếng phụ thường đứng sau.
Ví dụ : Hai hố mắt ông ta sâu hoắm,và từ trong đáy hố mắt sâu hoắm đó ,một cặp tròng mắt trắng dã ,long qua long lại sắc như dao.
( Đoàn Giỏi) _ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa ,tức là nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.Trong từ ghép chính phu ,
tiếng chính biểu thị khái niệm chung ,chỉ laọi lớn;tiếng phụ biểu thị tính chất,đặc điểm riêng có tác dụng phân biệt,cụ thể hoá sự vật ,đối tượng do tiếng chính nêu ra.Ví dụ :
+Máy nổ ,mấy gặt,máy tiện ,máy cày ,máy kéo ,máy may....so với MÁY
=ăn cắp ,ăn chặn ,ăn cơm ăn cưới ,ăn giỗ...so với ĂN
+Trắng bạch ,trắng dã ,trắng hếu ,trắng muốt,trắng nõn,...so sánh với TRẮNG
- Từ ghép đắng lập : là laọi từ ghép có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính ,tiếng phụ).Ví dụ :
Lần nào trở về với bà,Thanh cũng cảm thấy bình yên và thong thả như thế.Căn nhà với thửo vườn này đối với chàng trai như một nơi mới mẻvà
hiền lành,ở đấy lúc nào bà chàng cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu
chàng.
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa ,tức là nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Ví dụ :
- Nghĩa cuả từ ghép sông ngòi rộng hơn nghĩa của sông hoặc ngòi. Bài tập.
Câu 1:Tìm những từ ghép có trong các ví dụ sau:
a. Anh em như thể chân tay
- Rách lành đùm bọc,dở hay đỡ đần. b. Những ngày nghỉ học, tôi hay tới
Đón chuyến tàu đi ,đến những ga Tôi đứng bơ vơ, xem tiến biệt. Lòng buồn đau xót ,nỗi chia xa
( Tế hanh).
Câu 2:Sắp xếp các từ ghép sau đây vào dãy từ ghép chính phụ hay dãy từ ghép đẳng lập: Vợ chồng,tàu xe,đỏ rực,áo giáp ,may rủi,súng trường ,cứng rắn,ghế đẩu ,trắng nõn,quốc kì ,sức lực,ăn mặc....
a.Từ ghép chính phụ b.Từ ghép đẳng lập
Đánh dấu x vào đặc điểm của từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập.
Đặc điểm Từ ghép
đẳng lập
Từ ghép chính phụ
a.Mỗi tiếng trong từ hầu hết đều có nghĩa b.Tiếng thứ hai khó có thể trở thành từ độc lập c.Quan hệ ngữ pháp bình đẳng giữa các tiếng d.Trật tự giữa các tiếng khó thay đổi
e.Nghĩa của cả từ khái quát hơn nghĩa của các tiếng Câu 4: Tìm từ ghép chính phụ có tiếng thú nhất là:
a.Xe: b.Nhà. c.Làm d.đánh. e.Xanh. Câu 6.a.Tìm 5 từ ghép chính phụ có tiéng chính là danh từ
b.Tìm 5 từ ghép chính phụ có tiéng chính là động từ c.Tìm 5 từ ghép chính phụ có tiéng chính là tính từ. Câu 7.a.-Tìm 5 từ ghép đẳng lập là danh từ
-Tìm 5 từ ghép đẳng lập là động từ -Tìm 5 từ ghép đẳng lập là tính từ.
b.-Tìm 5 từ ghép đẳng lập giữa hai tiếng có quan hệ đồng nghĩa -Tìm 5 từ ghép đẳng lập giữa hai tiếng có quan hệ gần nghĩa . -Tìm 5 từ ghép đẳng lập giữa hai tiếng có quan hệ trái nghĩa .
B,TỪ LÁY
Đặc điểm của từ láy :
VD: Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai
-Từ láy là do 2 tiếng trở lên tạo thành.
- Các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm thanh ( có đặc điểm giống nhau về âm thanh và có sự hoà phối các đặc điểm âm thanh giữa các tiếng ). VD :- Mênh mông, bát ngát , đòng đòng, phất phơ .