kết quả và thảo luận
3.1.2. Nhận các phân đoạn protein từ dịch chiết mô bằng phơng pháp tủa phân đoạn với ammonium sulfate
phân đoạn với ammonium sulfate
Có rất nhiều phơng pháp phân đoạn protein từ các dịch chiết enzyme nói chung, có thể phân đoạn bằng dung môi hữu cơ, bằng muối của kim loại nặng, bằng (NH4)2SO4, bằng các phơng pháp sắc kí trao đổi ion sắc kí sàng lọc phân tử trên các chất mang khác nhau. Trong đó tủa phân đoạn bằng muối (NH4)2SO4 là phơng pháp đợc sử dụng rộng rãi trong enzyme học để tách chiết và làm sạch các enzyme, vì phân đoạn các hỗn hợp protein bằng muối là một phơng pháp đơn giản rẻ tiền mà lại rất tiện lợi và trong nhiều trờng hợp mang lại hiệu quả làm sạch rất cao. Cho mục đích này thì muối ammonium sulfate thờng đợc sử dụng nhiều hơn cả, do muối này hoà tan trong nớc rất tốt, cho nên cho phép phân tách tốt các phân đoạn protein. Ngoài ra, độ tan của ammonium sulfate ít phụ thuộc vào nhiệt độ và nó không gây tác động hại lên các enzyme, mà trong nhiều trờng hợp lại còn làm ổn định enzyme, nên tủa phân đoạn protein bằng ammonium sulfate thờng đợc sử dụng trong rất nhiều quy trình tách chiết, và làm sạch enzyme. Ngoài ra, phơng pháp này cũng cho phép đánh giá một số tính chất hoá lí của protein, bởi vì khả năng kết tủa của một protein phụ thuộc nhiều vào hình dạng, kích thớc phân tử và điểm đẳng điện của nó [22] .
Chúng tôi áp dụng phơng pháp này với RNase từ nội tạng của một số động vật cũng không ngoài mục đích đó. Để cho đơn giản, từ mỗi DC chúng tôi đã thu 4 phân đoạn protein tủa trong các khoảng nồng độ muối đạt tơng ứng là 0-20%, 20-40%, 40-60% và 60-80% bão hòa (chi tiết xem phần phơng pháp nghiên cứu).
Đã nhận đợc tất cả 18 DC, trong đó có 9 DC acid (DCa, khi mô đợc nghiền trong H2SO4 0,25 N) và 9 DC PBS (DCb, khi mô đợc nghiền trong dung dịch đệm PBS 10 mM, pH = 7,2). Trong các phân đoạn protein thu đợc đều tiến hành đo hoạt tính enzyme và hàm lợng protein, kết quả đợc trình bày ở phần 3.2.