Kết quả phân đoạn protein từ dịch chiết mô 1 Chiết rút RNase

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu điều tra nguồn Ribonuclease từ nội tạng của động vật nhằm tìm hiểu khả năng khai thác để sử dụng làm thuốc (Trang 25 - 26)

kết quả và thảo luận

3.1.kết quả phân đoạn protein từ dịch chiết mô 1 Chiết rút RNase

3.1.1. Chiết rút RNase

Có nhiều loại môi trờng có thể chiết rút enzyme từ các nguồn RNase khác nhau trong đó có cả RNase có trong nội tạng động vật. Môi trờng chiết rút enzyme có thể là: các dung dịch đệm Tris-HCl có pH trong vùng trung tính đêm Citrate, dung dich H2SO4, các dung dịch saccaroza đẳng trơng, u trơng hay nhợc trơng. Tuỳ từng mục đích mà sử dụng môi trờng chiết rút thích hợp [22].

Trong phạm vi của khoá luận này chúng tôi sử dụng dung dịch H2SO4 0,25 N và đệm PBS 10 mM, pH = 7,2 để chiết rút RNase từ các mô khác nhau. Dung dịch H2SO4 0,25 N có tác dụng vô hiệu hoá các enzyme thuỷ phân có trong lizosom (bào quan giàu enzyme trong các tế bào động vật). Theo nhiều tài liệu thì dung dịch axit này đã đợc nhiều phòng thí nghiệm sử dụng để nghiền mô của động vật nhằm tách nhiều enzyme trong đó có RNase [1, 22]. Dung dịch đệm PBS 10 mM có pH và thành phần ion (chứa K+, Na+) gần giống với điều kiệntrong tế bào.

Trong mỗi lần chiết rút lấy 20g hoặc 30g nội tạng của động vật nghiền trong 100 ml hoặc 150 ml dung dich H2SO4 0,25 N hoặc dung dịch đệm PBS 10 mM, pH = 7,2, sau đó đem li tâm ở 11 000 vòng/phút trong 15 phút trên máy li tâm Sorvall Legend RT, thu dịch, bỏ cặn. Dịch li tâm này đợc gọi là dịch chiết mô (DC). Sau khi nhận đợc dịch chiết mô, tiến hành đo hoạt tính của enzyme và đo hàm lợng protein (kết quả xem phần sau). Sau đó dịch chiết mô đợc sử dụng để thu các phân đoạn protein khác nhau. Toàn bộ quá trình đ- ợc tiến hành ở 4 0C. Dịch chiết mô đã nhận đợc từ các mô tụy, gan, lách và phổi của 3 loài động vật là lợn, chó và dê. Khi mô đợc nghiền trong dung dich acid, dịch chiết mô đợc gọi là dịch chiết acid (DCa), còn khi mô đợc nghiền trong điện PBS thu đợc dịch chiết đệm (DCb).

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu điều tra nguồn Ribonuclease từ nội tạng của động vật nhằm tìm hiểu khả năng khai thác để sử dụng làm thuốc (Trang 25 - 26)