Giai đoạn 2010 đến nay

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM (Trang 36)

II. Tác động của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian

6. Giai đoạn 2010 đến nay

Việc điều chỉnh tỷ giá tăng 3,4% từ 17.961 đồng lên 18.544 đồng vào tháng 2-2010 của NHNN đã đưa mức tỷ giá chính thức tới gần hơn mức cân bằng cung - cầu USD

của thị trường, làm cho kỳ vọng tiếp tục phá giá VND giảm đi. Ngoài ra, chênh lệch lãi suất cho vay giữa USD và VND khiến tỷ giá giảm mạnh. Cụ thể, lãi suất bình quân cho vay VND khoảng 15%/năm, trong khi vay USD là 7-8%/năm, tạo ra chênh lệch lãi suất từ 7-8%. Điều này khiến doanh nghiệp (DN) không cần USD nhưng vẫn vay USD để bán ra lấy VND mua vật tư, nguyên liệu, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hiện tại, nguồn cung ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại đã tăng lên, đáp ứng nhu cầu USD tạm thời của các DN. Trong khi đó, cầu USD cũng không thật sự cao bởi lẽ các DN nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm nay thay vì mua USD đã quay sang vay USD để dành VND cho hoạt động sản xuất, kinh doanh với lý do lãi suất vay USD hấp dẫn. Ở chiều ngược lại, các DN xuất khẩu lại hầu như luôn trong trạng thái sẵn sàng bán USD cho ngân hàng do kỳ vọng găm giữ chờ tỷ giá lên không còn. Nguồn cung liên tục được cải thiện trong khi cầu không thật sự mạnh đã khiến giá USD chịu sức ép giảm giá khá lớn.

USD giảm giá bên cạnh niềm vui cũng đang có không ít nỗi lo. Do hiện nay lãi suất cho vay VND và USD có mức chênh lệch quá lớn nên có không ít DN đi vay vốn ngoại tệ rồi chuyển hóa thành tiền đồng để hưởng chênh lệch hoặc buôn bán ngoại tệ lòng vòng để kiếm lời. Thực tế cho thấy, dư nợ bằng ngoại tệ đã tăng 14,07% so với tháng 12- 2009 (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phản ánh việc nhiều DN đã tăng cường đi vay ngoại tệ thay vì nội tệ. Nhu cầu vay ngoại tệ vẫn tiếp tục nóng, khiến tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đang tiệm cận mốc 20%.

Các chuyên gia nhận định, việc vay vốn bằng USD tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, bởi vay ngoại tệ luôn đi kèm với rủi ro tỷ giá, đây là vấn đề đáng lo ngại nhất vì không thể tính trước được. Lần biến động giá USD những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 là một ví dụ. Trong khi tỷ giá liên ngân hàng vẫn ở mức 18.544 đồng/USD thì giá USD trên thị trường liên tục tăng và nhanh chóng vượt qua mốc 19.300 đồng/USD. Không ít DN đã nhận "quả đắng" vào thời điểm này. Hiện nay, nhìn tỷ giá USD/VND có vẻ ổn định nhưng biến động của tỷ giá rất khó lường, thường tăng bất ngờ và vì vậy sẽ là nỗi "ám ảnh" đối với các DN, đặc biệt là những DN có nội lực chưa mạnh, khó tìm các nguồn ngoại tệ khác khi đến hạn trả nợ.

Khi giá USD giảm xuống, nhiều người dân đã đua nhau đi mua. Nhiều chuyên gia cho rằng việc "găm" ngoại tệ hiện nay chưa hẳn là sự đầu tư khôn ngoan, bởi xét về khả năng sinh lời, đầu tư vào USD thời điểm này không thu được kết quả như kỳ vọng. Việc "găm" USD hiện nay chỉ dành cho những người có tiền nhàn rỗi, không ưa mạo hiểm.

Một nỗi lo khác là do giá USD giảm khiến nhà xuất khẩu đang bị thất thu. Một tấn gạo có giá 400 USD, khi giá mua 1 USD giảm 80 đồng, nhà xuất khẩu bị mất 32.000 đồng. Với 100.000 tấn gạo, nhà xuất khẩu bị mất 3,2 tỷ đồng. Doanh thu xuất khẩu của cả nước trong tháng 3-2010 là 5,15 tỷ USD, khi 1 USD giảm 80 đồng, nhà xuất khẩu bị mất 412 tỷ đồng. Đây là điều đáng suy nghĩ bởi vì chủ trương tăng tỷ giá từ 18.500 đồng/USD lên 19.100 đồng/USD trong đầu năm 2010 là để khuyến khích xuất khẩu. Vì thế, tỷ giá giảm cũng đặt ra cho NHNN một nhiệm vụ mới, đó là phải tham gia thị trường để đưa tỷ giá trở về mức hợp lý cho nhà xuất khẩu. Trong khi không khuyến khích được xuất khẩu, thì nhập khẩu lại gia tăng, gây áp lực lớn lên cán cân thương mại. Nhập siêu quí I-2010 đạt mức 3,5 tỷ USD, bằng 25% kim ngạch xuất khẩu. Thời gian tới, nếu mức nhập siêu tăng cao, mức cầu của USD sẽ tăng mạnh và gây áp lực lên VND. Khi đó, có thể sẽ dẫn đến sự điều chỉnh của tỷ giá, làm tăng rủi ro trong các hoạt động kinh doanh, dễ tạo ra những chu kỳ kinh tế có tính bất ổn cao. Trong khi đó, điều đáng lo ngại là không mấy DN ở Việt Nam sử dụng các công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn (forwards), hoán đổi (swaps), hay quyền chọn (options) để bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Có thể nói, những biến động tỷ giá trong thời gian này tạo ra rất nhiều thuận lợi cho nền kinh tế thì mặt khác, cũng rất nhiều DN đang phải hứng chịu "tác dụng phụ". Nói biến động tỷ giá, kẻ thì cười nụ, người đang khóc thầm là vì thế. Theo nhận định của các chuyên gia, khả năng giảm của USD sẽ còn tiếp tục trong 2-3 tháng nữa. Tuy nhiên, do nguồn cung ngoại tệ từ thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam chưa được cải thiện nhiều, tỷ giá giảm hiện nay chỉ có tính chất ngắn hạn và không bền vững. Trong dài hạn, vẫn còn quá sớm để khẳng định sự ổn định của VND trong những tháng tới, bởi còn phụ thuộc vào các yếu tố chỉ số lạm phát và tỷ giá VND. Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, thâm hụt cán cân thương mại lớn và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều, việc lựa chọn một cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp để đạt

được mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ là không đơn giản với tình trạng USD hóa trong nền kinh tế vẫn còn cao như hiện nay. Việc điều hành tỷ giá đặt ra cho Việt Nam những thách thức và lựa chọn không dễ. Ưu tiên và hy sinh cho mục đích nào sẽ còn phụ thuộc rất lớn vào những biến động kinh tế trong những tháng còn lại của năm nay. Tuy nhiên, việc duy trì một chính sách tỷ giá minh bạch và ổn định sẽ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm rót vốn vào Việt Nam.

Sáng ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với VND, từ 18.932 VND lên 20.693 VND (tăng 9,3%), cùng với đó là thu hẹp biên độ áp dụng cho tỷ giá của các ngân hàng thương mại từ +/- 3% xuống còn +/-1%.

Yếu tố bất ngờ ở đây là thời điểm, so với những lần điều chỉnh trước đó, hoặc theo một giả thiết nghiêng về khả năng hạn chế nhất định yếu tố tâm lý thị trường. Giả sử Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin trên vào cuối ngày hôm nay, khoảng cách của hai ngày nghỉ cuối tuần có thể là một “bước đệm” với yếu tố đó.

Tuy nhiên, không bất ngờ khi tỷ giá được điều chỉnh tăng. Trong thời gian gần đây, khả năng điều chỉnh đã được giới đầu tư, các tổ chức tính tới, vấn đề còn lại chỉ là thời gian và thời điểm.

Ở lần điều chỉnh này, mức tăng 9,3% có thể nói là mạnh nhất trong lịch sử qua một lần điều chỉnh, gần với cả mức tăng của cả một năm trong những năm gần đây. Qua mức tăng 9,3%, mức trần bán ra của các ngân hàng thương mại ở 20.900 VND, đã thu hẹp hẳn khoảng cách quanh 10% so với giá trên thị trường tự do vốn tồn tại từ tháng 10/2010 đến nay.

Như vậy, sau 6 tháng kể từ lần tăng gần nhất (ngày 17/8/2010, từ 18.544 VND lên 18.932 VND) và cố định đến ngày 10/2/2010, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã được điều chỉnh. Đi cùng với đó, biên độ cũng đã được thu hẹp từ +/-3% xuống +/-1%, sau hai lần điều chỉnh trong năm 2009 (nới rộng từ +/-3% lên +/-5% từ 24/3 và thu hẹp lại từ +/-5% xuống +/-3% từ ngày 26/11).

Ngân hàng Nhà nước giải thích: “Các biện pháp này sẽ tạo điều kiện để điều hành điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính

thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn”.

Sự chủ động ở đây được cụ thể ở định hướng là Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng tương đối linh hoạt trong thời gian tới, thay vì cố định kéo dài như trong thời gian qua sau mỗi lần điều chỉnh.

Và với biên độ được thu hẹp xuống +/-1%, tỷ giá bình quân liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước sẽ phản ánh thị trường sát hơn; cộng với sự linh hoạt trong điều hành, tỷ giá này sẽ có những thay đổi thực tế hơn, bám sát thị trường.

Vấn đề còn lại là việc điều chỉnh lần này sẽ tác động thế nào đến lạm phát? Trong quá khứ, nền kinh tế từng vượt qua những kỳ lạm phát cao, nhưng sẽ nhiều rủi ro nếu dự trữ ngoại tệ tiếp tục bị bào mòn (hiện đang ở mức thấp), đặc biệt là với yêu cầu phòng thủ trước tình huống dòng vốn nóng đầu tư nước ngoài đột ngột đảo chiều nếu có một lý do nào đó.

Chương III: Xu hướng và các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w