Tổng quan về xuất nhập khẩu của việt nam từ 1986 tới nay

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM (Trang 25)

Từ năm 1986 đến nay chúng ta đã có nhiều chiến lược cải cách kinh tế, Đại hội VI của Đảng (12-1986) đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa ở nước ta, với việc đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức, cán bộ, công tác hành chính; từ đổi mới kinh tế đến đổi mới hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Việc khởi xướng công cuộc đổi mới vào năm 1986 đánh dấu bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và một loạt thay đổi khác về xã hội, chính trị và kinh tế ở Việt Nam. Đổi mới tư duy "sản xuất kinh doanh cá thể” xem là khâu đột phá tổng thể của cả giai đoạn từ 1986 đến nay. "Khoán 100", "khoán 10" trong nông nghiệp, áp dụng "cơ chế giá thị trường" trong kinh tế hoặc "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới " trong chính sách đối ngoại. Việt Nam đã từng bước thiết lập và mở rộng đáng kể thị trường xuất nhập khẩu và đối tác thương mại theo phương châm đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại. Những thành tựu đạt được của ngoại thương Việt Nam được thể hiện rất rõ nét qua số liệu thống kê của 4 giai đoạn phát triển 5 năm từ 1986 đến 2005.

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân từ năm 1986 đến 2005 là 20,7 tỷ USD/1 năm (gấp 7 lần năm 1985). Tốc độ tăng trưởng của các thời kỳ rất cao, thời kỳ 1996-2000 tăng gấp gần 3 lần 5 năm trước đó và đạt trên 100 tỷ đôla (tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 17,2%), thời kỳ 2001-2005 tăng hơn 2 lần giai đoạn trước, đạt 241 tỷ đôla (tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 18,2%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước giai đoạn đầu 1986-1990 có vai trò chủ đạo chiếm tới 96,6% tổng trị giá xuất nhập khẩu.

Tính từ năm 1986 tới 2005, tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu là 21,2%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 40 lần từ 789 triệu đôla (năm 1986) lên mức 32,4 tỷ đôla (năm 2005), tỷ trọng xuất khẩu so với tổng mức lưu chuyển tăng dần từ 35,7% (giai đoạn 1986-1990) lên 46% (giai đoạn 2001-2005).

Nhập khẩu tăng bình quân từ 1986 – 2005 là 16,1%/năm, đóng góp vào việc thúc đẩy và phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước. Kim ngạch nhập khẩu vận động theo chiều hướng tích cực từ 2,155 tỷ USD/năm 1986 lên xấp xỉ 37 tỷ USD/năm 2005, nghĩa là chỉ tăng 16 lần. Tốc độ phát triển bình quân của giai đoạn 1991 - 1995 cao nhất đạt 127,3%, tuy nhiên giai đoạn này có kim ngạch chỉ xấp xỉ 1/5 kim ngạch giai đoạn 2001-2005.

Do tốc độ tăng trưởng ở mỗi thời kỳ của xuất khẩu và nhập khẩu có sự ngược nhau về xu hướng nên ảnh hưởng tới cân đối thương mại giai đoạn 1986-1990 và 1991-1995 mức nhập siêu không thay đổi nhiều khoảng 5,6 tỷ đôla.

Từ 1996-2000 tăng gần gấp 2 lần giai đoạn trước với 9,8 tỷ đôla, giai đoạn hiện nay đạt 19,3 tỷ đôla có nghĩa là tăng gần gấp 2 lần giai đoạn trước. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập siêu qua từng giai đoạn so với xuất khẩu giảm mạnh từ 80,4% trong giai đoạn 1986- 1990 xuống 17,4% trong giai đoạn 2001-2005.

Nhập siêu

Tỷ lệ nhập siêu trong 20 năm qua là 21,6%, nhưng đang theo xu hướng tích cực qua từng giai đoạn. Tỷ lệ nhập siêu thời kỳ 2001 - 2005 ở mức 17,4%, thấp hơn nhiều so với thời kỳ 1986 - 1989 (80,4%). Trong các giai đoạn khác nhau, có các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ nhập siêu, thực tế những năm 1994 - 1997 là những năm có mức nhập siêu cao phản ánh điều đó, khi mà qui mô xuất khẩu của ta còn nhỏ bé và sự gia tăng nhanh chóng nhập khẩu của các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài bắt đầu giai đoạn triển khai. Số liệu về các dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 đến nay cho thấy vốn đăng ký của 4 năm 1994 - 1997 chiếm 61% tổng số vốn đăng ký, trung bình một năm là 5861 triệu USD, gấp 3,6 lần trị giá bình quân của những năm còn lại.

Bảng: Mức nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu giai đoạn 5 năm

1986 – 1990 1991 – 1995 1996 – 2000 2001 - 2005 Mức nhập siêu

(triệu USD)

Tỷ trọng so với xuất khẩu (%)

80.4 32.8 18.9 17.4

Tỷ lệ nhập siêu qua các giai đoạn từ 1986 - 2005 so với xuất khẩu có xu hướng giảm tới mức trên 17% phản ánh đúng mức độ phát triển kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị, tăng năng lực sản xuất. Trong giai đoạn tới, mặc dù kim ngạch xuất khẩu đặt ra tăng mạnh, nhưng hàng hóa thuộc loại hình gia công vẫn còn lớn, hàm lượng nguyên liệu phải nhập khẩu sẽ cao. Đồng thời để đạt mục tiêu đến 2020 đưa nước ta trở thành nước có nền công nghiệp tiên tiến trong khu vực thì nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại vẫn tăng, mặt khác nhu cầu cho đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư mới sẽ tiếp tục phát triển, vì vậy việc kiềm chế và hạ thấp tỷ lệ nhập siêu tuy là những mục tiêu phấn đấu nhưng trong những năm trước mắt còn chưa phù hợp và khó thực hiện.

Thời kỳ 2006- 2010, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những bước tiến mạnh nhờ việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế như: Tháng 1/2007 Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Tiếp đó là đàm phán FTA song phương với EU, Nhật Bản, Chi Lê được khởi động và thu được những kết quả quan trọng. Đến tháng 12/2008 Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản được ký kết.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001 - 2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD năm 2006 tăng lên 8 mặt hàng năm 2010.

Một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong giai đoạn này là: Hàng dệt may đứng đầu với bình quân 8,6 tỷ USD/năm, tăng mạnh so với 3,5 tỷ USD của giai đoạn trước. Giày dép đạt 4,3 tỷ USD/năm, tăng so với 2,3 tỷ USD/năm của thời kỳ trước. Hải sản đạt 4,2 tỷ USD/năm, giai đoạn trước là 2,2 tỷ USD/năm. Kim ngạch gạo xuất khẩu tăng mạnh với mức tăng 17,9%/năm. Riêng dầu thô xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 giảm đáng kể do tăng tăng nguồn nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thay thế dần hàng nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn này chiếm 13,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhiều so với 21% của thời kỳ trước.

Về thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006-2010, châu Á đứng đầu với 45,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, Châu Mỹ tiếp tục tăng mạnh và ở vị trí thứ hai với 23%; châu Âu chiếm 20,8%; châu Đại Dương chiếm 6,2%; châu Phi tuy chiếm tỷ lệ nhỏ với 2,7% nhưng đã gấp 3,8 lần so với thời kỳ 5 năm trước.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh trong thời kỳ 2006-2010, đặc biệt trong 2 năm đầu khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt bình quân 68,5 tỷ USD/năm trong thời kỳ này, bằng 2,6 lần thời kỳ 5 năm trước và tăng bình quân 18%/năm. Đáng chú ý là nhập khẩu của khu vực FDI tăng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, thường chiếm trên 34%. Cơ cấu hàng nhập khẩu trọng tâm là tư liệu, nguyên liệu cho sản xuất do sản xuất trong nước phát triển khá, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu nhưng vẫn phụ thuộc hàng nhập khẩu là chủ yếu, cụ thể là: Nhập khẩu xăng dầu bình quân giai đoạn 2006- 2010 tăng 2,7%/năm và tăng 19,7% so với giai đoạn trước. Sắt thép nhập khẩu bình quân tăng 15,7%/năm và tăng 71% so với giai đoạn trước. Vải nhập khẩu bình quân tăng 16,8%/năm và tăng 140% so với giai đoạn trước. Linh kiện điện tử nhập khẩu bình quân tăng 25,8% năm và tăng 226,3% so với giai đoạn trước. Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giai đoạn 2006-2010 tăng 174% so với giai đoạn trước.

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, thời kỳ 2006-2010 là thời kỳ mức nhập siêu tăng mạnh, bình quân 12,5 tỷ USD/năm, bằng 3,3 lần thời kỳ trước và chiếm 22,3% kim ngạch xuất khẩu bình quân năm, cao hơn mức 17,3% của thời kỳ 2001- 2005.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w