TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT Ở TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn xã đông mỹ huyện thanh trì, hà nội (Trang 34)

BÀN XÃ ĐÔNG MỸ

1.Tình hình sử dụng đất.

Nói chung tình hình sử dụng đất của xã tương đối ổn định. Trong những năm gần đây nhất là từ năm 2002, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của toàn huyện Thanh Trì nên việc sử dụng đất đai của xã cũng đã có những biến đổi nhất định. Theo thống kê mới nhất (Kiểm kê đất đai năm 2005), hiện trạng sử dụng các loại đất của xã Đông Mỹ cụ thể như sau:

Biểu 2: Quy mô diện tích đất đai xã Đông Mỹ năm 2005

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 273,6314 100

Đất nông nghiệp 151,4175 55,34

Đất phi nông nghiệp 121,2619 44,32

 Đất ở 46,4616 16,98

 Đất chuyên dùng 58,7184 27,34

 Đất phi nông nghiệp khác

16,0819 5,88

Đất chưa sử dụng 0,9502 0,34

Nguồn: Số liệu thống kê năm 2005 xã Đông Mỹ

Qua bảng quy mô diện tích đất đai xã Đông Mỹ năm 2005 ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên là 55,34%. Đất chưa sử dụng còn lại không đáng kể, chỉ còn không đến 1 ha chủ yếu nằm trong khu dân cư.. Trong đất phi nông nghiệp, diện tích đất xây dựng, đất giao thông, thủy lợi… chiếm 27,3% diện tích đất tự nhiên, 48% diện tích đất phi nông nghiệp còn diện tích đất ở là 38%. Qua cơ cấu sử dụng đất của xã Đông Mỹ ta thấy rằng hiện xã vẫn đang là một xã nông nghiệp, diện tích đất ở không lớn. Khu vực này còn mang đặc trưng của vùng nông thôn Bắc Bộ, các hộ gia đình ở phân tán, diện tích đất ở sử dụng lớn. Như vậy, xã Đông Mỹ tuy ở một huyện ven đô nhưng chịu ảnh hưởng không lớn của làn sóng đô thị hóa. Bởi vậy, tình hình sử dụng đất cũng chưa có sự biến động rõ rệt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cũng có sự chuyển biến nhất định giữa các loại đất và tổng diện tích đất tự nhiên của xã.

Về đối tượng sử dụng đất: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 194,4351 ha chiếm 71,05% diện tích đất tự nhiên. UBND xã quản lý 71,5521 ha chiếm 26,10% diện tích đất tự nhiên. Tổ chức kinh tế sử dụng 1,5743 ha chiếm 0,57% diện tích, đều là đất phi nông nghiệp. Còn lại các tổ chức khác sử dụng 6,0699 ha chiếm 2,21% diện tích và đều là đất phi nông nghiệp. Như vậy, phần lớn diện tích đất của xã là do hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Mục đích sử dụng chủ yếu của đối tượng này là sản xuất kinh doanh và đất ở.

Đất đai liên quan đến rất nhiều đối tượng, mục đích sử dụng cũng đa dạng, phong phú. Tình hình sử dụng đất chịu tác động của nhiều yếu tố. Bởi vậy, việc sử dụng đất dù ít dù nhiều sẽ luôn luôn biến đổi. Xã Đông Mỹ mặc dù tốc độ phát triển còn chậm nhưng đất đai cũng có những biến động nhất định

Tình hình biến động đất đai xã Đông Mỹ giai đoạn 2000 – 2005 thể hiện cụ thể trong biểu sau:

Biểu 3: Biến động đất đai 2000 – 2005 xã Đông Mỹ - Thanh Trì

Loại đất năm 2000 năm 2003 năm 2005

Tổng diện tích đất tự nhiên 273,6759 273,6759 273,6314

1. Đất nông nghiệp 158,7961 151,4617 151,4175

2. Đất phi nông nghiệp 111,9755 121,2177 121,2619

Đất ở 46,7478 46,4616 46,4616

Đất chuyên dùng 51,3636 58,6742 58,7184

3. Đất chưa sử dụng 2,9043 0,9520 0,9520

Nguồn: Số liệu thống kê đất đai xã Đông Mỹ

Nhìn vào bảng thống kê trên, ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã và từng loại đất đều có sự biến đổi.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã năm 2005 là 273,6314 ha giảm 0,0445 ha so với năm 2000. Nguyên nhân của sự thay đổi đó chủ yếu là do sai số trong quá trình đo vẽ bản đồ.

Trong các loại đất, nhóm đất nông nghiệp có xu hướng giảm, giảm mạnh trong ba năm 2000 – 2003, diện tích đất nông nghiệp giảm 7,3344 ha tức là giảm 4,6%. Đến năm 2005, diện tích đất nông nghiệp tiếp tục giảm 0,0442 ha. Như vậy, sau 5 năm diện tích đất nông nghiệp giảm 7,3786 ha. Về tỷ trọng, đất nông nghiệp cũng giảm dần trong cơ cấu sử dụng đất: từ 58,02% xuống 55,34%. Đây là xu hướng hoàn toàn hợp lý, phù hợp với quy luật phát triển. Xã Đông Mỹ đang bước đầu hội nhập vào quá trình phát triển của huyện Thanh Trì và Thủ đô Hà nội, quá trình đô thị hóa cũng có những tác động nhất định đến địa phương này. Bởi vậy, diện tích đất nông nghiệp giảm là hậu quả tất yếu.

Đất chưa sử dụng cũng đã được chính quyền xã khai thác khá hiệu quả. Đến nay, diện tích đất này chỉ còn lại rất ít 0,9520 ha chiếm 0,37% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối lập với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp có sự biến động mạnh mẽ và theo xu hướng tăng dần cả về quy mô và tỷ lệ so với tổng diện tích đất tự nhiên. So với năm 2000, diện tích đất phi nông nghiệp năm 2003 tăng lên 9,2422 ha tương đương với 8,25%. Hai năm sau đó, diện tích loại đất này tiếp tục tăng thêm 0,0442 ha (tăng 0,04%). đất phi nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu sử dụng đất. Năm 2000 là 40,92% đến năm 2005 con số này là 44,29%. Như vậy, trung bình mỗi năm diện tích đất phi nông nghiệp tănh lên 8,86%. Trong đó, đất chuyên dùng tăng nhanh. Giai đoạn 2000-2003 đất chuyên dùng tăng 7,3106 ha, giai đoạn 2003 – 2005 tăng 0,0442 ha. Sở dĩ có sự tăng nhanh về diện tích đất phi nông nghiệp như trên là do việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang chẳng hạn: chuyển 1,9868 ha đất trồng cây hàng năm sang xây dựng trụ sở cơ quan, chuyển 0,0622 ha đất trồng lúa sang đất an ninh…Kinh tế ngày càng phát triển, quá trình đô thị hóa cũng bắt đầu tác động đến khu vực này nên nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại kéo theo sự giảm diện tích đất nông nghiệp

Còn đất ở biến động không đáng kể theo chiều hướng giảm nhẹ. Năm 2003 giảm 0,2862 ha so với năm 2000 và giữ nguyên diện tích đến năm 2005. Diện tích đất ở của các hộ gia đình, cá nhân trong xã mang đặc điểm của vùng nông thôn nên diện tích lớn. Trong thời gian gần đây, do chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện nên một số gia đình đã chuyển một phần diện tích đất ở sang trồng cây hàng năm. Vì vậy, năm 2005 diện tích đất ở chỉ chiếm 16,98% tổng diện tích đất tự nhiên (giảm 0,1% so với năm 2000). Qua đó có thể khẳng định tình hình sử dụng đất ở của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện tương đối ổn định.

Đất ở trên địa bàn xã Đông Mỹ 100% là đất ở nông thôn. Tổng diện tích đất ở nông thôn của huyện Thanh Trì là 901,54 ha. Như vậy, diện tích đất ở của xã Đông Mỹ chiếm 5,15% diện tích đất ở khu dân cư nông thôn toàn huyện.

Trên đây là tình hình sử dụng đất và biến động đất đai nói chung và đất ở nói riêng trên địa bàn xã Đông Mỹ - huyện Thanh Trì. Nói chung tình hình sử dụng đất khá ổn định, diện tích đất ở có biến động nhưng không đáng kể. Đó là điều kiện thuận lợi cho xã Đông Mỹ cũng như huyện Thanh Trì tổ chức công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc sử dụng đất trong 5 năm trở lại đây cũng có những biến chuyển rõ rệt bởi vậy việc sử dụng đất ở của xã cũng khá phức tạp, xảy ra nhiều tranh chấp. Chính điều này đã có nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất ở cho nhân dân trong xã.

II.THỰC TRẠNG CẤP GCN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG MỸ

Cấp GCN quyền sử dụng đất là một trong những nội dung trọng tâm của công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Đông Mỹ cũng như của toàn huyện Thanh Trì. Bởi vậy, công tác này đã được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND huyện. Việc cấp GCN quyền sử dụng đất đã được triển khai từ rất sớm nhất là đất nông nghiệp nhưng đất ở thì đến nay hầu hết các xã, thị trấn trong huyện chưa hoàn thành. Với sự quyết tâm của ban lãnh đạo xã Đông Mỹ cùng với sự cố gắng, nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ địa chính xã, công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở đã đạt được những kết quả quan trọng.

Các nội dung được triển khai cụ thể như sau:

1.Công tác kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở tại xã Đông Mỹ.

Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính cần thiết để thiết lập nên hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp GCN quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất hợp

pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước và người sử dụng đất.

Thực hiện theo Quyết định 65/QĐ-UB ngày 29/08/2001 của UBND Thành phố Hà nội quy định về việc: “Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao vườn liền kề khu dân cư nông thôn”, UBND huyện Thanh Trì đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn trong huyện tổ chức kê khai đăng ký đất đai trong đó bao gồm cả đất ở. Xã Đông Mỹ cũng đã thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của UBND huyện về kê khai đất ở.

Theo quy định, UBND xã Đông Mỹ đã thành lập Hội đồng đăng ký đất đai. Thành phần của Hội đồng bao gồm:

 Chủ tịch Hội đồng: là Chủ tịch UBND xã

 Phó chủ tịch hội đồng: là Chủ tịch hội đồng nhân dân xã.  Ủy viên thường trực: là cán bộ địa chính xã

 Ủy viên bao gồm: Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã Cán bộ tư pháp, thống kê Trưởng công an xã

Hội đồng này có trách nhiệm tổ chức cho người sử dụng đất kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất. Sau đó, trực tiếp xem xét đơn đăng ký quyền sử dụng đất và trình với UBND xã những trường hợp đủ điều kiện và những trường hợp không đủ điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất.

Để trợ giúp công tác chuyên môn cho Hội đồng đăng ký đất, Hội đồng thành lập tổ công tác giúp việc gồm những người có trình độ chuyên môn, hiểu biết về pháp luật và am hiểu lịch sử, tình hình sử dụng đất ở địa phương. Chủ tịch UBND xã Đông Mỹ đã ký quyết định thành lập Tổ công tác giúp việc do cán bộ địa chính xã làm tổ trưởng.

Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Thanh Trì, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện đã hướng dẫn UBND xã Đông Mỹ tổ chức kê khai đăng ký đăng ký đất ở theo Quyết định 65/QĐ-UB của UBND Thành phố. Từ năm 1998 đến nay, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Trì đã cử cán

bộ trực tiếp xuống giám sát và hướng dẫn khi có vướng mắc về kê khai đăng ký quyền sử dụng đất.

Xã Đông Mỹ là một trong những xã thực hiện thí điểm về cấp GCN quyền sử dụng đất ở của huyện Thanh Trì nên công tác kê khai đăng ký quyền sử dụng đất ở được thực hiện ngay từ những năm 1998, 1999.

Để đảm bảo mọi người sử dụng đất đều được cấp GCN quyền sử dụng đất ở và giúp cho cơ quan quản lý đất đai trên địa bàn hoàn chỉnh hồ sơ địa chính, UBND xã đã tổ chức nhiều đợt kê khai đăng ký quyền sử dụng đất ở. Để nhân dân nắm rõ về thời gian, địa điểm, trình tự thủ tục kê khai đăng ký quyền sử dụng đất ở và giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi được cấp GCN quyền sử dụng đất, xã Đông Mỹ đã liên tục thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng: đài phát thanh thôn xóm, đài phát thanh xã và trong các cuộc họp xóm, tổ…

Cán bộ địa chính xã và các thành viên khác trong Hội đồng đăng ký cũng đã hướng dẫn cặn kẽ cho bà con khi thực hiện kê khai vào đơn. Sau mỗi đợt kê khai, Hội đồng kê khai đăng ký đất đai đã tổng kết công tác đăng ký quyền sử dụng đất ở và tháo gỡ những vướng mắc, rút ra bài học cho những đợt kê khai tiếp theo.

Đến nay công tác này của xã đã đạt được những kết quả như sau: Sau 5 năm thực hiện kê khai đăng ký quyền sử dụng đất ở xã Đông Mỹ đã cơ bàn hoàn thành. Theo thống kê của Phòng Địa chính Nhà đất và Đô thị (Nay là Phòng Tài nguyên và môi trường): Xã Đông Mỹ có tổng số thửa đất là 1987 thửa. Số đơn cấp GCN quyền sử dụng đất ở đã phát ra là 1987 đơn, số đơn thu về là 1840 đơn. Như vậy, số thửa đất ở đã được kê khai và nộp lại cho Hội đồng kê khai đăng ký đất đạt 92,6%. Mặc dù xã đã phát 100% “Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nhưng vẫn còn tồn một số đơn người dân chưa nộp (136 đơn). Cho đến nay, sau hơn 5 năm triển khai kê khai đăng ký quyền sử dụng đất ở cho người dân địa phương, xã Đông Mỹ vẫn chưa hoàn thành kế hoạch kê khai đất ở. Trong

khi đó ta đã biết Nhà nước ta đặt ra cái đích Hoàn thành công tác cấp GCN quyền sử dụng đất vào cuối năm 2005. Như vậy, xã Đông Mỹ cũng chưa hướng tới được chỉ tiêu của Nhà nước. Nguyên nhân của việc chậm trễ và tồn đọng số đơn kê khai tại các hộ dân chủ yếu do: Trong nhân dân còn một số người thiếu ý thức thực thi pháp luật của Nhà nước, chây lỳ, ỷ lại không muốn thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Số khác lại chưa hiểu rõ về những lợi ích của việc kê khai đăng ký quyền sử dụng đất ở. Một nguyên nhân nữa thuộc về người quản lý đó là chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân về kê khai, đăng ký đất ở. Mặt khác, Đông Mỹ là một xã rộng, đông dân trong khi cán bộ địa chính lại thiếu nên việc đôn đốc, hướng dẫn người dân cũng gặp nhiều khó khăn.

Công tác kê khai đăng ký quyền sử dụng đất ở đã được triển khai khá đồng bộ trên địa bàn toàn huyện nhất là đối với đất ở nông thôn. Huyện đã có công văn chỉ đạo cho từng xã trong toàn bộ quy trình tổ chức kê khai đắng ký đất ở. UBND huyện giao nhiệm vụ cụ thể cho các xã theo từng giai đoạn và đôn đốc thường xuyên nhằm đẩy nhanh tiến độ kê khai đăng ký đất ở cho các xã, thị trấn trong huyện.

Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Trì, đến năm 2005 kết quả kê khai đất ở của các xã, thị trấn cụ thể như sau:

Biểu 4: Kết quả kê khai đăng ký quyền sử dụng đất ở huyện Thanh Trì

STT Xã, thị trấn

Tổng số hồ sơ phải kê khai

(hồ sơ ) Số hồ sơ đã kê khai (hồ sơ) Tỷ lệ hồ sơ đã kê khai/Số hồ sơ phải kê khai (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Đông Mỹ 1987 1840 92,6

1. Đại Áng 1662 1662 100

2. Duyên Hà 935 935 100

4. Liên Ninh 1641 1267 89,9 5. Ngọc Hồi 1450 1170 86,7 6. Ngũ Hiệp 1950 1650 89,2 7. Tân Triều 1720 1565 91,0 8. Tả Thanh Oai 3123 2000 92,0 9. Tam Hiệp 1807 1530 90,7 10. Thanh Liệt 1700 1580 97,5 11. Tứ Hiệp 1700 1557 91,6 12. Vạn Phúc 1920 1485 94,6 13. Vĩnh Quỳnh 2861 2451 85,7 14. Yên Mỹ 937 937 100 15. Văn Điển 2643 2400 96,0 16. Tổng 29.501 25.385 86,05

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn xã đông mỹ huyện thanh trì, hà nội (Trang 34)