Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn xã đông mỹ huyện thanh trì, hà nội (Trang 33)

III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆCCẤP GCN QUYỀN SỬ DỤNG

2.2.Tình hình kinh tế

Xã Đông Mỹ hiện vẫn đang là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, quá trình đô thị hóa chưa có những tác động mạnh mẽ đến địa phương này. Bởi vậy, tình hình phát triển kinh tế cũng như những biến động về đất đai chưa có những biến đổi rõ rệt.

Tổng giá trị sản xuất của xã tăng lên qua các năm thể hiện qua biểu sau:

Biểu 1: Tổng giá trị sản xuất xã Đông Mỹ

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2005

Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Sốlượng(tr.đ) Cơ cấu (%)

Tổng giá trị sản xuất 20.000 100 28.000 100 1.Nông nghiệp 10.000 50 13.122 47 2.Thương mại và Dịch vụ 7.600 38 10.920 39 3.Tiểu thủ công nghiệp 2.400 12 3.958 14

Nguồn: Số liệu thống kê của UBND xã Đông Mỹ

Qua biểu số liệu trên ta thấy: Năm 2001 đạt 20 tỷ đồng đến năm 2005 tăng lên 28 tỷ đồng đạt tốc độ bình quân cả thời kỳ là 8%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 10 tỷ đồng (năm 2001) chiếm 50% tổng giá trị sản xuất toàn xã. Ngành thương mại và dịch vụ đạt 7,6 tỷ đồng, tiểu thủ công nghiệp đạt 2,4 tỷ đồng chiếm tỷ lệ lần lượt là 38% và 12%. Sau 5 năm, giá trị tuyệt đối và tương đối của ngành nông nghiệp giảm, tổng giá trị ngành thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp đều tăng nhưng tốc độ chậm phản ánh đúng tình hình thực tế của địa phương.

Như vậy, trong cơ cấu ngành xã Đông Mỹ đã có sự chuyển dịch nhất định. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã diễn ra chậm. Tỷ lệ giữa các ngành nông nghiệp – thương mại, dịch vụ - công nghiệp là 50 – 38 – 12 chuyển thành 47- 39 -14. Sở dĩ có sự dịch chuyển cơ cấu ngành như vậy là do trong 5 năm trở lại đây huyện Thanh Trì đang có những bước phát triển

vượt bậc về kinh tế, quá trình đô thị hóa cũng đang lan nhanh trên địa bàn huyện. Điều đó, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cũa các xã trong đó có Đông Mỹ.

Như vậy, tình hình kinh tế xã Đông Mỹ chưa thực sự có những bước tiến mạnh về kinh tế nhưng cũng không thuộc diện xã khó khăn, giá trị sản xuất đạt 4,02 triệu/người, số hộ nghèo trong xã chiếm tỷ lệ nhỏ. Bởi vậy, xã cũng ít có tình trạng người dân không đi làm thủ tục xin cấp “sổ đỏ”, không đi nhận “sổ đỏ” vì không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính. Đây cũng là một thuận lợi cho chính quyền xã cũng như UBND huyện đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất ở tại khu vực này. Ngoài ra tình hình kinh tế xã cũng khá ổn định nên kinh phí đầu tư cho công tác này cũng được chú ý đến. Nguồn kinh phí còn được bổ sung từ cấp trên nên xã cũng không gặp khó khăn về kinh phí thực hiện.

Như vậy, tình hình kinh tế - xã hội cũng như điều kiện tự nhiên tuy có những hạn chế song cũng có không ít thuận lợi cho công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở. Đứng trước thực tế đó, chính quyền xã cùng cán bộ địa chính đã khắc phục khó khăn, có những biện pháp giải quyết các vướng mắc đồng thời phát huy những lợi thế thực hiện tốt nhất nhiệm vụ này. Bởi vậy, xã Đông Mỹ đã thu được những kết quả nhất định trong công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn xã đông mỹ huyện thanh trì, hà nội (Trang 33)