Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn xã đông mỹ huyện thanh trì, hà nội (Trang 29)

III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆCCẤP GCN QUYỀN SỬ DỤNG

2.1.Tình hình xã hội

2.1.1.Dân cư – lao động

Hiện nay dân số của xã khoảng 6105 người với số hộ là 1670 hộ. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 3208 người chiếm 52,54%. Tốc độ tăng dân số trung bình của xã năm 2003 là 1.1%

Trong tổng số người trong độ tuổi lao động, số lao động nông nghiệp là 1998 người chiếm 62,28%, lao động trong ngành thương mại và dịch vụ là 201 người chiếm 6,26%, còn lại là các loại lao động khác.

Những con số trên cho ta thấy lực lượng lao động xã Đông Mỹ khá dồi dào, số lao động của xã tăng qua các năm.Về cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp là chủ yếu và xu hướng giảm nhưng còn chậm. Trong khi đó, tỷ trọng lao động trong các ngành thương mại, dịch vụ và các ngành nghề khác tăng nhanh, năm 2001 là 120 người tương đương 3,74% lực lượng lao động đến năm 2005 tương ứng là 201 người và 6,26%.

Nhìn chung cơ cấu lao động của xã chưa hợp lý, tỷ trọng lao động nông nghiệp cao, lao động phi nông nghiệp thấp. Điều này chưa tương xứng với tiềm năng của xã nhất là trong thời kỳ toàn huyện Thanh Trì đang đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy lực lượng lao động đông đảo nhưng trình

độ tay nghề thấp, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là lao động thuần nông.

Để sử dụng tốt nguồn lao động, các cấp chính quyền xã cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khôi phục ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phát triển ngành thương mại và dịch vụ…nhằm chuyển bớt số lao động trong nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Trên cơ sở đó làm cho cơ cấu lao động của xã chuyển dịch theo hướng phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn xã đông mỹ huyện thanh trì, hà nội (Trang 29)