0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Mô hình đƣờng thẳng song song 1 Giới thiệu

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM (Trang 78 -78 )

3. Các định lƣợng dựa trên đáp ứng định lƣợng 1 Mô hình thống kê

3.2. Mô hình đƣờng thẳng song song 1 Giới thiệu

3.2.1. Giới thiệu

Mô hình đường thẳng song song dựa trên quan hệ tuyến tính giữa đáp ứng Y và

logarithm X của liều D.

Y = a + bX

Trong đó:

Y = đáp ứng mong đợi. X = ln(liều) = ln(D). a và b là các hằng số.

Mô hình đường thẳng song song có thể được minh họa bởi đồ thị trong hình 3.2.1.-I. Trên đồ thị, trục hoành biểu diễn các logarithm liều, trục tung biễu diễn các đáp ứng đo được. Các đáp ứng riêng của mỗi xử lý được biểu thị bằng các chấm đen. Hai đường trên đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa logarithm liều và đáp ứng đo được của chế phẩm chuẩn và chế phẩm cần định lượng.

Từ trục tung kẻ một đường thẳng bất kỳ song song với trục hoành, cắt hai đường ln(liều) – đáp ứng tại hai điểm. Giá trị tương ứng của hai diểm này trên trục hoành là ZSZU , đây là hai nồng độ của chế phẩm chuẩn và chế phẩm cần định lượng cho cùng đáp ứng sinh học. Vì khi pha các dung dịch thử của chế phẩm chuẩn và chế phẩm cần định lượng

79

ta đã giả định ZS = ZU, do đó, đoạn thẳng ln(ZS) – ln(ZU) là chênh lệch giữa nồng độ thật và nồng độ giả định của chế phẩm cần định lượng trên thang logarithm. Đó cũng chính là logarithm tỷ lệ hoạt lực giữa chế phẩm chuẩn và chế phẩm cần định lượng.

US S U S Z Z Z Z ln ln lnZS đã biết, ta có thể tính được ZU.

Hình 3.2.1.-I. – Mô hình đường thẳng song song của một định lượng 3 + 3.

Chú ý: logarithm tự nhiên ln (hay loge) được sử dụng xuyên suốt trong chuyên luận này, do đó, antilogarithm tương đương với ex. Tuy nhiên, nếu muốn, hoàn toàn có thể dùng logarithm cơ số 10 ( hay log10 ) thay cho ln, khi đó, antilogarithm tương ứng với 10x

.

Trong một định lượng, nếu đoạn thẳng ln(ZS) – ln(ZU) càng nhỏ, tức là nếu hoạt lực giả định của chế phẩm cần định lượng càng gần với hoạt lực thật của nó, kết quả định lượng sẽ càng chính xác.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM (Trang 78 -78 )

×