a, Về kiến thức
2.3.3. Bảng đặc trưng câu hỏi TNKQ cho chương “Điện học” Vật lý lớp 7 THCS
THCS
Đối với cấp học THCS thường đo trình độ học tập của học sinh theo 3 mức:
nhận biết, thông hiểu và vận dụng [10’]
Trong mục này ta sẽ xây dựng bảng đặc trưng hệ thống câu hỏi TNKQ dạng
MCQ cho chương "Điện học" Vật lý 7 ở 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận
dụng, sau đây là bảng đặc trưng câu hỏi (Bảng 3).
Bảng 3: Bảng đặc trưng câu hỏi.
Yêu cầu trình độ kiến thức
(các tiêu chí) Nội dung kiểm tra
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số câu hỏi
Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát 3 3 5 11
Bài 18: Hai loại điện tích 3 3 3 9
Bài 19: Dòng điện - nguồn điện 5 3 3 11
Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện-dòng điện trong KL 3 3 4 10
Bài 21: Sơ đồ mạch điện - chiều dòng điện 5 3 4 12
Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện 3 4 4 11
Bài 23: Tác dụng từ, t/d hoá học và t/d sinh lý của dòng điện 4 4 5 13
Bài 24: Cường độ dòng điện 4 4 3 11
Bài 25: Hiệu điện thế 4 3 3 10
Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện 3 3 4 10
Bài 27: TH: đo CĐDĐ vàHĐT đối với đoạn mạch nối tiếp 4 2 5 11
Bài 28: TH: đo CĐDĐ và HĐT đối với đoạn mạch song song 3 3 4 10
Bài 29: An toàn khi sử dụng điện 4 4 3 11
Tổng 48 42 50 140
2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ cho chương "Điện học" Vật lý lớp 7.
Bài 17. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Câu hỏi ở mức độ nhận biết:
Câu 1. Chọn câu đúng.
A. Chỉ có các vật rắn mới bị nhiễm điện
B. Chỉ có các chất rắn và lỏng bị nhiễm điện.
C. Chất khí không bao giờ bị nhiễm điện.
32
Câu 2. Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ
xát thực hiện dễ thành công?
A. Trời nắng. B. Hanh khô rất ít hơi nước trong không khí.
C. Gió lạnh, trời mưa, ẩm. D. Không mưa, không nắng, ẩm.
Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.
Câu 3.Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện: A. Đập thước nhiều lần lên bàn.
B. Cọ xát thước nhựa bằng miếng vải khô nhiều lần.
C. Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa.