khách quan và trắc nghiệm tự luận :
Căn cứ vào phổ điểm của hai phương pháp kiểm tra đánh giá ở bảng 10 và 14 ta thấy : sự phân bố điểm của phương pháp tự luận có điểm 0, điểm1, còn ở trắc
nghiệm khách quan không có các điểm đó. Kết quả đó có thể giải thích như sau:
Do học sinh học tủ học lệch của hai đối tượng học sinh ở nhóm yếu và nhóm khá giỏi nên mới có kết quả như trên, điểm này không phản ánh đúng thực tế việc học
của học sinh vì trong suốt quá trình học tập, ôn tập học sinh cũng ít nhiều có một
kiến thức nào đó về môn học chứ không phải số không. Còn ở phương pháp trắc
nghiệm khách quan thì không có điểm 0, điểm1, là phù hợp vì đề thi không khó nhưng bao quát chương trình vì vậy không thể có học sinh không thể nắm được
78
một tí gì về kiến thức cơ bản của chương, do đó ít nhất họ cũng làm được vài ba
câu nên không có điểm 0 và 1.
Ở bảng 11 và 13 ta thấy cả hai phương pháp kiểm tra - đánh giá, tỷ lệ học lực
trung bình (điểm 5,6) có sự tương đương sai khác không đáng kể; còn ở hai nhóm
yếu kém và khá giỏi thì có sự khác nhau và có xu thế là ở nhóm khá giỏi phương
pháp trắc nghiệm khách quan tỷ lệ % cao hơn tỷ lệ % khá giỏi ở phương pháp trắc
nghiệm tự luận , còn ở nhóm yếu kém thì tỷ lệ % ở phương pháp trắc nghiệm
khách quan thấm hơn tỷ lệ % ở nhóm yếu kém theo phương pháp trắc nghiệm tự
luận.
Trong thực tế đối với việc KT- ĐG chất lượng đại trà, ( thi tốt nghiệp, học kỳ,
kiểm tra thường xuyên) thì phương pháp trắc nghiệm khách quan có ưu thế hơn.
Song sự kết hợp phương pháp trắc nghiệm khách quan và phương pháp trắc
nghiệm tự luận là cần thiết, việc sử dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào mục đích và đối tượng của kiểm tra - đánh giá.
Như vậy cả hai phương pháp trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan đều
phản ánh được mức độ nắm vững kiến thức của học sinh, nhưng phương pháp trắc
nghiệm khách quan giúp chúng ta phân loại được học sinh chính xác hơn, do đó
tạo được động cơ học tập thường xuyên toàn diện đối với học sinh, nhờ đó mà
nâng cao chất lượng giáo dục.
3.7. Những nhận xét và kết luận rút ra từ thực nghiệm sư phạm
Căn cứ vào kết quả thực nghiệm sư phạm cho phép khẳng định giả thuyết khoa
học của đề tài là đúng đắn, các kết quả thu được đã chứng tỏ.
- Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để kiểm tra - đánh giá kết quả học
tập của học sinh THCS là khả thi và có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học.
- 140 câu hỏi TNKQ dạng MCQ đã được xây dựng ở chương “Điện học” vật lý 7 đã
có 75% câu hỏi đạt yêu cầu trở lên 25% cần phải xem xét
- So với phương pháp tự luận thì phương pháp TNKQ đánh giá kết quả học tập của
học sinh chính xác hơn, tuy nhiên phương pháp TNKQ cũng có những hạn chế do đó sử dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào mục đích kiểm tra - đánh giá. Trong
dạy học vật lý chúng ta nên phối hợp cả hai phương pháp trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan với tỷ lệ thích hợp để làm sao vừa kiểm tra được mức độ
nắm vững kiến thức, kỷ năng của học sinh vừa kiểm tra được tiến trình tư duy,
khả năng ngôn ngữ của học sinh.
- Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ các mục đích của thực nghiệm sư phạm đã đạt được.
3.8. Phần mềm thi trắc nghiệm khách quan.
nghiệm, để han chế nhược điểm của hình thức KT - ĐG này
Có hai hình thức sử dụng phần mềm này .
1. Dùng cho những trường không có hệ thống máy tính nối mạng.
Sau khi có ngân hàng câu hỏi, phần mềm sẽ tự trộn đề theo một qui luật định trước
theo bảng trọng số, vì vậy sau khi các đề được tổ hơp đều có nội dung tương đương
nhau, sau đó in ra đảm bảo mỗi học sinh thi có một đề khác nhau
2. Dùng cho những trường có hệ thống máy tính nối mạng.
Sau khi có ngân hàng câu hỏi, phần mêm tự trộn đề theo qui luật định trước theo bảng
trọng số, do đó các đề được tổ hợp có nội dung tương đương đã được lập trình sẵn ở
máy chủ, sau đó đẩy đề về các máy trạm cho các thí sinh làm trực tiếp trên máy tính,
và có ngay kết quả sau khi học sinh hết giờ làm bài. Bài làm của thi sinh được in ra,
hoc sinh ký xác nhận và được lưu lại.
Trong đợt thực tập sư phạm vừa qua chúng tôi chưa sử dụng được phần mềm này, là
do cơ sở vật chất của các trường PTCS chưa đáp ứng được. Tuy nhiên chúng tôi đã sử dụng phần mềm này ở hình thức thứ nhất, hình thức thứ hai chúng tôi đã cho chạy
thử ở hệ thống máy tính Trường CĐSP Hà Tĩnh kết quả là đáng tin cậy.
80
Đối chiếu mục đích nghiên cứu, đề tài đã căn bản hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra:
- Đề tài đã tập hợp hệ thống hoá và góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của KT -
ĐG kết quả học tập của học sinh. Phân tích làm rõ, đánh giá các ưu nhược điểm các phương pháp và kỹ thuật TNKQ, đặc biệt là trắc nghiệm khách quan theo các tiêu chí.
- Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình chương “ Điện học” vật lý lớp 7
trung học cơ sở. Trên cở sở đó chúng tôi đă xây dựng các tiêu chí cần KT - ĐG theo
các nội dung cụ thể của từng bài trong chương, căn cứ vào các tiêu chí đó chúng tôi
đã xây dựng được 140 câu hỏi TNKQ dạng MCQ bao trùm toàn bộ nội dung chương
“ Điện học’ và tổ hợp thành 7 đề kiểm tra 1 tiết ( 45 phút) mỗi đề có 20 câu hỏi.
- Chủng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm với 7 đề kiểm tra đã được tổ hợp từ
140 câu hỏi. Từ kết quả thực nghiệm tiến hành xử lý số liệu và tính các tham số đặc
trưng như độ khó, độ phân biệt của từng câu hỏi, độ giá trị và độ tin cậy của từng đề
trắc nghiêm. Dựa vào các số liệu này chúng tôi đã tiến hành đánh giá từng câu hỏi và
bài trắc nghiệm. Đồng thời bước đầu đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học chương
“Điện học”.
- Vận dụng lý thuyết và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập bộ môn vật lý của học sinh THCS là khả thi. Nhờ đó nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông .
- Sử dụng phương pháp TNKQ để kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh
THCS là khả thi và có hiệu quả, độ tin cậy cao. Tuy vậy cần nhận mạnh rằng tuỳ theo
tình hình cụ thể mà giáo viên biết vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các
phương pháp KT - ĐG, nên kết hợp trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
một cách thích hợp.
- Trên cơ sở nắm chắc kiến thức về KT - ĐG trong giáo dục, cần tiến hành xây dựng ngân hàng câu hỏi môn học, chuẩn hoá cho từng môn học của mỗi cấp học hay
bậc học. Nhờ đó chúng ta có thể dùng ngân hàng câu hỏi làm công cụ để KT - ĐG
khi mở rộng qui mô, và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Khi cơ sở vật chất cho phép sẽ tiến hành thi trắc nghiệm trên máy tính để tăng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Chúng (1983) - Phương pháp thống kế toán trong nghiên cứu giáo dục -
NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Đình Chỉnh (1995) - Kiểm tra , đánh giá kết quả học tập của học sinh
NXB giáo dục.
3. Trần Dũng - Nguyễn Thanh Hải (2003) - Bài tập vật lý nâng cao THCS - NXB
Đại học Sư phạm.
4. Nguyễn Phụng Hoàng – Lê Ngọc Lan (1996) - Phương pháp TNKQ trong kiểm tra
và đánh giá thành quả học tập - NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Cảnh Hoè - Lê Thanh Hoạch (2002) - Vật lý nâng cao THCS - NXB Giáo
dục.
6. Nguyễn Thanh Hải (2003) - Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lý 7
NXBGD.
7. Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan (2003) - Bài tập cơ bản và nâng cao vật lý 7
NXBGD.
8. Bùi Quang Hân – Nguyễn Duy Hiền – Nguyễn Tuyến (2003) - Câu hỏi trắc
nghiệm và bài tập vật lý 7 – NXBGD.
9. Vũ Thanh khiết - Lê Thị Oanh - Nguyễn Phúc Thuần (1997) - 200 Bài toán vật lý
chọn lọc THCS - NXB Giáo dục.
10. Trần Kiều ( chủ biên ) (2002) - Bước đầu đổi mới việc kiểm tra kết quả học tập
các môn học lớp 6 – Dự án phát triển GD.THCS.
11. Nguyễn Quang Lạc (1997) - Lý luận dạy học vật lý - ĐHSP Vinh.
12. Nguyễn Quang Lạc (1995) - Lý luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông -
ĐHSP Vinh.
13. Nguyễn Quang Lạc (1995) - Didactic vật lý - Bài giảng cho cao học PPGD vật lý
ĐHSP Vinh.
14. Lê Đức Ngọc (biên tập ) (2005) - Nâng cao năng lực xây dựng cấu trúc đề thi và biểu điểm trong đào tạo giáo viên THCS – Tài liệu tập huấn dự án đào tạo giáo viên
trung học cơ sở – Hà Nội.
15. Đào Văn Phúc (2004) - Bồi dưỡng vật lý 7 - Nhà xuất bản Hải Phòng – 2004.
16. Nguyễn Phi Sơn (2002) - Nghiên cứu xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi TNKQ
trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phần “Dao động và sóng” của
học sinh lớp 12 THPT - Luận văn thạc sĩ - Đại học Huế.
17. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh (1997) - Phương pháp TNKQ trong việc đánh giá kết
quả học tập môn vật lý của sinh viên giai đoạn 1 ở Đại học đại cương - Đại học Đà Nẵng - Luận văn thạc sĩ - ĐHSP Vinh.
82
câu hỏi TNKQ môn vật lý - Đề tài nghiên cứu cấp bộ – Trường ĐHSP Đà Nẵng.
19. Nguyễn Anh Thi – Hoàng Công Phượng (2004) - Bài tập trắc nghiệm Vật lý 7 –
NXBGD.
20. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên) (2001) - bài tập vật lý 7 - NXB Giáo dục.
21. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên) (2004) - vật lý 7 - NXB Giáo dục.
22. Phạm Hoàng Văn – Nguyễn Thị Hồng Mỹ (2003) - 400 Bài tập Vật lý trung học