ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 4.1.Ưu điểm và những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại khách sạn Sông Lô”. (Trang 28 - 32)

4.1.Ưu điểm và những thành tựu đã đạt được

Trong những năm qua khách sạn Sông Lô đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình và những biện pháp chính sách này đã đem lại cho khách sạn nhiều thành tựu

- Chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện đã giúp khách sạn giữ chân được khách hàng cũ, tạo ra nhiều khách hàng chung thủy và thu hút thêm được nhiều du khách mới khi có dịp ghé thăm hoặc công tác tại Phú Thọ.

- Khách sạn đã biết vận dụng những đặc thù của ngành du lịch để tìm mọi cách nâng cao chất lượng dịch vụ của mình cao hơn đói thủ cạnh tranh nhằm mục đích tăng giá bán sản phẩm lên một cách hợp lý( Giá vẫn tăng nhưng vẫn được khách chấp thuận) điểu đó là do chất lượng dịch vụ của khách sạn đã có nhiều ưu điểm hơn một mặt tăng khả năng giữ khách đã có của doanh nghiệp, thu hút thêm nhiều khách mới nâng cao khả năng cạnh tranh của khách sạn.

- Chất lượng sản phẩm tăng lên đã giúp khách sạn giảm thiểu được những chi phí cho việc sửa chữa các sai sót của mình như : chi phí đền bù thiệt hại cho khách, chi phí xử lý phàn nàn của khách.

- Việc nâng cao chất lượng khách sạn đã giữ chân được số cán bộ lâu năm giàu kinh nghiệm do đó hệ số luân chuyển lao động của khách sạn đã giảm chi phí tuyển mộ nhân viên mới.

- Do chất lượng sản phẩm tăng nên uy tín của khách sạn cũng không ngừng tăng lên do đó khách sạn đã tạo được nhiều mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với các hãng các đại lý, tổ chức trung gian trong và ngoài tỉnh trong việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của khách sạn.

4.2. Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế để chất lượng dịch vụ của khách sạn ngày một được nâng cao

- Cơ sỏ vật chất kỹ thuật của công ty do kinh phí còn hạn hẹp nên chưa được đầu tư đổi mới toàn diện và đồng bộ.

- Về vấn đề con người khách sạn cần phát huy hơn nữa công tác đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ lao động nhằm không ngừng đổi mới hoàn thiện quy trình và kỹ năng phục vụ. Đội ngũ cán bộ lao động của công ty đôi khi còn thiếu nhiệt tình, giao tiếp chưa được khéo léo, khả năng ngoại ngữ giao tiếp với khách quốc tế chưa cao.

- Công tác quảng bá, nghiên cứu định hướng thị trường của khách sạn vẫn còn khá yếu kém.

- Chính sách về sản phẩm và chính sách giá của công ty đôi khi còn chưa thật hợp lý để hấp dẫn khách hàng.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SẢN PHẨM

1.1. Dự báo những nhân tố tác động đến phát triển du lịch

-Trong năm 2008 và năm 2009 thế giới đang trải qua thời kỳ suy thoái và khủng hoàng kinh tế trầm trọng.Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề.Nhiều biện pháp đã được các nước thông qua nhằm hạn chế tác động cũng như ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng.

Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó nhưng nhờ có những biện pháp kịp thời của Đảng và Nhà Nước các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã và đang được kìm hãm và giải quyết.

-Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản trên quy mô toàn cầu nó tác động sâu sắc đến các nền kinh tế trên thế giới, những nước lớn phát triển kinh tế âm, nạn thất nghiệp tăng, thu nhập dân cư giảm, đời sống khó khăn điều đó tác động mạnh đến du lịch .Việt Nam không nằm ngoài ảnh hưởng đó khách du lịch quốc tế đến nước ta trong quý 2/2009 giảm 16,1% cùng kỳ năm 2008.

- Việt Nam có nhiều tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn, được UNESCO công nhận là di sản thế giới như vịnh Hạ Long, khu rừng nguyên sinh đa dạng ở Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bảng ở Quảng Bình, Nhã Nhạc cung đình Huế, Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam, Cồng Chiêng Tây Nguyên. Trong thời gian qua Việt Nam đã quy hoạch và khai thác các tài nguyên du lịch để hình thành các điểm, các khu du lịch hâp dẫn thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước hàng năm.

- Việt Nam có nền kinh tế phát triển nhanh, thời kỳ 1995-2000 nhịp độ tăng trưởng GDP 8%, thời kỳ 2000-2005 là 7,5% và 2005-2006 là xấp xỉ 7% . Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, là cơ sỏ quan trọng để phát triển du lịch.

- Việt Nam trở thành thành viên thứ 144 của WTO từ tháng 11 năm 2006. Điều này tạo ra những cơ hội mới để phát triển kinh tế Việt Nam và tạo ra những thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và du lịch nói riêng.

- Việt Nam là đất nước ổn định về chính trị và an toàn xã hội đã được quốc tế thừa nhận. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khách du lịch quan tâm đến Việt Nam.

Các khách sạn trong cả nước nói chung và khách sạn Sông Lô nói riêng đã thu được nhiều kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển của mình đó là những kinh nghiệm hết sức quý báu để khách sạn Sông Lô có thể phát huy tối đa những ưu điểm cũng như những hạn chế và tồn tại của mình để phát triển đi lên.

1.2.Định hướng kế hoạch kinh doanh của khách sạn Sông Lô đến năm 2010

Căn cứ vào những dự báo những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đi lên như phân tích ở trên và thực trạng phát triển kinh doanh và tình hình kinh doanh như đã trình bày ở trên luận văn kiến nghị tình hình phát triển kinh doanh của khách sạn Sông Lô đến năm 2010 tại khách sạn Sông Lô là :

Tập trung mọi nguồn lực và áp dụng đồng bộ các biện pháp tiêu biểu ngăn chặn tác động tiêu cực đến phát triển kinh doanh của khách sạn, ổn định tình hình kinh doanh, tạo ra thế và lực đẩy nhanh tốc độ kinh doanh và hiệu quả kinh doanh trong những năm tới, ổn định đời sống cán bộ nhân viên góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên luận văn định hướng những mục tiêu cụ thể sau:

Định hướng mục tiêu thu hút khách, căn cứ vào số liệu biểu 3, sô lượt khách năm 2006 giảm 4,7% và 2008 so với 2007 tăng 1,2%, luận văn xác định nhịp độ tăng 2009 so với năm 2008 là 3,5% và năm 2010 so với năm 2009 tăng 7%. Như vậy kế hoạch phát triển số lượt khách năm 2009 và 2010 như sau:

+ Năm 2009 : 16.343 x 103,5% = 16.915 lượt + Năm 2010: 16.915 x 107% = 18.099 lượt

Định hướng mục tiêu phát triển tổng doanh thu dựa vào các số liệu ở biểu 3 và biểu 4, doanh thu năm 2007 so với 2006 tăng 10,3% và năm 2008 so với năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2007 giảm 2,5% , luận văn xác định và kiến nghị mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm 2009 so với năm 20008 là 4% và năm 2010 so vơi năm 2009 tăng 10% là hợp lý. Từ đó định hướng kế hoạch doanh thu năm 2009 và 2010 như sau:

+ Kế hoạch năm 2009 : 11 tỷ X 104% = 11,44 tỷ + Kế hoạch năm 2010 : 11,44 tỷ X 110% = 12, 58 tỷ Định hướng kế hoạch cấu thành bằng phương pháp tỷ trọng, căn cứ vào số liệu ở biểu số 4, tỷ trọng doanh thu lưu trú năm 2006 là 65%, năm 2007 là 59,2%, năm 2008 là 61,8%. Như vậy tỷ trọng doanh thu lưu trú tăng giảm thất thường. Luận văn áp dụng phương pháp tính tỷ trọng của 3 năm để xác định tỷ trọng bình quân doanh thu lưu trú năm 2009 và 2010 như sau:

(65+59,2+61,8 ) / 3 = 62%

Từ đó ta tính được tỷ trọng kinh doanh ăn uống là 100- 62 = 38% Năm 2009: Doanh thu lưu trú : 11,44 X 62 % = 7, 09 tỷ

Doanh thu ăn uống : 11,44 X 38 % = 4, 36 tỷ Năm 2010: Doanh thu lưu trú : 12, 58 X 62% = 7,80 tỷ

Doanh thu ăn uống: 12,58 X 38% = 4, 78 tỷ

Định hướng kế hoạch lợi nhuận, căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận so doanh thu qua các năm 2006 là 9%, năm 2007 là 9, 22% ,năm 2008 là 9,45%. Cho thấy tỷ suất lợi nhuận tăng dần năm sau cao hơn năm trước. vì vậy luận văn xác định kế hoạch tỷ suất lợi nhuận qua các năm như sau

+Năm 2009 : 9,45 + {(9,22 – 9,0 ) + ( 9,45- 9,2 )} /2 = 9,67 % + Năm 2010: 9,67 + 0, 22 = 9,89%

Từ đó định hướng kế hoạch lợi nhuận năm 2009 và 2010 như sau: +Năm 2009 là : 11,44 tỷ X 9,67 = 1,106 tỷ.

+ Năm 2010 là: 12,58 tỷ X 9,89 = 1,244 tỷ.

Một phần của tài liệu “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại khách sạn Sông Lô”. (Trang 28 - 32)