Phân hóa xã hội trong giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG PHÂN HÓA VÀ BÌNH ĐẲNG TRONG GIÁO DỤC (Trang 39)

1. Các yếu tố dẫn đến phân hóa xã hội trong giáo dục nghề nghiệp:

a) Chương trình sách giáo khoa; phân ban, phân luồng học sinh phổ thông; việc quy định khối thi tuyển sinh vào các trường ĐH: thông; việc quy định khối thi tuyển sinh vào các trường ĐH:

- Việc phân ban ở cấp THPT đã dẫn đến sự phân luồng học sinh học theo các khối thi ĐH

- Đa số các trường ĐH, các nhóm ngành tuyển sinh thi khối A, A1 và khối B trong khi đó các khối còn lại khối C, D, V... thì ít hơn.

b) Giáo dục đại học

- Mạng lưới các trường ĐH trong toàn quốc chưa đáp ứng được tình hình hiện nay.

- Tình trạng trường lớp, ngành nghề mở tràn lan dẫn đến mất cân đối về nguồn lao động chất lượng cao hiện nay. Hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn hoặc do có nhiều trường cùng đào tạo một ngành dẫn đến học sinh ra trường không tìm được việc làm...

- Chất lượng đội ngũ giảng viên: với lý do tăng thêm ngành, mở thêm trường ồ ạt trong những năm qua dẫn đến việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ giảng viên vào giảng dạy trong các trường ĐH hạn chế. Hơn nữa chế độ đãi ngộ đối với giảng viên còn rất bất cập chưa thu hút được người tài giỏi ở lại trường ĐH để là giảng viên.

c) Điều kiện tuyển sinh vào các trường nghề, chuyên nghiệp còn bất cập cập

- Điều kiện bắt buộc của đa số các trường TCCN thậm chí cả các trường dạy nghề yêu cầu HS phải có bằng tốt nghiệp THPT. Vì vậy những học sinh học xong lớp 9 không có điều kiện học tiếp THPT có rất ít cơ hộ kiếm việc là học thường phải tìm kiếm công việc lao động tự do.

- Việc đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội: học sinh học nghề xong vào thực tế chưa biết làm việc lại phải do các doanh nghiệp đào tạo lại điều này ảnh hưởng lớn đến việc học sinh có chọn đi học nghề hay không.

- Việc liên kết giữa các trường TCCN, trường nghề với các doanh nghiệp, với các nhà sản xuất chưa chặt chẽ. Các ngành nghề được đào tạo tự do, học sinh học xong phải tự đi tìm nghề. Việc đào tạo theo đơn đặt hàng về nguồn nhân công lao động còn hạn chế nên chưa thu hút được một lượng lớn học sinh vào học.

d) Yếu tố về kinh tế gia đình, địa lý:

- Gia đình nghèo thường hướng cho con vào học ở các trường hoặc được miễn học phí hoặc đóng học phí thấp như quân đội, sư phạm... học thường có ít sự lựa chọn.

- Học sinh ở các vùng thành thị thường có điều kiện tốt hơn ở vùng nông thôn hẻo lánh, ở đó học sinh có cơ hội học tập, điều kiện về thầy cô, trường lớp, trang thiết bị học tập, sự giao lưu học tập..

e) Công tác GD hướng nghiệp cho HS ở các nhà trường phổ thông còn hạn chế: hạn chế:

- Tập trung vào dạy văn hóa là chính. Không có giáo viên chuyên trách thực hiện công tác hướng nghiệp nghề cho học sinh. Việc dạy Hướng nghiệp nghề chỉ được giới thiệu thông một số ít tiết do giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên dạy mô GDCD thực hiện.

- Nhận thức về các nghề của hầu hết học sinh và thậm chí ở cả giáo viên còn rất mơ hồ. Hoặc chỉ biết đến một số ít nghề hiện xung quanh hoặc có những hình dung sai lệch về các nghề nghiệp dẫn đến những tư vấn, những cái nhìn lệch lạc trong HS. Chưa nắm bắt được nhu cầu của xã hội trong tương lai...

- Quan điểm "học để đi thi, học để “làm quan”, không thích làm thợ còn khá nặng nề trong nhân dân ta, đặc biệt là trong học sinh và phụ huynh. Yếu tố tâm lý này có ảnh hưởng rất lớn đến sự định hướng nghề nghiệp tương lai của học sinh sắp ra trường, làm cho chủ trương phân luồng học sinh PT không thực hiện được. Có thể nói rằng, công tác HN cho học sinh PT ở nước ta còn yếu kém, còn

cách xa với các nước trong khu vực; chưa đáp ứng được nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực cho công nghiệp hoá"

- Việc học theo trào lưu, hầu hết học sinh và phụ huynh đều có quan điểm học xong THPT đều phải thi vào một trường ĐH nào đó dẫn đến thực tế hiện nay đó là tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Nhiều sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm hoặc rất nhiều học sinh phải làm việc trái với chuyên môn được đào tạo trong trường ĐH

g) Tiêu chí chọn nghề của giới trẻ hiện nay:

- Dễ kiếm tiền, đây là yếu tố chủ yếu nhất trở thành trào lưu: HS tập trung thi vào nhóm ngành kinh tế, ngân hàng, y, dược.... thể hiện qua tỷ lệ chọi thi tuyển sinh và các trường ĐH hàng năm, điểm thi đầu vào. Ngoài XH, khi hỏi một SV học ở trường nào, ngành gì thì nếu SV đó là SV y, dược hay kinh tế, ngoại thương thì thường được chú ý hơn so với khối các ngành kĩ thuật, quân sự....

- Đầu ra: Việc lựa chọn ngành nghề của đa số HS chỉ xuất hiện trước khi thi tuyển sinh CĐ, ĐH. Bản thân học sinh và những người xung quanh thường khuyên các em lựa chọn trường thi cho là đang dễ xin việc làm khi ra trường...

- Đầu vào: phân hóa theo năng lực học tập của học sinh. Học sinh giỏi có nhiều lựa chọn khi chọn trường thi, thường tập trung thi vào các trường ĐH hot. Học sinh có học lực yếu có ít lựa chọn hoặc chỉ thi cao đẳng hoặc tuyển vào các trường nghề...

- Sở thích, nguyện vọng của bản thân và gia đình: Rất ít HS thực hiện theo sở thích của mình, thông thường hầu hết các gia đình định hướng nghề nghiệp cho con cái từ rất sớm nhừng thường ít để ý đến năng lực và sở trường của con mình. Đã có thời kì cha mẹ là nghề gì thì con cái cũng theo nghề đó "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa"...

2. Một số đề xuất

- Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp nghề cho học sinh ngay từ cấp THCS - Tạo ra nhiều hướng phân luồng học sinh sau THCS và THPT:

- Giảm hiện trạng sự mất cân đối trong cơ cấu tuyển sinh ĐH, CĐ và THCN, dẫn tới mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và tất yếu dẫn tới mất cân đối trong cơ cấu nguồn nhân lực. Cần chú trọng:

+ Hướng một bộ phận (phân luồng) học sinh THCS vào hệ thống các trường THCN, dạy nghề ở các địa phương.

+ Phát triển loại trường THPT kỹ thuật ở các địa phương, để tạo nguồn lao động phổ thông.

- Củng cố, phát triển hệ thống trung tâm KTTH-HN cấp huyện, thị. Một trong những hạn chế lớn nhất hiện nay của các trung tâm KTTH-HN là chưa chú trọng quan tâm phối hợp với các trường trung học để HN cho học sinh. Bởi vậy, trong những năm tới cần phải có sự điều chỉnh hợp lý từ việc bố trí đội ngũ chuyên trách HN, dến việc xây dựng CSVC - thiết bị và cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các trường THPT.

B. Bình đẳng xã hội trong giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG PHÂN HÓA VÀ BÌNH ĐẲNG TRONG GIÁO DỤC (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w