Thiết chế văn hóa:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG PHÂN HÓA VÀ BÌNH ĐẲNG TRONG GIÁO DỤC (Trang 26)

- Nước ta trong giai đoạn vừa qua đã tiến hành thí điểm và thực hiện mô hình

1. Các thiết chế xã hội cơ bản Thiết chế giáo dục

1.4 Thiết chế văn hóa:

- KN: TCVH là chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: cở sở CV, bộ máy nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí…

+ Thúc đẩy:

- Học sinh tiếp thu tinh hoa văn hóa qua các thế hệ từ đó có cách ứng xủ phù hợp.

- Con người khi được giáo dục bằng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ trở thành những công dân tốt, con người có ích…

- Giải phóng phụ nữ  bình đẳng XH trong GD

+ Kìm hãm:

- Bất bình đẳng giới trong gd

- Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn

- Bất bình đẳng giữa giàu và nghèo, giữa các dân tộc…

Câu 11: Bất bình đẳng xã hội trong giáo dục gia đình và bất bình đẳng xã hội trong giáo dục nhà trường ? Liên hệ thực tế

Trả lời:

1. Bất bình đẳng xã hội trong giáo dục gia đình.

Giáo dục gia đình phụ thuộc vào các yếu tố:

- Qui mô, đặc điểm, tính chất của gia đình ( Trang 280- XHH giáo dục) - Mức sống của gia đình ( Trang 282 – XHH giáo dục)

Trên cơ sở đó ta thấy bất bình đẳng xã hội trong giáo dục gia đình thể hiện: - Bất bình đẳng giới: quan tâm, đầu tư giáo dục trẻ em trai nhiều hơn trẻ

em gái ( tư tưởng trọng nam, khinh nữ).

- Bất bình đẳng về cơ hội học tập, điều kiện học tập: do mức sống, mức thu nhập ở các giai đoạn khác nhau làm cho điều kiện, cơ hội học tập khác nhau.

2.Bất bình đẳng xã hội trong giáo dục nhà trường.

- Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn: Tỉ lệ đi học của trẻ em ở thành thị luôn cao hơn tỉ lệ đi học của trẻ em ở nông thôn.

Tỷ lệ đi học đúng tuổi thành thị - nông thôn

2006 2008 Cấp học phổ thông đúng tuổi Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Tiểu học: 6-10 tuổi 89.7 89.1 89.2 88.1

Trung học cơ sở: 11-14 tuổi 82.9 77.8 82.6 77.1 Trung học phổ thông: 15-17

- Bất bình đẳng giữa nhóm giàu và nhóm nghèo: Tỉ lệ đi học của trẻ em xuất thân từ nhóm gia đình nghèo luôn thấp hơn tỉ lệ đi học của nhóm gia đình giàu.

Ví dụ:

1/ Vào năm 1998-1999 tỉ lệ đi học cao đẳng, đại học của thanh niên (18 đến 24) tuổi xuất thân từ số 20% gia đình giàu nhất (28.13%) nhiều gấp 60 lần tỉ lệ của nhóm gia đình nghèo nhất (0.46%) . ( Nguồn: Tổng cục thống kê . Điều tra mức sống cư dân Việt Nam 1997-1998. Hà Nội. 2000. Tr. 61)

2/ Vào cuối những năm 1980, 92% sinh viên đại học ở Indonesia, 77% ở Venezuala xuất thân từ nhóm 20% gia đình giàu nhất.(Nguồn: Ngân hàng thế giới .Những ưu tiên và chiến lược cho giáo dục. Hà nội. 1997. Tr. 49)

- Bất bình đẳng giữa các dân tộc: Ví dụ:

1/ Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 13% tổng số dân Việt Nam, nhưng sinh viên người dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 4 % trong tổng số hơn một triệu sinh viên đại hoc.

2/ Báo cáo của các Sở giáo dục của 5 tỉnh miền núi là Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La cho biết tỉ lệ học sinh người dân tộc chiếm gần 54% trong tổng số học sinh THPT của 5 tỉnh này, nhưng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 80% tổng số dân ( Nguồn: Ban khoa giáo trung ương. Công tác khoa giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hà Nội. 2006. Tr. 38.).

Ngoài tỉ lệ đi học, bất bình đẳng xã hội trong giáo dục nhà trường còn thể hiện:

- Đầu tư, quan niệm của xã hội ( vùng, miền ). - Chất lượng đội ngũ giáo viên.

VD: quan niệm phân biệt “trò giỏi – trò dốt”, “thông minh – tối dạ” đã trở thành một nếp nghĩ hằn sâu trong tư duy mọi người, từ các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục cho đến phụ huynh học sinh.

Từ nếp nghĩ này mới sinh ra những mô hình như trường chuyên, lớp chọn, lớp “chất lượng cao” …Những học sinh lớp chọn, trường chuyên, lớp chất lượng cao được học chương trình nâng cao với những nhà giáo giỏi nhất, trong điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn nhiều so với các trường, lớp “đại trà”. Vì vậy, các bậc phụ huynh thường tìm mọi cách (kể cả “chạy chọt”) để con em mình được vào trường chuyên, lớp chọn.

Ngay trong một lớp “đại trà”, các giáo viên cũng có sự phân biệt, đánh giá học sinh theo mức độ “giỏi – dốt”. Không ít giáo viên chỉ chú ý đến những học sinh giỏi, chú trọng kèm cặp, bồi dưỡng những học sinh này để đi thi học sinh giỏi, thi đại học…mà ít quan tâm đến những học sinh mà họ cho là “dốt”.

Những giáo viên này nghĩ rằng những học sinh học khá trở lên mới học hành, thi cử đỗ đạt, thành đạt, lập nghiệp được. Còn những học sinh “dốt” thì học cũng chẳng “nên cơm nên cháo” gì, lo kiếm xong tấm bằng rồi đi học nghề, hoặc đi làm lao động phổ thông. Khâu phụ đạo, kèm cặp học sinh yếu kém hầu như ít được quan tâm, chỉ nêu ra cho có trong các bản báo cáo của các trường.

Vì vậy, đối tượng học sinh “dốt” bị bỏ rơi, ngày càng tụt hậu và trở nên dốt thật, không thể theo kịp bạn bè. Nhiều em chán nản, bỏ học đi làm hoặc đi lấy chồng, lấy vợ. Hầu hết trường hợp học sinh bỏ học đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn, học lực quá yếu.

Câu 12.Phân tích ảnh hưởng của gia đình (ví dụ sự đầu tư của gia đình cho giáo dục) đối với sự bình đẳng xã hội trong giáo dục?

Sự đầu tư của gia đình cho giáo dục chính là các khoản chi phí mà gia đình đầu tư cho sự phát triển của con cái họ trong tương lai. Chỉ khi được học tập trong môi trường giáo dục thì con người mới có trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và cần thiết phục vụ cho như cầu về nguồn nhân lực của thị trường

- Gia đình là môi trường quan trọng hàng đầu cho sự phát triển tâm lý, trí tuệ và nhân cách của trẻ em. Đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình nghèo, sự phát triển của trẻ trong tương lai gặp rất nhiều khó khăn do:

+ Không có điều kiện học tập trong môi trường tốt,

+ Không có điều kiện phát triển thể lực, đủ sức để học tập (trẻ ốm yếu, suy dinh dưỡng, không phát triển cân đối về thể chất)

+ Không có thời gian để học tập như chúng bạn vì phải phụ giúp gia đình việc nhà, thậm chí phải lao động, kiếm tiền...

Đối với những trẻ em trong trường hợp này, cần sự giúp đỡ từ phía cộng đồng, những nhà hảo tâm, chính sách hỗ trỡ từ nhà nước rất nhiều mới có thể phát triển cả về trí tuệ và thể lực. Có như vậy, tương lai của các em mới được đảm bảo và xã hội sẽ bớt gánh nặng đối với những trẻ mù chữ, nạn thất học, xã hội nghèo nàn về tri thức ...

- Trình độ học vấn của cha mẹ cũng rất quan trọng đối với giáo dục và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Cha mẹ và nhất là người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến đứa trẻ. Từ khi mang thai cho đến khi sinh nở, người mẹ có giáo dục sẽ biết cách chăm sóc cho con, ví dụ: người mẹ có sự hiểu biết, có điều kiện, sẽ biết cách chăm sóc thai nhi thật tốt: cách thức ăn uống để nuôi dưỡng, cho thai nhi nghe nhạc để phát triển từ khi trong bụng mẹ; ngược lại nếu người mẹ nghèo, không có giáo dục, ngày phải lao động vất vả, ăn uống thiếu dinh dưỡng, có những người mẹ hút thuốc lá, uống rượu, sẽ ảnh hưởng đến não bộ của trẻ; hơn nữa là còn ảnh hưởng đến việc gây ra tỉ lệ chết ở mẹ và trẻ em khi thiếu hiểu biết, không được giáo dục. - Đầu tư chi phí cho con cái học tập không chỉ tăng về vốn kiến thức cho con mà còn tăng được kỹ năng giao tiếp, quan hệ bạn bè, ví dụ như cho con theo học thêm ở các lớp năng khiếu, là tạo cho con cái thêm mối quan hệ xã hội, làm quen với môi trường đa loại hình ....hình thành được kinh nghiệm sống cá nhân, góp phần vào việc phát triển nhân cách cho trẻ.

Ở nhiều địa phương, nhiều tổ chức kinh tế - xã hội đã tài trợ cho các hoạt động của nhà trường như hỗ trợ trẻ em nghèo, mua sắm thiết bị dạy học, cử người

hướng nghiệp cho học sinh, giúp nhà trường tô chức các hoạt động nội, ngoại khóa có chất lượng .

Câu 13

Xã hội hóa giáo dục phổ thông có ảnh hưởng gì đến vấn đề bất bình đẳng xã hội trong giáo dục?

Trả lời

1. Xã hội hóa giáo dục phổ thông? 1.1 Khái niệm?

- XHHGD là một bộ phận của khái niệm xã hội hóa xã hội

- Nói đến XHHGD là nói đến sự tham gia của xã hội vào lĩnh vực giáo dục (GD không là lĩnh vực độc quyền của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội với sự tham gia của các cá nhân, tổ chức xã hội).

- KN này được chính thức khởi xướng năm 1986 (Khi đổi mới): "XHHGD" gọi là " Xã hội hóa sự nghiệp GD". Được thể chế thành điều 11 của luật GD-1998 và điều 12 của luật giáo dục năm 2005

+ Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân.

+ Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong sự nghiệp GD; thực hiện đa dạng hóa các loại hình NT và các hình thức GD; Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia pt sự nghiệp GD.

+ Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp GD, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu GD, xây dựng môi trường GD lành mạnh, an toàn

Theo điều 12: XHHGD

- Nhà nước đóng vai trò chủ đạo thực hiện mục tiêu GD, pt GD với sự tham gia của các tổ chức...

- XHHGD là quá trình dân chủ hóa theo phương châm:" Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ"

1.2.1- Với nhà quản lý: XHHGD thể hiện rõ nhất qua việc thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở và qua việc hình thành phương pháp quản lý dự vào cộng đồng ( nhân dân , tổ chức đóng góp...trực tiếp tham gia giám sát)

1.2.2- Với HTGDQD: Đa dạng hóa các loại hình nhà trường công lập, ngoài công lập và các hình thức giáo dục thường xuyên và học tập xuốt đời.

1.2.3- Với cơ cấu đầu tư giáo dục: Đa dạng hóa nguồn kinh phí đầu tư của NN, tư nhân, gia đình, các tổ chức, cá nhân....( quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ....)

1.2.4- Với cấp độ vĩ mô: mở rộng hợp tác quốc tế về GD PT theo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi...)

2. Một số bất bình đẳng trong xã hội giáo dục và ảnh hưởng của XHHGD phổ thông

- Bất bình đẳng giới trong GD: do thói quen trọng nam khinh nữ...XHHGD Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp GD, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu GD, xây dựng môi trường GD lành mạnh, an toàn (nam cao hơn nữ- Những ưu tiên và CL cho GD, ngân hàng TG; Bất bình đảng về GD ở VN hiện nay- tạp chí XXH của Đỗ thiên kính)

- BBĐ giữa thành thị và nông thôn: ( thành thị cao hơn nông thôn)

- BBĐ giữ nhóm giàu và nhóm nghèo: + Các gia đình nghèo thường sống ở vùng nghèo nơi trường học thiếu các điều kiện HT; thiếu bầu không khí HT; nhà giàu thì ngược lại: trường điểm; tốt....XHHGD: phân bố nguồn lực dưới các hình thức, các cơ hội học tập, các điều kiện học tập...thể hiện ở 1.2.3 ( nghèo nhất có tới 43% bỏ học, nhóm giàu chỉ có 18%- võ thanh sơn: "Đi học và bỏ học của hs" - BBĐ giữa các dân tộc: ( người kinh và người hoa: 45.2%; dân tộc thiểu số: 19.3%. lưu ý dân tộc thiểu số chiếm 13% tổng số dân số việt nam- báo cáo pt VN năm 2004 và công tác khoa giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, 2006)

Thêm:

GD xuốt đời cho phép tổ chức những giai đoạn khác nhau của giáo dục nhằm: - chuyển dịch từ giai đoạn này sang giai doạn khác

- Đa dạng hóa những con đường xuyên suốt hệ thống, đánh giá từng cái một. Như vậy tránh được tiến thoái lưỡng nan: Nếu sàng lọc thì tăng thêm thất bại học hành và nguy cơ đuổi học (đó chính là BBĐ XH trong GD) , nếu đảm bảo gd như nhau cho mọi người thì có thể kìm hãm tài năng

Đa dạng hóa hết sức rộng rãi đối với con đường học tập: để đảm bảo mỗi người thanh niên rằng số phận của họ không phải đã bị định đoạt một cách dứt khoát ở tuổi 14-20.

Câu 14: Phân tích các tác động, hệ quả hay chức năng của phân hóa xã hội và bình đẳng xã hội trong giáo dục đối với sự phát triển nhanh, bền vững?

Phân hóa xã hội trong giáo dục là quá trình hình thành các nhóm xã hội khác nhau về một hoặc 1 số đặc điểm, tính chất giáo dục.

Cơ chế và các yếu tố tác động tới sự phân hóa xã hội:

- Sự phân hóa xã hội diễn ra trong những điều kiện xã hội cụ thể:

Ví dụ: Ở thời kỳ những năm 90 của TK 20, chưa xuất hiện mạng internet và máy tính tại Việt Nam, vì vậy mà ở các lớp học chủ yếu là học chay. Tuy nhiên, khi internet được truyền vào VN thì tại các lớp học xuất hiện nhiều phương tiện công nghệ hiện đại: như máy chiếu, máy tính…hỗ trợ cho công việc học tập.

- Sự phân hóa xã hội diễn ra một cách tất yếu theo quy luật. Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.

Ví dụ: Theo quy luật tự nhiên, các cá nhân sinh ra, lớn lên và tham gia vào các nhóm xã hội khác nhau tương ứng với đặc điểm dân tộc, tuổi, giới tính. Theo quy luật xã hội, trẻ em 6 tuổi thì vào lớp 1, mỗi năm lên một lớp… - Sự phân hóa xã hội chịu tác động của sự phân công lao động trong xã hội: Do làm những công việc khác nhau, chuyên môn hóa khác nhau nên xuất hiện các nhóm nghề khác nhau. Trình độ học vấn khác nhau cũng tạo ra những nhóm xã hội khác nhau như nhóm những người lao động chân tay, nhóm những người lao động trí óc…

Bình đẳng giáo dục là sự bình đẳng giữa các cá nhân, các nhóm người về điều kiện, cơ hội và quyền lợi trong giáo dục.

Thiết chế giáo dục hiện đại đòi học phải thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội để tạo ra sự bình đẳng về cơ hội giáo dục. Khái niệm này được hiểu theo những nghĩa chính sau đây:

- Bình đẳng về cơ hội đầu vào giáo dục, ví dụ như bình đẳng về cơ hội đến trường, bình đẳng về cơ hội đầu tư cho giáo dục. Cần tạo ra sự bình đẳng về cơ hội đến trường cho mọi nhóm xã hội từ miền xuôi đến miền ngược, từ trẻ em bình thường đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Bình đẳng về đầu ra của giáo dục, ví dục như bình đẳng về cơ hội sử dụng bằng cấp, bình đẳng về cơ hội tìm việc làm phù hợp với trình độ đào tạo. Trên thực tế có sự phân biệt đối xử sinh viên tốt nghiệp giữa trường đại học công lập với trường đại học dân lập, giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chức. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các bằng đại học ngang giá trị như nhau giữa các loại trường công lập, bán công, dân lập và tư thục.

- Công bằng xã hội và bình đẳng xã hội là một quá trình xã hội: cần thực

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG PHÂN HÓA VÀ BÌNH ĐẲNG TRONG GIÁO DỤC (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w