1. Thành công và nguyên nhân
1.1. Những thành công
- Hệ thống công nghệ hoạt động ổn định và quy trình nghiệp vụ được xử lý chính xác, hạn chế tối thiểu rủi ro.
- Thương hiệu, uy tín của dịch vụ thẻ
- Năng lực quản trị hệ thống và marketing được tăng cường
- Dịch vụ thẻ được triển khai tại 230 điểm giao dịch, tập trung tại các khu vực kinh tế dân cư trọng điểm, nhiều tiềm năng.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến sự thành công đó
- Sự quan tâm và ủng hộ của Đảng ủy và ban lãnh đạo Maritime Bank - Sự sáng tạo và nhiệt tình của các cán bộ nghiệp vụ thẻ
- Sự phối hợp giữa trung tâm thẻ và chi nhánh
- Sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan an ninh và tổ chức phòng chống và phát hiện gian lận, giả mạo thẻ.
2. Hạn chế và nguyên nhân
2.1. Hạn chế
a. Hệ thống công nghệ còn manh mún
- Giảm tốc độ triển khai các sản phẩm và dịch vụ thẻ - Nguy cơ rủi ro hệ thống tiềm ẩn
Những điểm yếu trên đây đã gây ra những khó khăn cho Maritime Bank nói chung trong việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài có đủ khả năng về tài chính công nghệ và kinh nghiệm.
b. Đối tượng khách hàng sử dụng thẻ còn hạn chế
Thẻ mới chỉ phục vụ cho một số đối tượng khách hàng là công nhân viên, sinh viên ... còn phần đông dân cư chưa hiểu biết về thẻ, chưa coi đó là phương tiện thanh toán đa tiện ích của mình cũng như chưa có điều kiện để sử dụng thẻ.
phẩm dịch vụ
Triển khai dồn dập nhiều sản phẩm dịch vụ cùng một lúc nên việc chuẩn bị thực hiện còn gặp nhiều bỡ ngõ và khó khăn. Khối lượng công việc tăng, việc đào tạo nhân sự để đáp ứng công việc thiếu đồng bộ, chưa nắm chắc được nghiệp vụ và những thay đổi trong quá trình thanh toán thẻ.
2.2. Nguyên nhân:
• Tâm lý ưa chuộng và thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán
Trong việc chi tiêu cá nhân chưa có một công cụ TTKDTM nào thâm nhập vào đời sống người dân, người dân vẫn còn xa lạ với các giao dịch ngân hàng và các dịch vụ do ngân hàng cung ứng. Mọi khoản thu nhập gồm lương, thưởng hàng tháng đều được trả bằng tiền mặt. Trong khi đó, phát hành thẻ tín dụng lại căn cứ rất nhiều vào tài khoản cá nhân và thu nhập thực tế của khách hàng. Thực tế ngay cả khi sử dụng thẻ thì khách hàng vẫn chủ yếu dùng để rút tiền mặt từ ATM chứ không phải để chi trả tại các ĐVCNT. Điều này đã đi ngược với mục tiêu của các ngân hàng và các nhà nghiên cứu chính sách ứng dụng các phương tiện thanh toán hiện dại mang lại tiện ích cho khách hàng.
• b. Nhận thức và thu nhập của người dân
Hiện nay thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trung bình là 800USD/năm, một mức thu nhập còn thấp so với các nước trong khu vực. Bộ phận có thu nhập cao để có điều kiện sử dụng thẻ còn ít và phân tán. Đa số bộ phận người dân với mức thu nhập chỉ đủ để chi tiêu đời sống hàng ngày thì không có khả năng và cũng không cần thiết phải sử dụng thẻ trong thanh toán. Việc áp dụng thuế thu nhập, thuế VAT cũng làm ảnh hưởng tới thu nhập của người dân. Do đó nhu cầu chi tiêu sẽ không lớn và đối với họ, chi phí bỏ ra cho việc sử dụng dịch vụ thẻ là lớn so với những lợi ích của thẻ mang lại.
Hơn nữa vấn đề phát triển dịch vụ thẻ phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của người dân.
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 371/1/1999/QĐ/NHNN ngày 19/1/1999 đã tạo môi trường pháp lý tương đối đầy đủ để ngân hàng thương mại có thể phát triển nghiệp vụ thẻ của mình.
Tuy nhiên quyết định chưa đề cập đến tính đa dạng của các loại thẻ. Quy chế quy định việc phát hành thẻ phải có đảm bảo tín dụng như đối với tín dụng trung và dài hạn trong khi đó tín dụng thẻ có tính chất khác so với hai loại tín dụng trên, các cá nhân muốn sử dụng thẻ phải thế chấp, ký quỹ với tỷ lệ khá cao. Đối với việc phát hành và thanh toán thẻ quốc tế các ngân hàng kể cả ngân hàng Nhà nước cũng chưa đề cập một cách rõ ràng về các quy chế, quy định. Bất cập này còn nảy sinh do mâu thuẫn giữa quy định hiện hành về quản lý ngoại hối với cơ chế phát hành và thanh toán thẻ. Chưa có bộ luật hình sự nào chính thức về khung phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực này.
• d. Môi trường cạnh cạnh tranh
Tuy có nhiều nỗ lực đầu tư cho công nghệ nhưng so với các ngân hàng nước ngoài với các ưu thế về tài chính, kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh sẵn sàng đầu tư chiếm lĩnh thị trường thì các ngân hàng thương mại trong nước còn phải đương đầu với áp lực cạnh tranh hết sức khốc liệt. Vì vậy về kinh nghiệm chuyên môn còn thiếu, vẫn còn trục trặc trong hệ thống máy móc phát hành, thanh toán thẻ gây tổn hại cả tiền bạc và thời gian cho khách hàng, ngân hàng và cơ sở chấp nhận thẻ.
• e. Vốn đầu tư và mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ
Mặc dù, Maritime Bank đã rất quan tâm đến đầu tư công nghệ cho phát triển dịch vụ thẻ, nhưng vẫn pải mất nhiều thời gian để chỉnh sửa phần mềm, làm hạn chế tốc độ triển khai của thẻ, muốn phát triển nhiều sản phẩm thẻ thì đòi hỏi máy móc thiết bị phải hiện đại, có khả năng thực hiện nhiều giá trị gia tăng, độ tương thích caom nhưng chi phí lại rất lớn. Vốn đầu tư bị hạn chế nên không thể mua các phần mềm trọn gói với mã nguồn mở, mỗi khi nâng cấp hay sửa đổi để phát triển đa dạng các giá trị gia tăng thì lại phụ thuộc vào hợp đồng với
Hơn nữa mạng lưới dịch vụ thẻ không làm hoàn thiện nếu thiếu sự tham gia của các đơn vị chấp nhận thẻ vì họ là nơi tạo nên tiện ích của dịch vụ thẻ. Tuy nhiên, số lượng ĐVCNT hiện nay còn quá ít, loại hình chưa phong phú, phần lớn tập trung ở các địa bàn đông dân cư.
• f. Marketing và chính sách đào tạo
Công tác Marketing, tuyên truyền quảng cáo vẫn chưa thực sự tới được người dân. Chi nhánh còn hạn chế chưa mạnh dạn bỏ ra chi phí để tiếp thị sản phẩm thẻ.
Ở Việt Nam cho đến nay, chưa có một hoạt động đào tạo chuyên về thẻ nào dù là ngân hàng Nhà nước. Bời vậy để phát triển tốt trong lĩnh vực này
Maritime Bank cần phải tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học của
các tổ chức quốc tế.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG VÀPHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ NGÂN HÀNG
TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA MARITIME BANK I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA MARITIME BANK
Từ nay đến 2012 chi nhánh đã xây dựng mục tiêu mang tính dài hạn. Chi nhánh đã đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng huy động vốn phải đạt từ 60% đến 70%/năm trong đó vốn trung và dài hạn luôn phải chiếm 40% tính trên tổng nguồn vốn. Hơn nữa, chi nhánh phấn đấu đưa dư nợ tín dụng theo kế hoạch tăng 15%/năm đồng thời có các biện pháp thẩm định cá khoản tín dụng để tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ở mức 0% so với tổng nguồn vốn như năm 2010.
Đặc biệt trong mục tiêu mang tính chiến lược, chi nhánh luôn chú trọng đến chỉ số bảo toàn vốn luôn đạt ở mức 10%.
Mục tiêu trên đã định hướng một cơ cấu tài chính tăng trưởng nhanh, mạnh nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, minh bạch của nguồn vốn. Để đạt được các mục tiêu trên MARITIME BANK đã thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
- Đẩy mạnh khai thác mọi nguồn, hướng tới tạo lập cơ cấu nguồn vốn cân đối, chi phí đầu vào thấp.
- Duy trì khách hàng truyền thống, chủ động đưa ra các biện pháp thu hút vốn.
- Tăng cường số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ, tăng tiện ích tối đa cho các sản phẩm truyền thống. Xây dựng phương án triển khai hoạt động chuyển tiền nhanh VNĐ, Western Union.
- Phát triển công tác điều tra kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động tín dụng, tài chính và kế toán
cách căn bản đặc biệt là nắm bắt kịp thời công nghệ hiện đại...
Hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội phát triển song cũng không ít khó khăn thách thức. Nhưng với sự nỗ lực cố gắng hết mình của ban giám đốc và anh chị em trong chi nhánh, sẽ khắc phục được khó khăn, tận dụng cơ hội đổi mới và tiếp tục phát triển, quyết tâm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu và kế hoạch đã đề ra.