Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965)

Một phần của tài liệu Ôn thi lớp 10 THPT (Trang 36 - 37)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

- Sau thất bại trong phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960), Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến Tranh đặc biệt”

- Phương thức tiến hành: Quân đội Sài Gòn + cố vấn Mĩ + trang bị và chỉ huy Mĩ.

+ Tăng quân đội Sài Gòn: Từ 170.000 người đến năm 1961 đến 560.000 người năm 1964.

+ Lập “Ấp chiến lược”: Dồn 10 triệu dân vào 16.000 ấp chiến lược (trong tổng số 17.000 ấp toàn miền Nam).

+ Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới, vùng biển để ngăn chặn đường tiếp tế cho miền Nam.

- Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

+ 1962: Quân giải phóng đánh bại cuộc càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh...

+ 2-1-1963: Thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho), dấy lên phong trào “Thi đua ấp Bắc giết giặc lập công”.

- Từ 8-5-1963: Phong trào ở các đô thị lớn phát triển. 1-11-1963: đảo chính lật đổ chính quyền của Diệm- Nhu.

- 1964-1965: Tiến công chiến lược trên các chiến trường miền Nam. Quân ta đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

BÀI 29: CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ,CỨU NƯỚC (1965-1973)I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968) I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968)

1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam

- 3-1965: Giôn-xơn đề ra chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

+ Phương thức tiến hành: Quân Mĩ - Quân chư hầu + trang bị Mĩ + Quân đội Sài Gòn. + Mở hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.

2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ:

- Cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt”.

+ Đánh tan hai cuộc phản công mùa khô: 1965-1966 và 1966-1967. + Ta mở một loạt cuộc phản công.

+ Ở nông thôn, đấu tranh phá từng mảng ấp chiến lược, thành thị nổi lên đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

+ Vùng giải phóng mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao.

3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

- Ta tổng tiến công và nổi dậy (31-1 đến 23-9-1968).

- 37/44 tỉnh, 4/6 đô thị lớn, 64/242 quận lị đồng loạt nổi dậy.

- Ý nghĩa: Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi mã hoá” chiến tranh xâm lược.

II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965-1968)

1. Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc

- 5-8-1964: Sau khi dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Mĩ cho máy bay bắn phá một số nơi ở miền Bắc. - 7-2-1965: Mĩ ném bom Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh-Quảng Trị)...lấy cớ trả đũa việc quân Giải phóng miền Nam tiến công doanh trại Mĩ ở Plây cu.

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất

- Miền Bắc kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến.

- Toàn dân thực hiện quân sự hoá (đào đắp công sự, triệt để sơ tán...)

- Trong sản xuất, xây dựng kinh tế, ta chủ trương đẩy mạnh kinh tế địa phương, bao gồm nông, công nghiệp, giao thông vận tải, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp là mặt trận ta có nhiều tiềm năng.

- Trong hơn 4 năm (5-8-1964 đến 1-11-1968), quân dân miền Bắc đã bắn rơi, phá huỷ 3243 máy bay, trong đó 6B52, 3F111, diệt và bắt sống hàng nghìn giặc lái, bán cháy và bị thương 143 tàu chiến, tàu biệt kích của địch. Bị thiệt hại nặng ở cả 2 miền, đến 1-11-1968 Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom bắn phá miền Bắc.

3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn

- Miền Bắc luôn hướng về miền Nam, chi viện sức người, sức của... qua đường Hồ Chí Minh trên bộ, trên biển. Tính chung sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào miền Nam sau 4 năm đã tăng gấp 10 lần so với thời kì trước. (Miền Bắc đưa vào miền Nam hơn 300.000 cán bộ, bộ đội vào miền Nam tham gia chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hoá tại các vùng giải phóng, hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược....

Một phần của tài liệu Ôn thi lớp 10 THPT (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w