Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954-1960)

Một phần của tài liệu Ôn thi lớp 10 THPT (Trang 35)

“Đồng khởi” (1954-1960)

1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959)

- Tháng 8-1954, “phong trào hoà bình” ở Sài Gòn-Chợ lớn.

- Tháng 11-1954, Mĩ-Diệm tiến hành khủng bố đàn áp, nhưng phong trào vẫn tiếp tục dâng cao, lan rộng ra các thành phố Huế, Đà Nẵng...và các vùng nông thôn. Phong trào lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đảng phái, dân tộc ít người.

- Từ 1958-1959: mục tiêu thay đổi từ chính trị hoà bình chuyển sang dùng bạo lực.

2. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)

- Đạo luật 10-59, chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, sắc lệnh “Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật” của Mĩ- Diệm đã làm cách mạng bị tổn thất nặng nề:

- Đầu năm 1959, nghị quyết 15 của trung ương Đảng xác định con đường cách mạng miền Nam là: Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

+ Có nghị quyết của Đảng soi sáng, phong trào nổi dậy của quần chúng từ lẻ tẻ ở từng địa phương như: Cuộc nổi dậy Bắc Ái (2-1959), Trà Bồng(8-1959) ở Quảng Ngãi đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng bằng cuộc “Đồng khởi” với cuộc nổi dậy tiêu biểu ở Bến Tre (17-1-1960).

+ Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.

+ Cuộc “Đồng khởi” (cuối 1959 đầu 1960) đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Đồng thời là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ tế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Ngày 20-12-1960, mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, nhằm tập hợp rộng rãi quần chúng tiến hành đấu tranh chống Mĩ-Nguỵ.

Một phần của tài liệu Ôn thi lớp 10 THPT (Trang 35)