Nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

Một phần của tài liệu Ôn thi lớp 10 THPT (Trang 33 - 35)

1. Ý nghĩa lịch sử

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kĩ trên đất nước ta.

- Bảo vệ được thành quả của cách mạng tháng Tám.

- Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam.

- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.

- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh. một dân tộc dù đất không rộng, người không đông nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do, có đường lối quân sự, chính trị đúng đắn, được sự ủng hộ của quốc tế, thì hoàn toàn có khả năng giành thắng lợi.

2. Nguyên nhân thắng lợi

- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với đường lối đúng đắn: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Được tiến hành trong điều kiện có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu phương vững chắc.

- Có tinh thần đoàn kết giữa ba nước Đông Dương và sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.

CHƯƠNG VI

VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

BÀI 28

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965)

1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

- Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp định giơ-ne-vơ 1954 về ngừng bắn, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực tiến tới tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất đất nước.

- Thực dân Pháp chỉ thực hiện điều khoản ngừng bắn, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực-tức rút hết quân khỏi miền Bắc-sau thời hạn qui định 300 ngày (đến 22-5-1955) và sau đó rút hết quân khỏi miền Nam sau thời hạn qui định 2 năm (đến 5-1956). Nhưng Pháp không thực hiện các điều khoản còn lại, trong đó có việc tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Nam-Bắc Việt Nam.

+ Chính quyền Ngô Đình Diệm ở Miền Nam (do Mĩ dựng lên và trực tiếp chỉ đạo) ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.

II.Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất,khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954- 1960)

1.Hoàn thành cải cách ruộng đất

- Trong hơn 2 năm (1954-1956), miền bắc tiến hành tiếp 4 đợt cải cách ruộng đất. Tính chung toàn bộ 5 đợt (kể cả đợt 1 trong kháng chiến), cách mạng đã lấy từ địa chủ hơn 81 vạn hecta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 2 triệu nông cụ đem chia cho nông dân nghèo, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”.

- Trong cải cách ruộng đất, chúng ta phạm một số sai lầm, sai lầm đó được Đảng, Chính phủ phát hiện và kịp thời sửa chữa. Công tác sửa sai được tiến hành trong cả năm 1957.

2. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

- Nông nghiệp:

+ Khai phá ruộng hoang, sửa chữa hệ thống đê điều, sắm công cụ... + Cuối 1957, sản lượng lương thực đạt mức trước chiến tranh. - Công nghiệp:

Khôi phục các nhà máy, xí nghiệp, xây dựng thêm một số nhà máy, xí nghiệp mới. - Thủ công nghiệp:

Có nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất. - Thương nghiệp:

Mở nhiều cửa hàng mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán để cung cấp hàng hoá cho nhân dân, giao lưu hàng hoá giữa các địa phương.

Miền Bắc có quan hệ buôn bán với 27 nước. - Giao thông vận tải:

Sửa chữa xây dựng mới gần 700km đường sắt, hàng nghìn km đường bộ...

3. Cải tạo quan hệ sản xuất,bước đầu phát triển kinh tế - văn hoá(1958-1960)

a.Cải tạo xã hội chủ nghĩa:

- Trong 3 năm (1958-1960), Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh, khâu chính là hợp tác hoá nông nghiệp.

- Kết quả cải tạo là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh.

- Trong phát triển kinh tế, trọng tâm là kinh tế quốc doanh, miền Bắc đạt được một số thành tựu đáng kể. Từ 97 xí nghiệp trong năm 1957, đến năm 1960 đã có 172 xí nghiệp do trung ương quản lí và trên 500 xí nghiệp do địa phương quản lí.

- Những tiến bộ về mặt kinh tế đã tạo điều kiện cho sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế phát triển. Hệ thống giáo dục phổ thông được hoàn chỉnh và mở rộng với số học sinh năm 1960 tăng 80% (so với năm 1957). Cơ sở y tế năm 1960 tăng hơn 11 lần so với năm 1955. Đời sống văn hoá, trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân được nâng lên.

Một phần của tài liệu Ôn thi lớp 10 THPT (Trang 33 - 35)