Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phòng ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 37)

- NH Đầu tư và phát triển Việt Nam 1,7 1,8 2,1 2,2 3,2 NH Nông nghiệp và phát triển nông

3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phòng ngừa rủi ro.

Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng thường xuyên gặp rủi ro, vì vậy cần có 1 cơ chế vận hành khép kín về thời gian kể từ khi cho vay đến khi thu hết vốn và lãi. Nhưng cho tới nay, các NHTM Việt Nam chưa thực sự chủ động phòng ngừa rủi ro, chỉ đến khi đã xảy ra rủi ro thì mới tìm biện pháp giải quyết, khắc phục. Do đó, thực tế hiện nay ở nước ta là các ngân hàng cần chú trọng hơn đến việc phát triển hệ thống thông tin quản lý và các biện pháp phòng tránh rủi ro. Ngân hàng cần tăng cường kiểm tra định kỳ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như kiểm tra giá trị bảo đảm khoản vay qua giá trị thị trường của tài khoản đảm bảo. Đồng thời cũng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ ngân hàng để tránh tình trạng thoái hoá của cán bộ, nhân viên ngân hàng dẫn đến vi phạm các nguyên tắc.

Ngoài việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, các NHTM còn cần phải có các biện pháp để phân tán rủi ro. Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hoá hoạt động tức là dàn trải tổng giá trị ngân quỹ có được vào nhiều loại tài sản

khác nhau. Ngân hàng cũng có thể lập quỹ dự phòng rủi ro và tham gia bảo hiểm tín dụng hoặc đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư tức là không cho vay một doanh nghiệp hay một ngành một khoản tín dụng quá lớn.

Rủi ro thường gặp nhất trong kinh doanh ngân hàng là rủi ro tín dụng tức là người vay không trả được nợ. Vì vậy biện pháp tối ưu nhất để phân tán được rủi ro là phải sàng lọc, giám sát để chọn ra những khách hàng có triển vọng tốt. Điều này cũng góp phần làm giảm rủi ro đạo đức tức là người vay cố tình không trả nợ.

Mặc dù đã áp dụng nhiều cách thức khác nhau nhưng các nhà quản lý cho vay vẫn phải có biện pháp chắc chắn hơn để buộc người vay hoàn thành trả nợ hoặc lường trước các tình huống bất ngờ khiến người vay không trả được nợ. Đó là hình thức bảo đảm, thế chấp hoặc bảo lãnh. Để thực hiện hình thức này, các ngân hàng cần định giá tài sản đảm bảo một cách chính xác nhằm góp phần xác định một phần mức hay hạn mức cấp tín dụng. Tuy nhiên cũng cần năng động trong việc xác định mức vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo để việc kinh doanh của ngân hàng có thể được thực hiện. Ở đây các ngân hàng phải đề ra những đối sách năng động, linh hoạt, phù hợp để đảm bảo được nguồn vốn cho vay đồng thời vẫn có lợi nhuận mà lại giữ được khách hàng. Bên cạnh các biện pháp trên, các NHTM cần duy trì dự trữ, kiểm soát thanh khoản của tài sản và duy trì vốn tự có nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và sự an toàn của ngân hàng.

Có thể nói việc tăng hiệu lực kiểm tra giám sát, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng là vô cùng cần thiết và cấp bách. Nó nhằm phát hiện sớm những lệch lạc, nguy cơ có thể dẫn đến đổ vỡ, kiên quyết xử lý bằng các biện pháp sáp nhập, giải thể, rút giấy phép kinh doanh với những ngân hàng không đủ điều kiện tồn tại hoặc vi phạm nghiêm trọng luật pháp Nhà nước. Qua đó kịp thời chấn chỉnh với tinh thần xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w